Không phải Trung Quốc, chính Nhật Bản mới là đất nước chuyên làm hàng nhái đầu tiên trên thế giới
Không phải Trung Quốc, chính Nhật Bản mới là đất nước chuyên làm hàng nhái đầu tiên trên thế giới
Một tác phẩm xuất sắc dành cho những ai muốn hiểu điều gì thực sự quyết định thành công của một nền kinh tế—Bill Gates.

Trong cuốn "Châu Á vận hành như thế nào", Joe Studwell nói: "Nhật Bản Minh Trị bắt đầu triển khai chính sách công nghiệp vào những năm 1870 cũng như nước phổ đã bắt đầu vào cuối thế kỉ 18, bằng cách mở cửa một loạt những nhà máy quốc doanh thí điểm trong các ngành công nghiệp cơ bản. Cũng như ở Phổ, hầu hết các nhà máy này đều thua lỗ nhưng chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị cho thất bại ban đầu khi những nhà đầu tư cá nhân không dám mạo hiểm bỏ vốn vào những doanh nghiệp họ không hiểu rõ.

Nhật Bản đã làm như người Phổ khi mua và sao chép các máy móc của người Anh và thuyết phục những kĩ sư người Anh làm việc cho họ - bất chấp các quy định pháp luật của Anh về ngăn cấm hành động này. Từ vài trăm người nước ngoài làm việc tại Nhật, chỉ sau 10 năm con số này đã tăng lên vài ngàn.

Vào năm 1843, khi Anh bãi bỏ những hạn chế cuối cùng trong xuất khẩu máy móc, Nhật Bản bị gây áp lực phải kí những thỏa thuận về bản quyền và tác quyền quốc tế nhưng họ đã phớt lờ chúng. Những thứ gọi mà phương Tây gọi là “đồ nhái” thì trong văn hóa Nhật người ta gọi là “sự đồng thuận” (許容、受け入れ)và sau đó một thời gian gọi là “sự tiếp thu” (adoption - 模倣).

Sử gia về Nhật Bản William Lockwood viết rằng: “Các thỏa thuận không thể cản trở người Nhật sao chép các thiết kế của nước ngoài vẫn luôn bị các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phàn nàn. Các sản phẩm bắt chước của Nhật Bản là những sản phẩm phỏng theo giá rẻ, công nghệ thấp và bị người nước ngoài chế giễu là rẻ tiền và thô sơ. Thực tế chúng là các sản phẩm tiêu dùng rất gần gũi với những người ở nông thôn—thị trường quan trọng bậc nhất.

Như tất cả các quốc gia đang phát triển khác, vào những năm 1880 người Nhật bắt đầu bằng dệt may, một ngành kinh doanh không đòi hỏi nhiều vốn và luôn có sẵn thị trường. Sau đó chính phủ Nhật nâng thuế nhập khẩu bông tho và chuyển Nhật Bản theo phong cách Đức. Chính phủ hi sinh quyền lợi của người dân trồng bông nội địa đã từng được bảo hộ trước đó cho các công ty trong ngành và đến năm 1914 sản phẩm dệt may đã chiếm 60% tỉ lệ xuất khẩu của Nhật Bản. Thế Chiến thứ nhất ra đời sau đó làm gián đoạn sản lượng công nghiệp của châu u, cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tiếp cận các thị trường thuộc địa với các hàng hóa cơ bản như dệt may, xe đạp, thực phẩm, đóng hộp,v...v...

Và Nhật Bản đã thành công, thậm chí còn là một quốc gia “copy” vĩ đại. Và nó vẫn được áp dụng cho tới tận thập niên 60-70 sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Đa phần các sản phẩm dưới đây đều là những bước chuyển mình mạnh mẽ trong kì tích Nhật Bản hồi sinh lại một đất nước từng là kẻ thất bại sau Thế chiến.

Dù sao thì sau khi trải qua một thời kỳ 'copycat' thì giờ đây Nhật Bản cũng đang là nền kinh tế xếp trong Top 5 và đã từng chiễm chệ ở một vị trí thứ 2 của thế giới. Đưa ra một cái nhìn mềm mỏng hơn, Studwell cho rằng 'học hỏi' từ lâu đã là một văn hóa nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử phát triển của Nhật Bản. Văn hóa này cũng giúp Nhật Bản dần dần lớn mạnh để đạt vị thế như lúc này.

Từ năm 1952, sản lượng sản xuất và khai mỏ của Nhật Bản tăng hơn 10 lần trong hai thập kỉ. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tăng trưởng kinh tế hai chữ số một cách bền vững. Rất nhiều người nghĩ rằng quốc gia này đã khám phá ra một hình thức quản trị kinh tế mới và không thể đánh bại. Thực tế Nhật Bản chỉ làm lại những ý tưởng cũ và phát triển từ người Đức trước đó. Hơn nữa dù năng lực của người Nhật rất ấn tượng nhưng nó cũng chẳng thấm vào đâu so với Hàn Quốc và Đài Loan, hai cựu thuộc địa của nó trước đây rất nghèo trước khi bước vào hành trình chuyển mình.

Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử của thời kì hòa bình ổn định, xen lẫn các xung đột đang diễn ra. các bạn có thể tìm đọc combo Trật tự thế giới, Sự va chạm giữa các nền văn minh, Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới.

Tags: