Bảng liệt kê những vấn đề mới cần giải quyết của con người
Ở bình minh của nghìn năm thứ ba, loài người thức dậy, dụi mắt và duỗi chân tay. Dấu vết còn lại của một vài ác mộng khủng khiếp vẫn đang bập bềnh trong não thức của nó. “Đã có một gì đó với rào thép gai, và đám mây hình nấm khổng lồ. Ồ thôi, đó đã chỉ là một ác mộng.” Sau khi vào phòng tắm, loài người rửa mặt, xem xét những nếp nhăn của mình trong gương, rồi làm một cốc cà phê và mở quyển sổ ghi chú hằng ngày. “Hãy xem có gì trong agenda ngày hôm nay.”
Qua hàng nghìn năm, lời đáp cho câu hỏi này đã giữ yên không đổi. Cũng vẫn ba vấn đề đã chiếm trọn lo lắng của dân chúng nước Tàu thế kỷ XX, của India thời Trung cổ, và của Egypt thời cổ. Nạn đói, bệnh dịch hạch và chiến tranh đã luôn luôn đứng ở đầu danh sách. Những thế hệ nối tiếp thế hệ, con người đã cầu nguyện với mọi gót, thần và thánh, và đã phát minh vô số những dụng cụ, những tổ chức và hệ thống xã hội – hàng triệu người vẫn chết vì đói, những bệnh dịch và bạo lực. Nhiều nhà tư tưởng và tiên tri tôn giáo đã kết luận rằng nạn đói, bệnh dịch hạch và chiến tranh phải là một phần thiết yếu, không thể thiếu trong kế hoạch vũ trụ toàn bộ của Gót, hay của bản chất không toàn hảo của chúng ta, và không gì trừ sự tận cùng của thời gian sẽ giải thoát chúng ta khỏi chúng.
Thế nhưng ở bình minh của nghìn năm thứ ba, loài người bắt đầu nhận thức một hiện thực kinh ngạc tuyệt diệu. Hầu hết mọi người hiếm khi nghĩ về nó, nhưng trong vài mười-năm vừa qua, chúng ta đã xoay sở để kiểm soát được nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Dĩ nhiên, những vấn đề này đã vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn, nhưng chúng đã được chuyển dạng từ những sức mạnh tưởng không thể hiểu và không kiểm soát được của tự nhiên vào thành những thách đố có thể quản trị được. Chúng ta không cần phải cầu nguyện với bất kỳ một gót hay thánh thần nào, để cứu chúng ta thoát khỏi chúng. Chúng ta biết khá rõ những gì cần làm ngõ hầu để phòng ngừa nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh – và thường thường chúng ta thành công trong việc đó.
Đúng, vẫn còn có những thất bại đáng kể; nhưng khi chạm mặt với những thất bại như vậy, chúng ta thôi không còn nhún vai và nói, “Vâng, đó là lối những sự việc tiến hành như thế trong thế giới không toàn hảo của chúng ta”, hay “Ý Gót đã được hiển hiện”. Đúng hơn, khi nạn đói, bệnh dịch hoặc chiến tranh bùng nổ ngoài kiểm soát của chúng ta, chúng ta cảm nhận rằng một ai đó hẳn đã quản lý sai lầm, đã làm hỏng sự việc, chúng ta lập một ủy ban điều tra, và tự hứa rằng lần tới, chúng ta sẽ làm tốt hơn. Và điều đó thực sự làm nên việc. Những tai ương như vậy thực sự xảy ra ít hơn và bớt thường xuyên hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, ngày nay nhiều người chết vì ăn quá nhiều hơn chết vì thiếu ăn, phải ăn quá ít; nhiều người chết vì tuổi già hơn chết vì những bệnh truyền nhiễm; và số người chết vì tự tử nhiều hơn con số kết hợp gồm những người (dân thường) bị những người lính, những người khủng bố và những tội phạm giết chết. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, một người trung bình thì có nhiều xác xuất chết vì ăn uống quá độ trong (những hiệu thuộc loại) bán thức ăn nhanh McDonald hơn chết vì hạn hán, hay dịch sốt Ebola, hay một vụ tấn công của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Do đó, mặc dù những chủ tịch, những CEO (nhân viên điều khiển, đứng đầu công ty) và những tướng lãnh vẫn có những agenda hàng ngày của họ đầy những khủng hoảng về kinh tế và về những xung đột quân sự, nhưng trên tầm mức vũ trụ của lịch sử, loài người có thể ngước mắt mình lên và bắt đầu nhìn về phía những chân trời mới. Nếu quả thực sau khi chúng ta mang nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh về dưới kiểm soát, những gì sẽ thay thế chúng ở đầu agenda của con người? Giống như những người lính chữa lửa trong một thế giới không có lửa, vì vậy loài người trong thế kỷ XXI cần hỏi mình một câu hỏi trước giờ chưa từng có: chúng ta sắp sửa sẽ làm gì với chính chúng ta? Trong một thế giới lành mạnh, thịnh vượng và an thuận, những gì sẽ đòi hỏi sự chú ý và sự khôn ngoan khéo léo của chúng ta? Câu hỏi này trở nên khẩn cấp gấp đôi với những quyền năng to lớn mới mà công nghệ sinh học và công nghệ thông tin đang cung cấp cho chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì với tất cả sức mạnh đó?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải nói thêm một vài lời về nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Tuyên bố rằng chúng ta đang đem chúng về dưới kiểm soát có thể đập vào nhiều người như quá đáng, cực kỳ ngây thơ, hoặc cũng có thể là nhẫn tâm. Thế còn về hàng tỉ người vẫn sống trong cùng cực nghèo đói dưới mức $ 2 một ngày thì sao? Thế còn khủng hoảng về bệnh AIDS đang diễn ra ở Africa, hay những cuộc chiến tranh vẫn đang lan tràn dữ dội ở Syria và Iraq? Để trả lời cho những bận tâm này, chúng ta hãy có một cái nhìn gần hơn vào thế giới của những năm đầu thế kỷ XXI, trước khi thăm dò agenda của con người trong những mười năm tới.
Đường Biểu đồ chỉ Mức Sinh sống Nghèo đói
Chúng ta hãy bắt đầu với nạn đói, vốn trong hàng nghìn năm đã từng là kẻ thù ác hại nhất của loài người. Cho đến gần đây, hầu hết loài người sống mấp mé trên chính đường phân ranh của biểu đồ về tình trạng nghèo đói sinh học, dưới đường ranh đó, người ta quị ngã vì thiếu dinh dưỡng và đói. Một lầm lẫn nhỏ hay một chút kém may mắn, đều có thể dễ dàng thành một án tử hình cho cả gia đình, hay cả làng. Nếu mưa lớn phá hủy vụ lúa mì đang trồng của bạn, hoặc bọn cướp lấy mất đàn dê của bạn, bạn và những người thân yêu của bạn cũng có thể bị chết đói. Bất hạnh hay ngu dốt ở mức độ tập thể dẫn đến những nạn đói tập thể. Khi hạn hán nghiêm trọng giáng xuống Egypt thời Cổ, hay India thời Trung cổ, không phải là không thông thường nếu 5 hay 10 phần trăm dân số bị thiệt mạng. Thức ăn đã trở thành khan hiếm; vận chuyển đã quá chậm và quá tốn kém để có thể nhập khẩu được đủ thức ăn; và những chính quyền đã quá yếu kém để có thể cứu vãn tình thế kịp thời.
Hãy mở bất kỳ một cuốn sách lịch sử nào, và có nhiều xác xuất là bạn sẽ bắt gặp những ghi chép kinh hoàng về những tập thể dân cư chết vì đói, hóa điên vì đói. Tháng 4 năm 1694, một công chức nước France ở thị trấn Beauvais đã mô tả tác động của nạn đói và giá thức ăn tăng cao, nói rằng tất cả khu vực của ông bây giờ đã đầy một “số không đếm nổi những linh hồn đáng thương, yếu đuối và xác sơ vì đói, cơ cực và chết vì không có gì ăn, bởi không có việc làm, hoặc không có ai thuê làm, họ không có tiền mua bánh mì. Tìm cách để kéo dài mạng sống của họ thêm một chút, và để xoa dịu cơn đói của họ phần nào, những người dân nghèo ăn những thứ dơ bẩn, nhiễm trùng những con mèo và nạo thịt những xác ngựa bị lột chỉ còn da và đã quăng vào những bãi phân. [Những người khác uống] máu sống khi những con bò và trâu bị giết thịt, và [ăn] những đồ thừa vứt đi từ bên trong con thịt, vốn người đầu bếp đã ném ra đường. Những người cùng khốn nghèo khổ khác ăn cây nettle và cỏ dại, hoặc rễ và những loại lá cây mà họ luộc với nước sôi” ].
Những cảnh tương tự đã diễn ra trên toàn nước France. Thời tiết xấu đã hủy hoại những vụ thu hoạch khắp vương quốc này trong hai năm trước, vì vậy sang mùa xuân 1694, những kho trữ thức ăn đã hoàn toàn trống rỗng. Người giàu đòi những giá cắt cổ cho bất cứ thức ăn nào mà họ đã xoay sở tích trữ được, và người nghèo chết hàng loạt. Khoảng 2,8 triệu người France – 15 phần trăm dân số – đã chết vì đói giữa những năm 1692 và 1694, trong khi “Vua Mặt Trời” Louis XIV bỡn cợt ve vãn với những phi tần của ông trong điện Versailles. Năm sau đó, 1695, nạn đói đã xảy ra ở Estonia, giết chết một phần năm dân số. Năm 1696 đến lượt Finland, nơi có từ một phần tư đến một phần ba số dân chúng chết. Scotland đã bị nạn đói trầm trọng giữa những năm 1695 và 1698, một số quận bị mất đến 20 phần trăm của dân cư của họ. ]
Hầu hết bạn đọc có lẽ biết mình sẽ cảm thấy thế nào khi bạn lỡ bữa ăn trưa, hay khi bạn nhịn ăn trong những ngày lễ của một số tôn giáo , hoặc khi bạn sống một vài ngày chỉ uống toàn nước rau ép trong những chế độ ăn kiêng ‘kỳ diệu’ (để giảm béo, nặng). Nhưng còn cảm thấy thế nào khi bạn không ăn gì liên tục đã nhiều ngày, và bạn cũng tuyệt không biết gì về việc đến lúc nào mới có được một mẩu thức ăn kế tiếp? Hầu hết mọi người thời nay đã chưa bao giờ phải trải qua sự hành hạ thống khổ tột cùng này. Nhưng tổ tiên chúng ta, than ôi, biết nó quá rõ. Khi họ kêu cầu với Gót, “Giải cứu chúng con khỏi nạn đói!” , Đây là những gì họ đã có trong đầu.
Trong trăm năm vừa qua, những phát triển kỹ thuật, kinh tế và chính trị đã tạo ra một mạng lưới an toàn ngày càng mạnh mẽ phân rẽ loài người khỏi đường vẽ mức nghèo khổ về sinh học. Nạn đói tập thể thỉnh thoảng vẫn tấn công một số khu vực, nhưng chúng là những ngoại lệ, và hầu như chính trị của con người luôn luôn gây ra chúng, chứ không phải những thảm họa thiên nhiên. Trong hầu hết những phần của quả đất, ngay cả nếu một người bị mất việc và tất cả tài sản của mình, người ấy sẽ không phải chết đói. Những chương trình bảo hiểm tư nhân, những cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế ngoài chính phủ có thể sẽ không cứu người ấy khỏi đói nghèo, nhưng họ sẽ cung cấp cho người ấy với đủ số lượng caloriri hàng ngày để sống sót. Ở mức độ tập thể, mạng lưới thương mại thế giới biến những hạn hán và lũ lụt vào thành những cơ hội kinh doanh, và khiến việc khắc phục nhanh và rẻ cho tình trạng thiếu thức ăn thành điều có thể làm được. Ngay cả khi có những chiến tranh, động đất hay tsunami tàn phá toàn thể những quốc gia, những nỗ lực quốc tế thường thành công trong việc ngăn ngừa nạn đói. Mặc dù hàng trăm triệu người vẫn chịu đói hầu như mỗi ngày, nhưng trong hầu hết những quốc gia, có rất ít người thực sự chết vì đói.
Nghèo chắc chắn gây ra nhiều những vấn đề khác về sức khỏe, và thiếu dinh dưỡng sẽ rút ngắn tuổi sống lâu ngay cả trong những nước giàu nhất trên trái đất. Ở France, lấy thí dụ, 6 triệu người (khoảng 10 phần trăm dân số) chịu khổ vì nạn dinh dưỡng bấp bênh. Họ thức dậy buổi sáng không biết liệu họ có bất cứ gì để ăn cho bữa trưa; họ thường đi ngủ đói; và dinh dưỡng họ có được thì không cân bằng và không lành mạnh – rất nhiều tinh bột, đường và muối, và không đủ protein và vitamins. ] Nhưng nạn ‘dinh dưỡng bấp bênh thất thường’ không phải là nạn đói, và France của những năm đầu thế kỷ XXI không phải là France của năm 1694. Ngay cả trong những khu ổ chuột tồi tệ nhất xung quanh Beauvais hay Paris, người ta không chết vì họ đã không có gì ăn trong nhiều tuần liền.
Cùng biến chuyển tương tự đã xảy ra trong nhiều những nước khác, ghi nhận rõ nhất là nước Tàu. Qua hàng nghìn năm, nạn đói đã đuổi theo mỗi triều đại của nước Tàu, từ Hoàng Đế Vàng đến Chủ tịch Đỏ Mao. Một vài mười năm trước đây, ‘China’ đã là một lối nói tắt cho tình trạng thiếu lương thực. Hàng chục triệu người Tàu bị đói đến chết trong thảm họa Bước Nhảy Vọt Vĩ đại, và những nhà chuyên môn đều thường xuyên dự đoán theo thói quen rằng vấn đề sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1974, Hội nghị Lương thực Thế giới đầu tiên đã được triệu tập tại Rome, và những phái đoàn đã nghiên cứu để giải quyết những màn cuối của vở kịch tận thế. Họ đã được cho biết rằng không có cách nào để nước Tàu nuôi hàng tỉ người của nó, và rằng đất nước đông dân nhất thế giới đã đang lao về phía thảm họa. Trong thực tế, nó đã đang lao về phía phép lạ kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Kể từ năm 1974, hàng trăm triệu người Tàu đã thoát khỏi nghèo đói, và mặc dù hàng trăm triệu khác vẫn còn chịu khổ vì tình trạng thiếu thốn và thiếu dinh dưỡng, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử của nó, nước Tàu bây giờ đã thoát được nạn đói.
Thật vậy, trong hầu hết những quốc gia ngày nay, ăn quá nhiều đã trở thành một vấn đề còn tồi tệ hơn so với nạn đói. Vào thế kỷ XVIII, Marie Antoinette đã bị lên án là khuyên đám dân chúng đang chết đói rằng nếu họ hết bánh mì, họ chỉ nên ăn bánh ngọt để thay thế! Ngày nay, những người nghèo đã tuân theo lời khuyên này từng chữ một. Trong khi những dân cư giàu có của Beverly Hills ăn sàlách rau diếp trộn, và đậu phụ hấp với quinoa, trong những khu ổ chuột và những khu da đen, những người nghèo ngốn ngấu những bánh ngọt Twinkie, quà vặt Cheetos , và những hamburger và pizza. Trong năm 2014, hơn 2,1 tỉ người thừa cân, so với 850 triệu người bị thiếu dinh dưỡng. Một nửa loài người được đoán trước rằng đến năm 2030 sẽ bị bệnh thừa cân. ] Năm 2010, nạn đói và thiếu dinh dưỡng kết hợp, đã giết chết khoảng 1 triệu người, trong khi bệnh béo phì đã giết chết 3 triệu người. ]
Những đoàn tàu biển phá hoại mắt không thấy
Sau nạn đói, kẻ thù lớn thứ hai của loài người đã là những bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm. Những thành phố sầm uất kết nối bởi một dòng chảy không ngừng của những nhà buôn, nhân viên chính quyền và người đi hành hương tôn giáo, đã vừa là khối đá làm nền cho văn minh con người và là một nơi sinh sản lý tưởng cho những pathogen . Dân chúng sinh sống ở Athens thời cổ, hay ở Florence thời trung cổ, bởi thế đều biết rằng họ có thể ngã bệnh và tuần tới sẽ chết, hoặc một bệnh dịch lớn có thể đột nhiên bùng nổ và hủy hoại trọn gia đình họ trong một cú ‘trời giáng’.
Sự bùng phát loại như thế nổi tiếng nhất, được đặt tên là Cái chết Đen (Black Death), đã bắt đầu vào những năm 1330, đâu đó ở vùng phía đông hay vùng giữa của Asia; khi bacteria Yersinia pestis, sống trong loài bọ chét, bắt đầu gây bệnh cho những người bị bọ chét cắn. Từ đó, trên lưng của một đội quân gồm những đàn chuột và bọ chét, bệnh dịch hạch lây nhanh, lan khắp Asia, Europe và Bắc Africa, chỉ cần chưa đến hơn hai mươi năm để vươn tới những bờ của biển Atlantic. Khoảng từ 75 triệu đến 200 triệu người chết – nhiều hơn một phần tư dân số của Eurasia. Ở England, mười người chết bốn, và dân số đã giảm từ trên 3,7 triệu người trước bệnh dịch đến dưới 2,2 triệu sau bệnh dịch. Thành phố Florence mất 50.000 trong số 100.000 dân cư của nó. _(Tel_Aviv:_Dvir,_1990),_427.]]
Những nhà cầm quyền đã hoàn toàn bất lực khi chạm mặt với thảm họa. Ngoại trừ việc tổ chức những lễ cầu nguyện và diễn hành tập thể, họ tuyệt không có ý tưởng gì về việc phải làm thế nào để ngăn chặn bệnh dịch lan tràn – chưa nói đến việc chữa chạy nó. Đến tận thời nay, con người đã đổ lỗi những bệnh tật cho không khí xấu, những con quỉ độc ác và những gót tức giận, và đã không nghi ngờ đến sự hiện hữu của bacteria và virus. Mọi người đã dễ dàng tin vào những thiên thần và những nàng tiên tí hon, nhưng họ không thể tưởng tượng rằng một con bọ chét, hay một giọt nước nhỏ có thể chứa đựng cả một đoàn tàu của những con thú săn giết con người.
Cái chết Đen đã không phải là một biến cố duy nhất, thậm chí cũng không phải là bệnh dịch hạch tồi tệ lón nhất trong lịch sử. Có những bệnh dịch lớn khốc hại hơn nhiều, đã tấn công America, Australia và những quần đảo Pacific, theo chân của những người Europe đầu tiên. Những người thám hiểm và những người đến định cư này, tất cả đều vô tình không biết, đã mang theo người họ những bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới đối với những người bản xứ, khiến những người này không có khả năng miễn nhiễm để có thể chống lại chúng. Như một hậu quả, số dân chúng địa phương chết đã lên đến 90 phần trăm. ]
Ngày 05 Tháng 3/1520 một đoàn tàu biển nhỏ của Spain rời Cuba trên đường tới Mexico. Đoàn tàu chở 900 người lính Spain cùng ngựa, vũ khí và một số nô lệ người Africa. Một trong những người nô lệ, Francisco de Eguía, đã mang trong người người này một món hàng hóa hết sức độc hại chết người. Francisco không biết điều đó, nhưng đâu đó trong số hàng nghìn tỉ tế bào của ông, đã có một quả bom sinh học đang tíc tắc đếm lùi đến giờ nổ của nó: virus bệnh đậu mùa. Sau khi Francisco đặt chân lên đất Mexico, virus trong cơ thể của ông bắt đầu nhân lên theo cấp số nhân, cuối cùng bùng ra trên khắp da ông, tất cả thành một một trận ngứa khủng khiếp. Francisco lên cơn sốt và đã được đưa vào nằm trong nhà của một gia đình người bản xứ America, ở thị trấn Cempoallan. Ông đã lây bệnh cho những người của gia đình này, những người này lây cho những láng giềng của họ. Trong vòng mười ngày, Cempoallan đã thành một bãi tha ma. Những người chạy trốn nó, đã mang bệnh từ Cempoallan lây sang những thị trấn gần đó. Khi thị trấn này sau thị trấn khác quị ngã vì bệnh dịch, những làn sóng mới gồm những người tị nạn hoảng sợ đã lây bệnh dịch cho khắp Mexico và xa hơn.
Người Maya ở bán đảo Yucatán đã tin rằng ba gót ác độc – Ekpetz, Uzannkak và Sojakak – đã bay từ làng này sang làng khác vào ban đêm, đã làm người ta bị nhiễm bệnh. Người Aztec đổ lỗi cho những gót Tezcatlipoca và Xipe, hoặc có lẽ cho ‘những bùa phép hại người’ của người da trắng. Những thày tu và những thày thuốc được hỏi ý kiến. Họ khuyên cầu nguyện nhiều, tắm nước lạnh, chà xát cơ thể với dầu hắc ín và dí bẹp những bọ cánh cứng màu đen rồi miết chúng chết trên những vết loét. Không điều nào đã giúp vào việc chữa bệnh. Hàng chục ngàn xác chết nằm thối rữa trên đường cái, không ai dám đến gần và chôn cất. Nhiều gia đình chết sạch nội trong một vài ngày, và nhà chức trách đã ra lệnh kéo xập nhà họ, rồi vùi tất cả những xác chết ở dưới. Trong một số khu dân cư, dân số đã chết mất một nửa.
Tháng 9/1520, bệnh dịch lan đến Thung lũng Mexico, và vào tháng Mười, nó vào tới ngưỡng cửa Tenochtitlan, kinh đô Aztec – một thành phố tráng lệ với 250.000 cư dân. Trong vòng hai tháng, ít nhất một phần ba dân số thiệt mạng, gồm cả hoàng đế Aztec Cuitlahuac. Trái lại, tháng 3/1520, khi hạm đội Spain đến, Mexico là quê hương của 22 triệu dân, nhưng vào tháng 12 năm đó, chỉ 14 triệu vẫn còn sống. Bệnh đậu mùa chỉ là cú đánh đầu tiên. Trong khi những người chủ Spain mới đương bận rộn vơ vét, làm giàu bằng ăn cướp và bóc lột những người bản xứ, những đợt sóng chết người của bệnh cúm, bệnh sởi và những bệnh truyền nhiễm khác đánh vào Mexico, làn trước tiếp làn sau, cho đến năm 1580 dân số của nó đã giảm xuống dưới 2 triệu. ]
Hai thế kỷ sau, vào ngày 18 tháng 1 năm 1778, một nhà thám hiểm người Anh, thuyền trưởng James Cook, đã vượt biển đến Hawaii. Quần đảo Hawaii có dân cư đông đảo nửa triệu người, là những người đã sống cô lập hoàn toàn với cả (hai lục địa) Europe và America, và do đó đã chưa bao giờ từng tiếp xúc với những bệnh tật của người Europe và người America. Thuyền trưởng Cook và những thủy thủ của ông đã đưa vào Hawaii những pathogen đầu tiên của bệnh cúm, bệnh lao và bệnh syphilis. Những người tiếp theo đến từ Europe đã mang thêm bệnh thương hàn và bệnh đậu mùa. Đến năm 1853, chỉ còn 70.000 người sống sót ở Hawaii. _(Tel_Aviv:_Am_Oved,_2002),_167.]]
Bệnh dịch tiếp tục giết chết hàng chục triệu người trong thế kỷ XX. Trong tháng 1 năm 1918, những người lính trong những chiến hào ở miền bắc France, họ đã bắt đầu chết hàng ngàn vì một loại bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm, có biệt danh là “Cúm Spain”. Chiến tuyến này đã là điểm cuối của mạng lưới hậu cần thế giới hiệu quả nhất thế giới được biết đến khi ấy. Người và súng đạn đã được đổ vào từ Anh, America, India và Australia. Dầu đã được gửi đến từ Trung Đông, ngũ cốc và thịt bò từ Argentina, cao su từ Malaya và đồng từ Congo. Để đổi lại, tất cả đều đã nhận được Cúm Spain. Trong vòng vài tháng, khoảng nửa tỉ người – một phần ba dân số thế giới – rũ gục xuống với virus. Ở India nó giết chết 5 phần trăm dân số (15 triệu người). Ở đảo Tahiti, 14 phần trăm chết. Ở Samoa, 20 phần trăm. Ở những mỏ đồng của Congo, một trong số năm người lao động thiệt mạng. Nhìn chung bệnh dịch lớn này làm chết từ 50 triệu đến 100 triệu người trong vòng chưa đầy một năm. Thế chiến thứ Nhất đã giết chết 40 triệu từ 1914 đến 1918. .]
Bên cạnh những trận dịch truyền nhiểm lớn như những tsunami như vậy, vốn đánh vào loài người mỗi vài mười-năm, người ta cũng phải chạm mặt với những trận sóng nhỏ hơn nhưng xảy ra thường hơn, của những bệnh truyền nhiễm, làm chết hàng triệu người mỗi năm. Trẻ em thiếu khả năng miễn nhiễm là đặc biệt ứng nhạy với chúng, vì thế chúng thường được gọi là “những bệnh thời thơ ấu”. Cho đến đầu thế kỷ XX, khoảng một phần ba trẻ em đã chết trước khi đến tuổi trưởng thành từ kết hợp của thiếu dinh dưỡng và bệnh tật.
Trong thế kỷ vừa qua, loài người đã trở nên luôn luôn dễ bị tổn thương hơn với những bệnh dịch, do sự kết hợp của dân số phát triển hơn và phương tiện vận chuyển tốt hơn. Một đô thị thời nay như Tokyo hay Kinshasa có thể cung cấp số những pathogen giàu có hơn nhiều so với Florence thời trung cổ, hoặc Tenochtitlan năm 1520, và mạng lưới giao thông thế giới ngày nay thậm chí còn hiệu quả hơn so với năm 1918. Một virus Spain có thể tìm đường đi của nó đến Congo hoặc Tahiti trong vòng chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Do đó chúng ta đã nên tin rằng sẽ phải sống trong một địa ngục của những bệnh dịch, với một trận dịch hạch chết người này tiếp một trận dịch hạch chết người khác.
Tuy nhiên, cả hai tỉ lệ mắc bệnh và tác động của bệnh dịch đã giảm đáng kể trong số những mười năm qua. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ em chết trên thế giới đang ở mức thấp: ít hơn 5 phần trăm trẻ em chết trước khi đến tuổi trưởng thành. Trong những nước phát triển, tỉ lệ này là dưới 1 phần trăm. .] Phép lạ này là do những thành tựu chưa từng có của y học của thế kỷ XX, trong đó nó đã cung cấp cho chúng ta thuốc chủng, thuốc kháng sinh, vệ sinh cải tiến và một cơ sở y tế hạ tầng tốt hơn nhiều.
Lấy thí dụ, một chiến dịch chủng ngừa bệnh đậu mùa toàn thế giới đã rất thành công, khiến Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1979, tuyên bố rằng loài người đã thắng, và bệnh đậu mùa đã hoàn toàn bị loại trừ. Đó đã là bệnh dịch đầu tiên con người đã từng quản lý để xóa sạch khỏi mặt đất. Năm 1967, đậu mùa đã vẫn nhiễm bệnh cho 15 triệu người, và giết chết 2 triệu trong số họ, nhưng trong năm 2014, không có một người độc nhất nào hoặc bị nhiễm bệnh, hoặc bị chết vì bệnh đậu mùa. Chiến thắng này đã rất hoàn toàn, khiến ngày nay cơ quan WHO đã ngừng việc tiêm thuốc chủng cho con người chống bệnh đậu mùa. ]
Cứ mỗi vài năm, chúng ta lại được báo động về khả năng ngấm ngầm có thể bùng nổ một vài bệnh dịch mới, chẳng hạn như SARS trong những năm 2002/3, cúm gia cầm năm 2005, cúm lợn trong năm 2009/2010 và Ebola trong năm 2014. Tuy nhiên, nhờ vào những biện pháp phòng chống hiệu quả, những tai ương bất ngờ này đã xảy ra trong một số nạn nhân tương đối nhỏ. SARS, lấy thí dụ, ban đầu dấy lên với lo ngại của một Cái Chết Đen mới, nhưng cuối cùng đã kết thúc với cái chết của ít hơn 1.000 người trên toàn thế giới. ]Sự bùng nổ của Ebola ở Tây Africa lúc đầu xem dường như vượt khỏi sự kiểm soát, và ngày 26/9/2014 cơ quan WHO đã mô tả nó như là ‘trường hợp khẩn cấp y tế công cộng nghiêm trọng nhất được thấy trong thời đại tân tiến ngày nay’. ] Tuy nhiên, sang đầu năm 2015, bệnh dịch đã bị kiềm chế, và tháng 1 năm 2016, cơ quan WHO tuyên bố nó đã chấm dứt. Nó đã nhiễm bệnh cho 30.000 người (làm chết 11.000 người), gây thiệt hại kinh tế lớn lao khắp vùng Tây Phi, và đã phóng ra khắp thế giới những cơn sóng chấn động lo lắng; nhưng nó đã không lan ra ngoài Tây Phi, và số người chết của nó thì không sao coi là gần được với mức độ của cúm Spain, hoặc của bệnh dịch đậu mùa ở Mexico.
Ngay cả thảm kịch của bệnh AIDS, xem có vẻ như là sự thất bại y tế lớn nhất của vài mười năm vừa qua, có thể được nhìn như một dấu hiệu của tiến bộ. Kể từ sự bùng phát lớn đầu tiên của nó vào đầu năm 1980, hơn 30 triệu người đã chết vì AIDS, và hàng chục triệu người nữa đã bị điêu đứng suy nhược hay bất lực vì tổn thương về cơ thể và tâm lý. Thật khó để hiểu và điều trị bệnh dịch mới này, vì AIDS là một bệnh uẩn khúc có một không hai, bí hiểm khác thường. Trong khi một người bị nhiễm virus bệnh đậu mùa chết trong vòng một vài ngày, một người bệnh dương tính với HIV có thể có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh trong nhiều tuần và nhiều tháng, thế nhưng tiếp tục làm những người khác bị nhiễm trùng, vô tình lây bệnh cho họ. Ngoài ra, virus HIV tự nó không giết người bệnh. Đúng hơn, nó phá hủy hệ thống miễn dịch, từ đó đặt những người bệnh vào tình trạng nguy hiểm của rất dễ nhiễm những bệnh khác. Đó là những bệnh thứ hai mới thực sự giết chết nạn nhân bệnh AIDS. Do đó, khi AIDS bắt đầu lan rộng, nó thì đặc biệt là khó khăn để hiểu những gì đang xảy ra. Khi hai người bệnh được nhận vào một bệnh viện ở New York vào năm 1981, một người, xem bên ngoài, có vẻ chết vì viêm phổi, và người kia, vì ung thư, không gì là có những bằng chứng hoàn toàn rõ ràng tất cả để cho thấy cả hai trong thực tế đều là những nạn nhân của virus HIV, vốn có thể đã nhiễm bệnh cho họ từ lâu, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước đó. ]
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn này, sau khi cộng đồng y tế đã trở nên nhận thức được những bí ẩn của bệnh dịch mới, chỉ mất hai năm để những nhà khoa học có thể định dạng nó, hiểu được cách lây bệnh của virus, và đưa ra những phương cách hiệu quả làm chậm sự lan truyền bệnh dịch. Trong vòng mười năm sau đó, những loại thuốc mới đã chuyển AIDS từ một án tử hình sang thành một tình trạng của một bệnh mãn tính (ít nhất cho những ai đủ giàu có để có thể kham nổi sự tốn kém của việc chữa bệnh). ] Chỉ cần tưởng tượng những gì đã xảy ra nếu AIDS bùng nổ vào năm 1581, thay vì năm 1981. Trong tất cả những gì có thể có được, ngược về thời đó, không ai sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh dịch, nó di chuyển thế nào từ người này sang người khác, hoặc nó có thể bị ngăn không cho lan rộng lây nhiễm như thế nào (chưa nói gì đến việc điều trị). Trong những điều kiện như vậy, AIDS đã có thể giết chết một tỉ lệ loài người lớn hơn nhiều, có thể bằng, và ngay cả vượt Cái Chết Đen.
Mặc dù đã có con số kinh hoàng những người nhiễm bệnh AIDS, và mặc dù hàng triệu người bị chết hàng năm vì những bệnh truyền nhiễm lâu đời như sốt rét, sự đe dọa sức khỏe của bệnh dịch với con người ngày hôm nay thì nhỏ hơn rất nhiều, nếu so với nghìn năm trước. Phần lớn người ta chết vì những bệnh không truyền nhiễm như ung thư và bệnh tim, hoặc chỉ đơn giản là vì tuổi già. ] (Nhân đây, ung thư và bệnh tim, dĩ nhiên đều không phải là những bệnh mới – ngược trở lại từ thời thời cổ đã có chúng. Trong kỷ nguyên trước, tuy nhiên, tương đối ít người sống lâu, đủ già để phải chết vì chúng.)
Nhiều người lo ngại rằng đây chỉ là một chiến thắng tạm thời, và rằng một số anh em họ hàng chưa biết tên của Cái Chết Đen thì rất gần quanh đây, chỉ chực để xảy ra. Không ai có thể bảo đảm những bệnh dịch tai họa đó sẽ không lại xảy ra, nhưng có những lý do vững chắc để nghĩ rằng trong cuộc chạy đua vũ trang giữa những y sĩ và những pathogen, những y sĩ chạy nhanh hơn. Những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện chủ yếu như một kết quả của sự đột biến ngẫu nhiên trong hệ gene của pathogen . Những đột biến này cho phép những pathogen để nhảy từ động vật sang người, để vượt qua hệ miễn dịch của con người, hoặc để chống lại những loại thuốc như thuốc kháng sinh. Ngày nay những đột biến như vậy có thể đã xảy ra và lan truyền nhanh hơn so với trước đây, do tác động của con người vào môi trường. .] Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua với y học, những pathogen cuối cùng tuỳ thuộc vào bàn tay gieo quẻ mù loà của may mắn ngẫu nhiên.
Những y sĩ, ngược lại, dựa vào nhiều hơn không chỉ may mắn. Mặc dù khoa học còn nợ một món nợ rất lớn với vận may, những y sĩ không chỉ ném những hóa chất khác biệt vào ống nghiệm, hy vọng sẽ có may mắn xảy ra một số loại thuốc mới. Với mỗi năm qua đi, những y sĩ tích lũy hiểu biết nhiều hơn và tốt hơn, vốn họ dùng để thiết kế những loại thuốc và những phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Do đó, mặc dù trong năm 2050, chúng ta chắc chắn sẽ phải chạm mặt với nhiều những những mầm bệnh dẻo dai và có khả năng lan truyền nhiều hơn, y học trong năm 2050 sẽ có khả năng có thể để đối phó với chúng hiệu quả hơn ngày nay. .]
Năm 2015 những y sĩ thông báo tìm thấy một loại thuốc kháng sinh hoàn toàn mới – teixobactin – những bacteria chưa có khả năng kháng cự với nó. Một số học giả tin rằng teixobactin có thể chứng minh là một biến cố làm thay đổi cách thức hiện có trong cuộc chiến chống lại những vi sinh vật gây bệnh có khả năng kháng cự cao. .] Những nhà khoa học cũng đang phát triển những phương pháp mới điều trị cách mạng vốn làm việc theo những cách thức khác triệt để với bất kỳ y khoa nào đã có trước đây. Lấy thí dụ, một số những cơ quan nghiên cứu đã trang bị sẵn những nano-robot trong phòng thí nghiệm, có thể một ngày nào đó, chúng bơi trong những mạch máu của chúng ta, định bệnh và diệt những pathogen và những tế bào ung thư _(Haifa:_Roey_Tzezana,_2013),_209–33.”]]. Những vi sinh vật có thể có 4 tỉ năm tích lũy kinh nghiệm chiến đấu kẻ thù hữu cơ, nhưng chúng đích xác không có kinh nghiệm chiến đấu nào với những địch thủ (vô cơ - máy móc cực nhỏ) bionic, và do đó tất sẽ thấy khăn gấp đôi để tiến hoá sao cho cơ năng phòng thủ của chúng được hiệu quả.
Như thế, trong khi chúng ta không thể chắc chắn rằng một vài bùng phát mới của Ebola, hoặc của một loài virus còn chưa biết của bệnh cúm, không nhanh chóng lan khắp thế giới và không giết hàng triệu, nhưng chúng ta sẽ không coi đó là một tai họa tự nhiên không thể tránh khỏi. Thay vào đó, chúng ta sẽ nhìn nó như một thất bại không thể tha thứ của con người và đòi cách chức những người có trách nhiệm. Vào cuối Hè năm 2014, xem dường đã có một vài tuần khiếp hãi khi Ebola đã nắm được tay trên so với những cơ quan y tế trên thế giới, những ủy ban điều tra đã được thiết lập vội vã. Một tường trình ban đầu được công bố vào ngày 18 tháng 10 năm 2014, đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới vì phản ứng không đạt yêu cầu của nó với sự bùng nổ, đã qui lỗi cho sự tham nhũng và kém hiệu quả trong chi nhánh của WHO ở Africa. Thêm chỉ trích nữa đã chĩa vào cộng đồng quốc tế như một toàn thể, vì đã không đáp ứng đủ nhanh và đủ mạnh. Những chỉ trích như vậy giả định rằng loài người đã có hiểu biết và dụng cụ để ngăn bệnh dịch, và nếu bệnh dịch dẫu sao vẫn thoát được ra khỏi kiểm soát, đó là do sự thiếu năng lực của con người, chứ không phải là do sự tức giận của những gót hay thần thánh.
Như thế, trong cuộc tranh đấu chống những thiên tai như AIDS và Ebola, cán cân đang nghiêng sang ủng hộ loài người. Nhưng thế còn những nguy hiểm dính chặt như di truyền trong chính bản chất con người? Công nghệ sinh học cho phép chúng ta đánh bại bacteria và virus, nhưng đồng thời nó xoay chính con người vào trong một đe dọa chưa từng có. Cùng những dụng cụ tương tự cho phép những y sĩ nhanh chóng định và chữa những bệnh mới này, cũng có thể cho phép những đội quân và những người khủng bố để nghĩ ra và sắp đặt những bệnh ngay cả còn khủng khiếp hơn, và những pathogen đưa đến tận thế. Đó là vì sao những bệnh dịch lớn sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cho loài người trong tương lai, nhưng chỉ nếu khi tự con người tạo ra chúng, trong việc tuân hành hay phụng sự một số hệ ý thức tàn nhẫn. Thời đại trong đó loài người chịu đứng bất lực trước những bệnh dịch tự nhiên có lẽ đã qua. Nhưng chúng ta có thể sẽ đi đến tiếc nhớ nó.
Bẻ gãy Luật Rừng Xanh của chó Sói
Mảnh thứ ba của tin mừng là chiến tranh, cũng thế, đang dần biến mất. Trong suốt lịch sử hầu hết con người đã xem chiến tranh như gì đó vẫn thường trực có sẵn, trong khi hòa bình là một trạng thái tạm thời và bấp bênh. Quan hệ quốc tế đã được Luật Rừng Xanh cai quản, theo đó ngay cả khi hai chính thể sống trong hòa bình, chiến tranh vẫn luôn luôn là một lựa chọn thay thế. Lấy thí dụ, mặc dù Germany và France đã trong hòa bình năm 1913, mọi người đều biết rằng họ có thể cãi vã đến dí dao vào cổ họng nhau trong năm 1914. Bất cứ khi nào những nhà chính trị, những tướng lĩnh, những doanh nhân và những công dân thường lập kế hoạch cho tương lai, họ luôn chừa lại chỗ dành cho chiến tranh. Từ thời Đồ Đá đến thời đại của hơi nước, và từ biển Arctic đến sa mạc Sahara, tất cả mọi người trên trái đất đều đã biết rằng bất cứ lúc nào những hàng xóm của họ đều có thể xâm chiếm lãnh thổ, đánh bại quân đội, giết dân, và chiếm đất của họ.
Trong nửa sau của thế kỷ XX , Luật Rừng Xanh này cuối cùng đã bị phá vỡ, nếu không nói là đã bị bãi bỏ. Trong hầu hết những khu vực trên thế giới, chiến tranh đã trở nên hiếm hơn bao giờ. Trong khi đó, trong những xã hội nông nghiệp thời cổ, bạo động của con người đã gây ra khoảng 15 phần trăm của tất cả những cái chết, trong thế kỷ XX bạo lực chỉ gây ra có 5 phần trăm những cái chết, và trong những năm đầu thế kỷ XXI này, nó chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 1 phần trăm của tỉ lệ người chết. ]Trong năm 2012, khoảng 56 triệu người chết trên toàn thế giới; 620.000 người chết vì bạo lực của con người (chiến tranh giết chết 120.000 người, và tội phạm giết 500.000 người khác). Ngược lại, có 800.000 tự tử, và 1,5 triệu chết vì bệnh tiểu đường. ]Đường bây giờ nguy hiểm hơn thuốc súng.
Ngay cả còn quan trọng hơn, một bộ phận ngày càng lớn mạnh của loài người đã đi đến nhìn chiến tranh chỉ đơn giản là không thể nào có thể nghĩ tới, hay chấp nhận được. Lần đầu tiên trong lịch sử, khi những chính phủ, những tập đoàn và những cá nhân xem xét tương lai trực tiếp gần gũi của họ, nhiều người trong số họ không nghĩ về chiến tranh như một biến cố có thể xảy ra. Những vũ khí nguyên tử đã biến chiến tranh giữa những siêu cường vào thành một hành động điên rồ của tự tử tập thể, và do đó buộc những quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất tìm những cách hòa bình và thay thế khác, để giải quyết những xung đột. Đồng thời, kinh tế thế giới đã chuyển từ một nền kinh tế dựa trên vật liệu sang một nền kinh tế dựa trên tri thức. Trước đây, những nguồn chính của giàu có là những tài sản vật chất như mỏ vàng, đồng lúa mì và những giếng dầu. Ngày nay, nguồn chính của giàu có là kiến thức. Và trong khi bạn có thể chinh phục những mỏ dầu bằng chiến tranh, bạn không thể tiếp nhận kiến thức theo lối đó. Thế nên, hiểu biết đã trở thành nguồn lực kinh tế quan trọng nhất, lợi nhuận của chiến tranh đã giảm, và chiến tranh ngày càng trở nên hạn chế vào những phần của thế giới – như Trung Đông và Trung Africa – nơi kinh tế vẫn là những kinh tế kiểu cũ, dựa trên nguyên liệu vật chất.
Năm 1998, Rwanda chiếm và cướp những mỏ giàu coltan của nước láng giềng Congo đã là có thể hiểu được, vì đang cần rất nhiều quặng này trong sự sản xuất những phone di động và computer xách tay, và Congo nắm giữ 80 phần trăm coltan dự trữ của thế giới. Rwanda đã kiếm được 240 triệu đô la mỗi năm từ những coltan ăn cướp. Đối với Rwanda nghèo, như thế là rất nhiều tiền. ] Ngược lại, sẽ là điều vô lý cho nước Tàu để xâm lăng California và chiếm thung lũng Silicon, vì ngay cả nếu người Tàu, dẫu có thể bằng cách nào đó, thắng được trên chiến trường, vì không có mỏ silicon để cướp ở thung lũng Silicon. Thay vào đó, nước Tàu đã kiếm được hàng tỉ đô la trong việc hợp tác với những công ty khổng lồ trong ngành công nghiệp kỹ thuật cao, như Apple và Microsoft, bằng mua software của họ và bằng chế tạo những sản phẩm của họ. Những gì Rwanda đã thu được tất cả trong một năm cướp bóc coltan của Congo, nước Tàu kiếm được chỉ trong một ngày của thương mại hòa bình.
Hệ quả là từ “hòa bình” đã nhận một nghĩa mới. Những thế hệ trước đã nghĩ về hòa bình như sự vắng mặt tạm thời của chiến tranh. Ngày nay chúng ta suy nghĩ về hòa bình như là điều khó thuyết phục, khó xảy ra và không hợp lý của chiến tranh. Vào năm 1913, khi người ta nói rằng có hòa bình giữa France và Germany, họ nói với nghĩa là “ hiện nay đang không có chiến tranh xảy ra giữa France và Germany, nhưng ai biết được năm tới sẽ mang đến những gì”. Ngày nay, khi chúng ta nói rằng có hòa bình giữa France và Germany, chúng ta nói với nghĩa là không thể tưởng tượng được, dù trong bất kỳ trường hợp có thể đoán trước được nào, rằng chiến tranh lại có thể nổ ra giữa hai nước. Hòa bình như chiếm ưu thắng không chỉ giữa France và Germany, nhưng giữa hầu hết (mặc dù không phải tất cả) những quốc gia. Không có viễn cảnh nào mở ra một chiến tranh nghiêm trọng bùng nổ trong năm tới, giữa Germany và Poland, giữa Indonesia và Philippines, hoặc giữa Brazil và Uruguay.
Hòa bình Mới này không chỉ là một tưởng tượng của giới hippie . Những chính phủ thèm khát uy quyền và những tập đoàn kỹ nghệ tham lam cũng tuỳ thuộc vào nó. Khi Mercedes dự tính chiến lược bán hàng của nó ở Đông Âu, nó trừ bỏ xác xuất xảy ra rằng Germany có thể chiếm đóng Poland. Một công ty nhập cảng những người lao động giá rẻ từ Philippines thì không lo lắng rằng Indonesia có thể sẽ xâm lăng Philippines vào năm tới. Khi chính phủ Brazil được triệu tập để thảo luận về ngân sách năm tới, thì điều không thể tưởng tượng được rằng bộ trưởng quốc phòng Brazil sẽ đứng bật dậy từ ghế ngồi của mình, đập tay lên bàn và nói lớn, “Ngưng lại một chút đã! Còn nếu chúng ta muốn xâm chiếm và chế ngự Uruguay thì sao? Các ông đã không tính điều đó vào ngân sách. Chúng ta phải dành ra 5 tỉ đô la để tài trợ cho sự chinh phục này. Dĩ nhiên, có một vài nơi những bộ trưởng quốc phòng vẫn còn nói những điều tương tự như vậy, và có những khu vực mà Hòa bình Mới đã thất bại không bắt rễ cắm gốc được. Tôi biết rất rõ điều này vì tôi sống trong một của những khu vực này . Nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ.
Không có gì bảo đảm, dĩ nhiên, rằng Hòa bình Mới sẽ được kéo dài vô hạn. Cũng giống hệt như những loại vũ khí nguyên tử đã làm cho Hòa bình Mới đã có thể có được những bước đầu tiên, như vậy những phát triển kỹ thuật tương lai có thể thiết lập sân khấu cho những loại mới của chiến tranh. Đặc biệt, chiến tranh cyber có thể gây bất ổn cho thế giới bằng cách đem cho những nước nhỏ và những tổ chức không-nhà nước có khả năng chiến đấu hiệu quả chống lại những siêu cường. Khi USA xâm lăng Iraq vào năm 2003 nó mang tàn phá tới Baghdad và Mosul, nhưng không một quả bom nào được thả xuống Los Angeles hay Chicago. Trong tương lai, mặc dù, một nhà nước như Bắc Korea hay Iran có thể dùng bom lôgích để tắt điện ở California, nổ tan nhà máy lọc dầu ở Texas, và làm những toa tàu hỏa đâm nhau ở Michigan (“bom lôgích” là những code sofware độc hại được cấy gài trong thời bình và sẽ được điều khiển từ xa. Điều rất có thể rằng những netwwork kiểm soát những cơ sở hạ tầng thiết yếu ở USA, và nhiều nước khác đã được cấy gài chật ních với những code sofware thuộc loại giống như vậy).
Tuy nhiên, chúng ta không nên lẫn lộn khả năng với động lực. Mặc dù chiến tranh cyber giới thiệu những phương tiện mới của hủy diệt, nó không nhất thiết cộng thêm những động lực mới để đem chúng ra dùng. Hơn bảy mươi năm qua, loài người đã phá vỡ không chỉ Luật Rừng Xanh, nhưng cũng Luật Chekhov. Anton Chekhov đã nổi tiếng nói rằng một khẩu súng xuất hiện trong màn đầu tiên của một vở kịch, chắc chắn sẽ có súng nổ ở màn ba. Trong suốt lịch sử, nếu những vua và hoàng đế đã mua một số vũ khí mới, sớm hay muộn họ đều đã bị cám dỗ để đem dùng nó. Kể từ năm 1945, tuy nhiên, loài người đã học để chống lại sự cám dỗ này. Khẩu súng xuất hiện trong màn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh đã chưa bao giờ được đem ra bắn. Đến nay, chúng ta đã quen với việc sống trong một thế giới đầy những bom chưa thả, và những tên lửa chưa phóng, và đã trở thành những chuyên môn trong việc phá vỡ cả hai, Luật rừng Xanh và Luật Chekhov. Nếu những luật này có từng bắt kịp chúng ta, đó sẽ là lỗi của chúng ta – không phải của vận mệnh không tránh khỏi của chúng ta.
Thế còn sách lược khủng bố thì sao, sau đó? Ngay cả nếu những chính phủ trung ương và những quốc gia hùng mạnh đã học được sự kiềm chế, những tổ chức khủng bố có thể không có sự e ngại như vậy về việc dùng những vũ khí phá hoại và mới. Đó chắc chắn là một việc có thể xảy ra, đáng lo ngại. Tuy nhiên, sử dụng bạo lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, đặc biệt chống lại những người dân thường trong việc theo đuổi những mục tiêu chính trị là một chiến lược của sự yếu kém, vốn những người không với tới được, hay không được phép có quyền lực thực sự, đã chấp nhận và đem dùng. Ít nhất là trong quá khứ, những người khủng bố đã làm việc bằng cách gây và lan rộng sợ hãi, chứ không phải bằng cách gây thiệt hại vật chất đáng kể. Những người khủng bố thường không có đủ sức mạnh để đánh bại một đội quân, chiếm một quốc gia, hoặc tiêu hủy toàn thể những thành phố. Trong khi đó, trong năm 2010, bệnh béo phì và những bệnh liên quan đã giết chết khoảng 3 triệu người, còn nạn khủng bố giết chết tổng cộng 7.697 người trên thế giới, hầu hết trong số họ trong những nước đang phát triển ]. Đối với người USA hoặc Europe trung bình, thức uống Coca-Cola đặt ra một đe dọa chết người nhiều hơn al-Qaeda.
Làm thế nào, sau đó, những người khủng bố tìm được cách để chiếm lĩnh những tít báo lớn, và thay đổi tình hình chính trị khắp nơi trên thế giới? Bằng cách kích động kẻ thù của họ phản ứng vượt quá mức cần thiết. Trong bản chất, sách lược khủng bố là một sự trình diễn. Những người khủng bố dàn dựng trình diễn một cảnh tượng đáng sợ của bạo lực, qua đó nắm bắt tưởng tượng chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đang trượt dần, lùi trở lại về những hỗn loạn thời Trung cổ. Do đó những quốc gia thường cảm thấy bắt buộc phải phản ứng lại với màn trình diễn của nạn khủng bố bằng một màn trình diễn về an ninh, dàn dựng một trương bày cho thấy sức mạnh to lớn của mình, chẳng hạn như trừng phạt khủng bố tất cả khối dân chúng, hay xâm lăng những nước ngoài liên hệ. Trong hầu hết những trường hợp, phản ứng thái quá này trước những người khủng bố đã đưa đến một đe dọa với an ninh của chúng ta còn lớn hơn so với chính những người khủng bố.
Những người khủng bố thì giống như một con ruồi đang cố gắng để hủy hoại một cửa hàng bán đồ gốm hay đồ sứ uống trà. Con ruồi thì quá yếu đến nỗi nó không thể làm nhúc nhích ngay cả lấy được một cái tách pha trà. Vì vậy, nó tìm một con bò đực, chui vào trong tai con bò và bắt đầu vo ve. Con bò trở thành cuống cuồng với sợ hãi và giận dữ, và phá hủy trọn cửa hàng đồ gốm. Đây là những gì đã xảy ra ở Trung Đông trong mười năm qua. Những người Islam cực đoan, chính họ không bao giờ có thể lật đổ nổi Saddam Hussein. Thay vào đó họ đã làm USA nổi giận bởi vụ tấn công 9/11, và sau đó USA đã phá hủy cửa hàng bán đồ gốm ở Trung Đông cho họ. Bây giờ họ phát triển mạnh trong đống đổ nát (của cuộc xâm lăng đó). Tự bản thân, những người khủng bố thì quá yếu để có thể kéo chúng ta trở lại thời Trung Cổ, và thiết lập lại Luật Rừng Xanh. Họ có thể khiêu khích chúng ta, nhưng cuối cùng, tất cả phụ thuộc vào phản ứng của chúng ta. Nếu Luật Rừng Xanh có được thi hành trở lại, đó sẽ không phải là lỗi của những người khủng bố.
Nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh có thể sẽ tiếp tục cướp đi hàng triệu nạn nhân trong những mười năm tới. Tuy nhiên, chúng thôi không còn là những bi kịch không thể tránh, hay vượt quá hiểu biết và kiểm soát của một loài người bất lực. Thay vào đó, chúng đã trở thành những thách đố có thể quản lý được. Điều này không coi nhẹ sự đau khổ của hàng trăm triệu người nghèo; của hàng triệu người mỗi năm chết vì sốt rét, AIDS và lao phổi; hoặc của hàng triệu bị mắc kẹt trong vòng tròn luẩn quẩn của bạo động ở Syria, Congo hay Afghanistan. Thông điệp thì không phải là nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh đã hoàn toàn biến mất khỏi mặt đất, và chúng ta nên ngưng lo lắng về chúng. Đúng ra chỉ là ngược lại. Trong suốt lịch sử, con người đã cảm thấy đây là những vấn đề nan giải, vì vậy không có hy vọng thành công nào để cố gắng đem chúng đến chấm dứt. Mọi người đã cầu nguyện Gót về những phép lạ, nhưng bản thân họ đã không nghiêm cẩn và chân thành cố gắng để tiêu diệt nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Những lập luận rằng thế giới năm 2016 vẫn đói, bệnh và bạo động như như nó đã trong năm 1916 thì duy trì quan điểm chủ bại đã lâu đời này. Nó ngầm nói rằng tất cả những nỗ lực rất lớn của con người đã làm trong thế kỷ XX đã không đạt được gì cả, và khảo cứu y khoa, cải cách kinh tế và những khởi xướng đàm phán cho hòa bình đều là đã vô ích. Nếu vậy, đâu là lý do để đầu tư thời gian và nguồn lực của chúng ta vào nghiên cứu y học, cải cách kinh tế mới lạ, hoặc những khởi xướng mới dàn xếp cho hòa bình ?
Ghi nhận những thành tựu trong quá khứ của chúng ta sẽ gửi một thông điệp của hy vọng và trách nhiệm, khuyến khích chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong tương lai. Đã có những thành tích của chúng ta trong thế kỷ XX, nếu con người vẫn tiếp tục phải chịu khổ sở vì nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh, chúng ta không thể đổ lỗi cho thiên nhiên hoặc cho Gót. Nó nằm trong khả năng của chúng ta để làm cho mọi sự vật việc thành tốt đẹp hơn, và để tác động của khổ đau ngày càng thấp hơn nữa.
Tuy nhiên, đánh giá đúng tầm quan trọng của những thành tựu của chúng ta mang một thông điệp khác: lịch sử không dung thứ với một khoảng trống . Nếu những tỉ lệ mắc phải nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh đang giảm dần, một gì đó thì buộc phải chiếm chỗ của chúng trong agenda của con người. Chúng ta tốt hơn nên suy nghĩ cho thật cẩn thận những gì sắp sửa đang trở thành có. Nếu không, chúng ta có thể đạt được thắng lợi hoàn toàn trên chiến trường cũ nhưng rồi hoàn toàn không biết, để lại vướng mắc trên những mặt trận hoàn toàn mới. Những dự án nào rồi sẽ thế chỗ của nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh ở trên đầu agenda của con người trong thế kỷ XXI?
Một dự án trọng tâm sẽ là để bảo vệ loài người và quả đất như một toàn bộ, khỏi những nguy hiểm từ di sản hệ lụy trong quyền năng riêng của chúng ta. Chúng ta đã tìm được cách để đem nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh dưới kiểm soát, phần lớn nhờ sự tăng trưởng kinh tế phi thường của chúng ta, vốn cung cấp cho chúng ta thức ăn, thuốc men, năng lượng và những nguyên liệu thô, tất cả đều dồi dào. Thế nhưng, cũng chính sự tăng trưởng này làm mất đi sự ổn định trong sự quân bằng về sinh thái của quả đất, vốn trong muôn vàn cách, chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá chúng. Loài người đã chậm trễ trong việc nhìn nhận nguy cơ này, và đến nay đã làm được rất ít về việc đó. Mặc dù tất cả những nói năng về môi trường ô nhiễm, quả đất ấm dần, và biến đổi khí hậu, hầu hết những quốc gia vẫn chưa thực hiện bất kỳ một hy sinh kinh tế hoặc chính trị nghiêm trọng nào để làm cho tình trạng tốt hơn. Khi đến lúc để lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định môi trường sinh thái, những nhà chính trị, những CEO và những người bỏ phiếu, hầu như luôn luôn đều thích sự tăng trưởng hơn. Trong thế kỷ XXI, chúng ta sẽ phải làm tốt hơn nếu chúng ta muốn tránh thảm họa.
Loài người sẽ phấn đấu cho gì khác? Có phải chúng ta sẽ hài lòng để chỉ đếm những phúc đức của chúng ta, ngăn ngừa nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh, không cho chúng tác động, và bảo vệ sự quân bằng sinh thái? Thực sự, điều đó có thể là tiến trình hành động khôn ngoan nhất, nhưng loài người thì không chắc sẽ đi theo con đường đó. Con người hiếm khi hài lòng với những gì họ đã có. Phản ứng thông thường nhất của não thức con người với sự thành tựu thì không phải là sự hài lòng, nhưng sự thèm muốn nhiều hơn. Con người luôn luôn ngóng tìm một gì đó tốt hơn, lớn hơn, ngon hơn. Khi loài người sở hữu những quyền hạn mới khổng lồ, và khi đe dọa của nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh cuối cùng đã được dỡ bỏ, chúng ta sẽ làm gì với chính mình? Những nhà khoa học, những nhà đầu tư, những giám đốc ngân hàng và những chủ tịch sẽ làm gì cả ngày? Làm thơ?
Thành công nuôi dưỡng tham vọng, và những thành tựu mới đây của chúng ta hiện đang đẩy loài người đi đến thiết lập những mục tiêu cho chính nó thậm chí còn táo bạo hơn. Sau khi bảo đảm những mức độ chưa từng có của thịnh vượng, sức khỏe và hòa thuận, Đã quen với thành tích quá khứ và những giá trị hiện tại của chúng ta, những mục tiêu tiếp theo của loài người có thể sẽ là được không chết, được hạnh phúc và được như thần linh. Sau khi giảm tỉ lệ người chết vì đói, bệnh tật và bạo lực, bây giờ chúng ta sẽ nhằm tới vượt thắng tuổi già và thậm chí thắng cả chính cái chết. Sau khi cứu con người khỏi bần cùng khốn khổ, bây giờ chúng ta sẽ nhằm tới mục đích làm cho họ có hạnh phúc bền vững và lâu dài. Và sau khi nâng loài người lên cao khỏi mức dã thú của tranh đấu sinh tồn, chúng ta bây giờ sẽ nhằm tới mục đích để nâng cấp con người thành những gót, và biến người khôn ngoan thành người có quyền năng như gót, hay Homo sapiens thành Homo deus.
Những ngày cuối của cái Chết
Trong thế kỷ hai mươi mốt, loài người có nhiều phần chắc chắn thực hiện một cố gắng chân thực nhằm đến sự không-chết. Tích cực chiến đấu chống tuổi già và cái chết sẽ chỉ không gì khác hơn là tiếp tục cuộc chiến lâu đời đã được thời gian tuyên dương, để chống lại đói và bệnh, và thể hiện giá trị tối cao của văn hóa thời nay: giá trị của sự sống con người. Chúng ta vẫn không ngừng nhắc nhở rằng sự sống con người là điều thiêng liêng nhất trong vũ trụ. Mọi người đều nói điều này: những nhà giáo trong trường học, những nhà chính trị trong quốc hội, luật sư ở tòa án và những diễn viên trên sân khấu những nhà hát. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc thừa nhận sau Thế chiến thứ Hai – đó có lẽ là điều gần nhất với một hiến pháp chúng ta có cho toàn thế giới – tuyên bố dứt khoát rằng “quyền được sống” là giá trị cơ bản nhất của loài người. Bởi cái Chết rõ ràng vi phạm quyền này, Chết là một tội ác chống lại loài người, và chúng ta phải khởi cuộc chiến toàn bộ chống lại nó.
Trong suốt lịch sử, những tôn giáo và những hệ ý thức đã không nâng tự thân sự sống lên mức của sự trong sạch và linh thiêng . Họ luôn luôn cho trong sạch và thiêng liêng là một gì đó ở trên, hay ở ngoài sự sống trần gian, và đã đưa đến hậu quả là hoàn toàn dung thứ cho cái Chết. Thật vậy, một vài trong số họ đã không úp mở nói toạc ra là yêu thích thần chết trong dạng Grim Reaper với áo choàng đen phủ đầu và lưỡi hái lớn trên tay. Vì đạo Kitô, Islam và Hindu đã nhấn mạnh rằng ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào số phận của chúng ta trong thế giới bên kia, họ đã xem cái chết như là một phần thiết yếu và tích cực của thế giới. Loài người đã chết vì Gót ra lệnh nó, và thời điểm của cái chết của họ là một kinh nghiệm siêu hình thiêng liêng, bùng nổ với ý nghĩa. Khi một người sắp sửa trút hơi thở cuối cùng của mình, đây là lúc để gọi những nhà chăn chiên, những rabbi và thày pháp, để kéo dài sự sống ngắn ngủi còn lại, và để ôm lấy vai trò thực sự của một người trong vũ trụ. Chỉ cần cố gắng để tưởng tượng đạo Kitô, Islam hay đạo Hindu trong một thế giới không có cái chết – đó cũng là một thế giới không có thiên đàng, địa ngục hay tái sinh.
Khoa học ngày nay và văn hóa ngày nay, có một tiếp nhận hoàn toàn khác về sống và chết. Họ không nghĩ đến cái chết như là một bí ẩn siêu hình, và họ chắc chắn không xem cái chết như là nguồn gốc của ý nghĩa của đời sống. Thay vào đó, với những người thời nay, cái chết là một vấn đề kỹ thuật mà chúng ta có thể và cần phải giải quyết.
Thực sự con người chết như thế nào? Những chuyện thần tiên thời Trung Cổ trình bày hình ảnh cái chết như một nhân vật trong một áo choàng đen trùm đầu, tay cầm một lưỡi hái lớn. Một người sống đời mình, lo lắng điều này và việc kia, chạy đây và đi đó, khi đột nhiên Grim Reaper xuất hiện trước mặt người ấy, vỗ vai người ấy với một ngón tay xương xẩu và nói, “Đến đây!” Và con người khẩn nài: “ Không, xin làm ơn! Hãy chờ thêm chỉ một năm, một tháng, một ngày nữa.” Nhưng nhân vật choàng áo kín đầu rít giọng:' Không! Ngươi phải ngay BÂY GIỜ!” Và đây là cách chúng ta chết.
Tuy nhiên trong thực tế, con người không chết vì có một nhân vật mặc choàng áo đen trùm đầu đã vỗ vào vai, hoặc vì Gót ra lệnh nó, hoặc vì tỉ lệ người chết là một phần thiết yếu của một số kế hoạch vũ trụ vĩ đại. Con người luôn luôn chết vì một số trục trặc kỹ thuật. Tim ngừng bơm máu. Động mạch chính bị tắc vì nhiều mỡ đóng dày. Những tế bào ung thư lan rộng trong gan. Những mầm gây bệnh trong phổi. Và chịu trách nhiệm cho tất cả những vấn đề kỹ thuật là gì? Là những vấn đề kỹ thuật khác. Tim ngừng bơm máu vì không đủ oxygen đến được bắp thịt tim. Những tế bào ung thư lan rộng vì ngẫu nhiên có một đột biến gene đã sao chép (sai lệch) những chỉ thị của nó. Những mầm bệnh định cư trong phổi tôi vì một ai đó đã hắt hơi trong toa xe điện ngầm. Không có gì siêu hình về cái chết. Đó thì tất cả là những vấn đề kỹ thuật.
Và mọi vấn đề kỹ thuật đều có một giải pháp kỹ thuật. Chúng ta không cần phải đợi Lần Xuống Thế Thứ Hai để vượt thắng cái chết. Một vài anh chàng ‘geek’ trong một phòng thí nghiệm có thể làm được việc đó. Nếu cái chết truyền thống chết là đặc sản dành riêng cho những nhà chăn chiên và những nhà gót học, bây giờ những kỹ sư đang nhận trách nhiệm, điều khiển và quản lý. Chúng ta có thể giết chết những tế bào ung thư bằng hóa trị hoặc nano robot. Chúng ta có thể tiêu diệt những mầm gây bệnh trong phổi với thuốc kháng sinh. Nếu tim ngừng bơm máu, chúng ta có thể phục hồi năng lực cho nó với những loại thuốc và những cú sốc điện – và nếu điều đó không làm việc, chúng ta có thể cấy ghép một trái tim mới. Đúng vậy, hiện nay chúng ta chưa có giải pháp cho mọi vấn đề kỹ thuật. Nhưng đây chính là tại sao chúng ta đầu tư rất nhiều thì giờ và tiền bạc vào trong nghiên cứu ung thư, những mầm gây bệnh, di truyền học và công nghệ nano.
Ngay cả những người bình thường, những người không tham dự vào nghiên cứu khoa học, đã trở nên thường nghĩ về cái chết như là một vấn đề kỹ thuật. Khi một phụ nữ đi đến y sĩ của bà, và hỏi: “Bác sĩ, có gì trong người làm tôi không được khỏe?” Người thày thuốc có thể nói, “Đúng, bà có bệnh cúm”, hay “Bà có bệnh lao”, hay “Bà có ung thư.”. Nhưng người y sĩ sẽ không bao giờ nói, “Bà có cái chết!”. Và tất cả chúng ta đều dưới cùng một cảm tưởng rằng những bệnh cúm, bệnh lao và ung thư là những vấn đề kỹ thuật, để một ngày nào đó rồi chúng ta có thể tìm thấy một giải pháp kỹ thuật cho chúng.
Ngay cả khi người ta chết trong một cơn bão, một tai nạn xe hơi, hay một chiến tranh, chúng ta có khuynh hướng nhìn nó như một thất bại kỹ thuật vốn đã có thể và đã phải nên ngăn chặn. Nếu chính phủ đã thông qua chỉ một chính sách tốt hơn; nếu thành phố đã thực hiện công việc của nó đúng cách; và nếu nhà chỉ huy quân đội đã đưa ra một quyết định sáng suốt hơn, cái chết tất đã có thể tránh khỏi. Cái chết như tự động đã trở thành một lý do hầu để khởi những vụ kiện và những điều tra. “Họ có thể đã chết như thế nào? Một ai đó, ở đâu đó, hẳn đã gây nên tai hại đó”.
Một số lớn gần như tuyệt đối những nhà khoa học, những y sĩ và những học giả vẫn còn giữ khoảng cách giữa chính họ và những giấc mơ bộc trực về sự không chết, bằng cách tuyên bố rằng họ đang cố gắng để vượt qua chỉ vấn đề cụ thể này hoặc kia. Thế nhưng, vì tuổi già và cái chết là kết quả không phải của không-gì, nhưng của những vấn đề cụ thể nào đó, không đi đến đâu hay không có lý do nào mà tại đó những y sĩ và những nhà khoa học sẽ dừng lại và tuyên bố: “Đến đây thôi, và không bước thêm nữa. Chúng ta đã thắng được bệnh lao và ung thư, nhưng chúng ta sẽ không nhấc dù chỉ một ngón tay để chống lại bệnh Alzheimer. Mọi người có thể tiếp tục chết vì bệnh đó”. Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền không nói rằng con người có “quyền được sống cho đến tuổi chín mươi”. Nó nói rằng mọi người đều có quyền sống, chấm hết. Quyền đó thì không bị giới hạn bởi bất kỳ ngày tháng ấn định sự quá hạn nào cả.
Một số nhỏ nhưng ngày càng tăng, gồm những nhà khoa học và những nhà tư tưởng, nhân đó nói một cách cởi mở hơn trong những ngày này, và phát biểu rằng chương trình dẫn đầu thách thức nhưng hứa hẹn của khoa học ngày nay là đánh bại cái Chết, và ban cho con người sự trẻ mãi không già. lấy thí dụ đáng chú ý là nhà chuyên môn về lão khoa Aubrey de Grey, và nhà học giả và phát minh Ray Kurzweil (người đoạt Huy chương Quốc gia Công nghệ và Sáng tạo USA 1999). Năm 2012 Kurzweil được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật của Google, và một năm sau đó Google tung ra một công ty phụ là Calico tuyên bố sứ mệnh của nó là “để giải quyết cái Chết”. ] Google gần đây đã bổ nhiệm một người thực sự tin tưởng vào không chết, Bill Maris, giữ trách nhiệm trông coi quỹ đầu tư Google Ventures. Trong một phỏng vấn tháng 1 năm 2015, Maris nói, “Nếu hôm nay, bạn hỏi tôi là có thể sống được đến 500 tuổi không, câu trả lời là có.” Maris yểm trợ những lời bạo dạn của mình với rất nhiều tiền mặt. Google Ventures đang đầu tư 36 phần trăm quĩ đầu tư 2 tỉ dollar của nó trong những công ty mới dựng, hoạt động trong ngành Khoa học Đời sống, trong đó gồm một số dự án đầy tham vọng nhằm kéo dài đời sống. Dùng một tương tự về bóng bầu dục USA, Maris giải thích rằng trong chiến chống lại cái chết, “Chúng ta không cố gắng để tiến xa được một vài yard. Chúng ta đang cố gắng để làm bàn thắng cả ván”. “Tại sao? Vì”, Maris nói, “sống thì tốt hơn chết”. ]
Những giấc mơ như vậy được những ngôi sao sáng khác ở Thung lũng Silicon chia sẻ. Người đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel gần đây đã thú nhận rằng ông nhắm đến để sống mãi mãi. “Tôi nghĩ rằng có lẽ có ba cách thức chính của sự tiếp cận cái [chết],” ông giải thích. “Bạn có thể chấp nhận nó, bạn có thể từ chối nó hay bạn có thể chống nó. Tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta bị chi phối bởi những người hoặc đi vào từ chối hoặc chấp nhận, và tôi thích để chống lại nó.” Nhiều người có lẽ chắc sẽ gạt bỏ những phát biểu loại như vậy, xem như những hoang tưởng của trẻ tuổi teen. Thế nhưng Thiel là một người thuộc loại nên được đón nhận rất nghiêm trọng. Ông là một trong những doanh nhân thành công và có ảnh hưởng nhất ở thung lũng Silicon với tài sản cá nhân ước tính khoảng $ 2,2 tỉ ]. Khẩu hiệu viết thì trên tường: bình đẳng (với cái chết) thì đi ra – không-chết thì đi vào.
Sự phát triển quá nhanh nguy hiểm của những lĩnh vực như công nghệ di truyền học, y học tái tạo và kỹ thuật nano nuôi dưỡng những tiên tri lại còn lạc quan hơn. Một số nhà chuyên môn tin rằng đến năm 2200 con người sẽ vượt qua cái chết, những người khác nói năm 2100. Kurzweil và de Grey thậm chí còn nồng nhiệt nóng máu hơn. Họ chủ trương rằng đến năm 2050, bất cứ ai nếu có một cơ thể khỏe mạnh và một trương mục ngân hàng giàu có, sẽ có một mũi thuốc tiêm chống nghiêm trọng cho sự không chết, bằng cách gian lận cái chết, cứ mười năm một lần. Theo Kurzweil và de Grey, cứ mỗi mười năm hoặc khỏng như vậy, chúng ta sẽ bước dõng đạc vào phòng khám bệnh, và nhận được một sự điều trị kiểu làm-lại-chữa-lại hết, trong đó sẽ không chỉ chữa bệnh, nhưng cũng sẽ tạo lập lại những những mô (cơ thể) bị suy sụp, và nâng cấp tay, mắt và não bộ. Trước khi đến kỳ điều trị kế tiếp, những y sĩ sẽ đã phát minh ra một khối lượng thừa thãi những loại thuốc, những loại nâng cấp và những gadget linh tinh mới. Nếu Kurzweil và de Grey là đúng, có thể đã có một số người không chết đang đi cạnh bạn trên đường phố – ít nhất nếu xảy ra là bạn đang tản bộ trên Wall street, hay Fifth Avenue.
Nói cho đúng, những người này thực sự sẽ là không-phải-chết, chứ không phải là không-chết. Không giống như Gót, những người-vượt-người tương lai vẫn có thể chết trong một số chiến tranh hay tai nạn, và không gì có thể mang họ trở lại được từ thế giới của những người đã chết. Tuy nhiên, không giống như chúng ta những người có sống-chết, đời sống của họ sẽ không có ngày hết hạn. Miễn là chừng nào không có bom xé họ thành những mảnh nhỏ, hoặc không có xe vận tải cán qua người họ, họ có thể cứ tiếp tục sống mãi mãi, vô hạn. Như thế khiến họ có lẽ sẽ thành những người lo lắng nhất trong lịch sử. Chúng ta, những người có sống-chết, hàng ngày tiếp nhận những may rủi bất thường đến với những cuộc đời của chúng ta, vì chúng ta biết rằng chúng sẽ đi đến kết thúc, dù thế nào đi nữa. Thế nên, chúng ta gian nan leo những đỉnh Himalaya, tắm biển trượt sóng, và làm nhiều những nguy hiểm khác, như băng sang đường (trong thành phố) hay đi ăn (thức ăn lạ) ngoài (bữa gia đình). Nhưng nếu bạn tin rằng bạn có thể sống mãi mãi, bạn sẽ là khùng để đánh bài may rủi như thế với sự vô hạn.
Có lẽ, sau đó, chúng ta tốt hơn nên bắt đầu với những mục tiêu khiêm tốn hơn, chẳng hạn như tăng gấp đôi tuổi sống lâu? Trong thế kỷ XX, chúng ta đã gần như tăng gấp đôi tuổi sống lâu từ 40 lên 70, vì vậy trong thế kỷ XXI chúng ta ít nhất sẽ có khả năng tăng nó gấp đôi một lần nữa, đến 150 tuổi. Mặc dù còn xa mới với đến sự không chết, đây sẽ vẫn cách mạng xã hội loài người. Để bắt đầu, cấu trúc gia đình, hôn nhân và những quan hệ cha mẹ con cái sẽ bị biến đổi. Ngày nay, người ta vẫn mong đợi để lấy nhau và sống với nhau “cho đến khi cái chết phân ly chúng ta” , và phần lớn cuộc đời xoay quanh việc có con và nuôi con. Bây giờ hãy thử tưởng tượng một người sống lâu đến khoảng 150 năm. Nếu lập gia đình ở tuổi bốn mươi, người ấy vẫn có 110 năm để sống. Có là thực tế hay không để mong đợi hôn nhân của người ấy kéo dài 110 năm? Ngay cả những người Catô quá khích cũng có thể ngần ngừ với điều đó. Vì vậy, những khuynh hướng hiện tại của những hôn nhân nối tiếp nhau (lần lượt trước sau) thì sẽ tăng mạnh. Có và nuôi hai con ở tuổi bốn mươi của mình, người phụ nữ, đến khi ở tuổi 120, sẽ chỉ có một ký ức xa xôi của những năm tháng, người ấy đã dành vào việc nuôi dạy chúng – một đoạn khá ngắn trong đời sống lâu dài của người ấy. Thật khó để nói loại nào của quan hệ cha mẹ con cái mới sẽ có thể phát triển trong những trường hợp như vậy.
Hoặc xem xét những nghề chuyên môn. Ngày nay, chúng ta giả định rằng bạn học một nghề ở tuổi teen, và tuổi hai mươi của mình, và sau đó dành phần đời còn của bạn trong dòng công việc làm đó. Bạn rõ ràng là vẫn học những điều mới, thậm chí ở tuổi bốn mươi và năm mươi của mình, nhưng cuộc sống nói chung được chia thành một kỳ học tập, tiếp theo là một khoảng thời gian làm việc. Khi bạn sống đến 150, điều đó sẽ không thực hành nữa, đặc biệt là trong một thế giới đang liên tục rung động bởi những công nghệ mới. Mọi người sẽ phải hành nghề dài lâu hơn nhiều, và sẽ phải tự đổi mới (nghề nghiệp cho) chính họ, bắt đầu lại và lại bắt đầu nữa, ngay cả ở tuổi chín mươi.
Đồng thời, mọi người sẽ không về hưu ở tuổi sáu mươi lăm, và sẽ không nhường chỗ cho thế hệ mới với những ý tưởng và những hoài bão mới lạ của nó. Những nhà vật lý Max Planck đã nổi tiếng nói rằng mỗi lần khoa học tiến bộ là một đám tang. Ông muốn nói là chỉ khi một thế hệ đã qua đời, mới có cơ hội cho lý thuyết mới rút sạch tận gốc những cái cũ. Điều này không chỉ đúng trong khoa học. Hãy nghĩ một chút về nơi làm việc của riêng bạn. Không kể dù bạn là một học giả, nhà báo, đầu bếp, hay người chơi bóng đá, bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu người sếp của bạn đã 120, những ý tưởng của ông đã được xây dựng khi Victoria vẫn đương là nữ hoàng, và ông ta có khả năng vẫn là người sếp của bạn trong vòng một vài những khoảng mười-năm nữa?
Trong lĩnh vực chính trị kết quả có thể thậm chí còn đen tối hơn. Bạn có bực mình nếu Putin sẽ vẫn còn loanh quanh chín mươi năm nữa? Khi suy nghĩ lại, nếu mọi người đã sống đến 150, khi đó vào năm 2016 Stalin vẫn cầm quyền ở Moscow, vẫn mạnh khoẻ trong tuổi 138, Chủ tịch Mao sẽ là một người trung niên 123 tuổi, và Công chúa Elizabeth sẽ vẫn ngồi đợi để kế vị từ cha bà, vua George VI, 121 tuổi. Con trai bà, Charles sẽ không đến lượt của mình, cho đến năm 2076.
Trở lại với lĩnh vực của thực tại, có rất ít chắc chắn liệu những tiên tri của Kurzweil và của de Grey sẽ trở thành sự thật vào năm 2050 hay 2100. Quan điểm của tôi là những hy vọng về tuổi trẻ vĩnh cửu trong thế kỷ XXI là quá sớm, và bất cứ ai đón nhận chúng quá thành thực thì sẽ lạc vào một sự thất vọng chua chát. Không phải là điều dễ dàng để sống và biết rằng bạn rồi sẽ chết, nhưng thậm chí còn là điều khó khăn hơn để tin vào sự không chết và bị chứng minh là sai.
Mặc dù tuổi sống lâu trung bình đã tăng gấp đôi trong trăm năm vừa qua, đó là không có đảm bào để khai triển và kết luận rằng trong thế kỷ tới chúng ta có thể lại tăng nó gấp đôi đến 150 tuổi. Năm 1900, tuổi sống lâu thế giới đã không cao hơn 40 tuổi, vì nhiều người chết trẻ do thiếu sự dinh dưỡng, những bệnh truyền nhiễm và bạo lực chiến tranh. Tuy nhiên, những người đã thoát khỏi nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh có thể sống mạnh khoẻ vào đến những tuổi 70 và 80 của họ, vốn đó là thời gian sinh sống dài tự nhiên của Homo sapiens. Trái với quan niệm thông thường, bảy mươi tuổi đã không bị coi là những người khác thường hiếm hoi của tự nhiên trong những thế kỷ trước. Galileo Galilei đã chết ở tuổi 77, Isaac Newton ở tuổi 84, và Michelangelo đã sống rất già đến tuổi 88, mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào của thuốc kháng sinh, thuốc chủng, hay cấy ghép bộ phận cơ thể. Thật vậy, ngay cả những chimpanzee trong rừng, đôi khi sống đến tuổi 60 của chúng. ]
Sự thực, đến một mức độ, y học ngày nay đã không kéo dài thời gian sống tự nhiên của chúng ta thêm lấy dẫu chỉ được một năm. Thành tựu lớn lao của nó là đã cứu cho chúng ta khỏi bị chết sớm, và cho phép chúng ta được tận hưởng trọn vẹn kích thước những năm sống của chúng ta. Ngay cả nếu bây giờ chúng ta vượt qua những bệnh ung thư, tiểu đường và những bệnh giết người chính khác, nó chỉ có nghĩa là hầu hết mọi người sẽ được sống đến tuổi 90 – nhưng điều đó sẽ không đủ để đạt đến tuổi 150, chưa nói chi đến tuổi 500. Để làm điều đó, y học sẽ cần phải tái kỹ thuật những cấu trúc cơ bản nhất và những tiến trình tăng trưởng của cơ thể con người, và khám phá xem như thế nào để tạo lập lại những bộ phận và những mô cơ thể. Thế đó thì tuyệt nhiên không có gì rõ ràng rằng chúng ta có thể làm điều đó vào năm 2100.
Tuy nhiên, mỗi nỗ lực bị thất bại để vượt qua cái chết sẽ khiến chúng ta tiến một bước gần hơn đến mục tiêu, và điều đó sẽ gây hứng khởi những hy vọng lớn hơn và khuyến khích mọi người làm những nỗ lực lại càng lớn hơn. Mặc dù Calico của Google có thể sẽ không giải quyết xong cái chết kịp thời để làm cho những người đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page thành không chết, nó sẽ hầu hết có lẽ tạo những khám phá quan trọng về sinh học tế bào, y khoa về những bệnh di truyền và sức khỏe con người. Thế hệ những người tiếp theo của Google do đó có thể bắt đầu sự tấn công của họ với cái chết từ những vị trí mới và tốt hơn. Những nhà khoa học là người lên tiếng về sự không-chết, cũng giống cậu bé lớn tiếng báo động giả rằng có chó sói: sớm hay muộn, chó sói sẽ đến thực sự.
Thế nên, ngay cả nếu chúng ta không đạt được sự không-chết trong đời này của chúng ta, cuộc chiến chống lại cái chết vẫn còn có khả năng là dự án hàng đầu của thế kỷ tới. Khi bạn đem sự quan tâm vào niềm tin của chúng ta vào sự thiêng liêng của đời sống con người, cộng thêm sự năng động của giới khoa học, và làm đầy nó tất cả với những nhu cầu của nền kinh tế tư bản, một cuộc chiến tranh không ngưng nghỉ chống lại cái chết dường như là không thể tránh. Sự cam kết lý tưởng của chúng ta với sự sống của con người sẽ không bao giờ chỉ đơn giản cho phép chúng ta chấp nhận cái chết của con người. Cho đến chừng nào người ta chết vì một gì đó, chúng ta sẽ cố gắng để vượt thắng nó.
Giới khoa học uy tín truyền thống và nền kinh tế tư bản thì hơn là sung sướng để đảm nhận sự tranh đấu này. Hầu hết những nhà khoa học và những người trong giới nhà băng, đều không quan tâm lắm đến những gì họ đang làm, miễn là nó cho họ một cơ hội để làm được những khám phá mới và để có lãi nhiều hơn. Một ai bất kỳ nào có thể tưởng tượng được một thách đố khoa học say mê hứng thú hơn sự tài giỏi vượt thắng cái chết – hoặc một thị trường đầy hứa hẹn hơn sánh với thị trường của sự trẻ mãi không già? Nếu bạn là hơn bốn mươi, nhắm mắt trong một phút và hãy cố gắng nhớ lại cơ thể bạn đã có ở tuổi hai mươi lăm. Không chỉ cách nó nhìn, nhưng trên hết là nó cảm thấy thế nào. Nếu bạn có thể có trở lại cơ thể đó, bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho nó? Không nghi ngờ rằng một số người sẽ sung sướng từ bỏ cơ hội này, nhưng sẽ có đủ những khách hàng trả tiền cho bất cứ gì phải trả, tạo thành một thị trường hầu như vô hạn.
Nếu tất cả thế đó chưa đủ, sự sợ hãi về cái chết vốn đã khắc sâu trong hầu hết loài người sẽ đem cho cuộc chiến chống cái chết một động lực không thể cưỡng được. Cho đến chừng nào người ta cho rằng cái chết thì không thể tránh, họ huấn luyện cho chính họ, từ tuổi rất nhỏ, để ngăn chặn sự khao khát được sống mãi mãi, hoặc ép buộc nó vào những mục đích thay thế được chấp thuận hơn. Người ta muốn sống đời đời, thế nên họ sáng tác một bản symphony “không chết”, họ phấn đấu cho một “vinh quang đời đời” trong một số chiến tranh, hoặc thậm chí hy sinh những đời sống họ để ‘linh hồn’ của họ sẽ “ân hưởng hạnh phúc đời đời ở chốn của Gót”. Một phần lớn của sự sáng tạo nghệ thuật của chúng ta, cam kết chính trị của chúng ta và lòng kính tín tôn giáo của chúng ta được nỗi sợ hãi cái chết cung cấp nhiên liệu để cháy sáng không tắt.
Woody Allen, người đã tạo được một sự nghiệp (điện ảnh) thành công khó tin đến như hoang đường, từ nỗi sợ hãi cái chết, một lần từng được hỏi có phải ông hy vọng sống mãi qua nghệ thuật điện ảnh. Allen đã trả lời rằng: “Tôi thà sống trong chúng cư của tôi.” Ông tiếp tục nói thêm rằng: “Tôi không muốn đạt đến sự không chết qua tác phẩm nghệ thuật của tôi. Tôi muốn đạt được nó bằng cách không chết”. Vinh quang vĩnh cửu, những nghi lễ quốc gia tưởng niệm anh hùng, và những giấc mơ thiên đường, đều là những sản phẩm thay thế rất nghèo nàn cho những gì những con người như Allen thực sự mong muốn –không phải chết. Một khi người ta nghĩ (có hoặc không có lý do chính đáng) rằng họ có một cơ hội chân thực thoát khỏi cái chết, khát vọng với sự sống sẽ từ chối tiếp tục kéo toa xe ọp ẹp của nghệ thuật, ý hệ tư tưởng và tôn giáo, và sẽ cuộn lao về phía trước như một trận núi tuyết lở.
Nếu bạn nghĩ rằng những kẻ cuồng tín tôn giáo với mắt rực lửa, và râu quai nón rậm để thật dài là tàn nhẫn, chỉ cần chờ và xem những ông trùm già lão (giàu kếch sù của giới) chuyên buôn bán lẻ, và những đào non Hollywood (vốn liếng là nhan sắc thanh xuân trời cho) đang bước sang tuổi già, họ sẽ làm gì khi nghĩ rằng thuốc trường sinh bất tử là trong tầm tay. Nếu và khi khoa học làm được những tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống lại cái chết, trận chiến thực sự sẽ chuyển từ những phòng thí nghiệm sang những quốc hội, tòa án và đường phố. Một khi những nỗ lực khoa học được đăng quang với thành công, chúng sẽ khởi động những xung đột chính trị cay đắng. Tất cả những chiến tranh và xung đột của lịch sử có thể quay ra là không gì nhưng một khúc dạo đầu mờ nhạt cho cuộc tranh đấu thực sự ở đằng trước chúng ta: tranh đấu cho sự trẻ trung mãi mãi.
Quyền hưởng Hạnh phúc
Dự án lớn thứ hai trong agenda của con người có lẽ sẽ là tìm chìa khóa của hạnh phúc. Trong suốt lịch sử, vô số những nhà tư tưởng, nhà tiên tri tôn giáo, và những người thường, đều đã định nghĩa hạnh phúc, thay vì tự thân sự sống, như sự tốt lành cao nhất (trừu tượng). Trong thời cổ Hellas, nhà triết học Epicurus giải thích rằng thờ những vị gót là một sự lãng phí thời giờ, rằng không có tồn tại sau cái chết, và rằng hạnh phúc là mục đích duy nhất của đời sống. Hầu hết mọi người trong thời cổ đã phủ nhận tư tưởng Epicurus, nhưng ngày nay nó đã trở thành quan điểm chấp nhận mặc nhiên, trong thiếu vắng một gì thay thế tốt hơn. Tư tưởng hoài nghi về đời sau trong thế giới bên kia đã lèo lái loài người để tìm kiếm không chỉ sự không chết, nhưng cũng hạnh phúc trần gian. Vì ai là người muốn sống mãi trong đau khổ bất tận?
Đối với Epicurus sự theo đuổi hạnh phúc là một mưu cầu cá nhân. Những nhà tư tưởng thời nay, ngược lại, có khuynh hướng xem nó như một dự án tập thể. Nếu không có kế hoạch của chính phủ, nguồn lực kinh tế và nghiên cứu khoa học, những cá nhân sẽ không tiến xa được trong việc tìm kiếm hạnh phúc của họ. Nếu quốc gia của bạn bị chiến tranh tàn phá, nếu kinh tế đang khủng hoảng và nếu chế độ chăm sóc sức khỏe thì không có, bạn có thể sẽ phải khổ sở. Vào cuối thế kỷ thứ mười tám, nhà triết học người Anh Jeremy Bentham tuyên bố rằng hạnh phúc cao nhất là “hạnh phúc lớn nhất của số đông nhất”, và đã kết luận rằng mục đích xứng đáng duy nhất của nhà nước, thị trường và cộng đồng khoa học, là để làm tăng hạnh phúc của thế giới. Những nhà chính trị nên tạo hòa bình, những giới kinh doanh nên nuôi dưỡng và thúc đẩy sự thịnh vượng, và cộng đồng khoa học nên nghiên cứu thiên nhiên, không vì vinh quang lớn hơn của nhà vua, quốc gia hay Gót – nhưng để bạn và tôi có thể vui hưởng một đời sống hạnh phúc hơn.
Trong suốt thế kỷ XIX và XX, mặc dù đã nhiều ủng hộ nhưng chỉ ngoài miệng, hay môi mép về viễn kiến của Bentham; những chính phủ, những tập đoàn và những phòng thí nghiệm đã tập trung vào những mục tiêu trước mắt, và được xác định rõ ràng hơn. Những quốc gia đã đo mức thành công của họ bằng kích thước của lãnh thổ, sự gia tăng dân số, và tốc độ tăng trưởng GDP của họ – không phải bằng hạnh phúc của những công dân của họ. Những quốc gia hậu kỹ nghệ như Germany, France và Japan thành lập những hệ thống khổng lồ về giáo dục, y tế và an sinh xã hội, nhưng những hệ thống này nhằm tăng giàu mạnh cho toàn quốc gia, hơn là bảo đảm hạnh phúc cá nhân.
Trường học được thành lập để sản xuất những công dân có tay nghề khéo và biết vâng lời, là những người sẽ trung thành phục vụ đất nước. Đến tuổi 18, những người trẻ không chỉ cần phải yêu nước nhưng cũng phải có học, để họ có thể đọc mệnh lệnh cần thiết cho đạo quân trong ngày, và lập kế hoạch chiến đấu cho ngày mai. Họ phải biết toán học để tính toán quỹ đạo của đạn đại bác, hoặc phá vỡ code thông tin bí mật của đối phương. Họ cần nắm vững một số hiểu biết thiết yếu về điện, cơ khí và y học, để có thể điều khiển những máy vô tuyến, lái xe tăng, và chăm sóc những đồng đội bị thương. Khi họ rời quân đội, họ đã được dự kiến để phục vụ đất nước như những thư ký, thày giáo và những kỹ sư, xây dựng một nền kinh tế thời nay tiến bộ, và đóng rất nhiều tiền thuế.
Cùng điều tương tự diễn ra với hệ thống y tế. Vào cuối thế kỷ XIX, những nước như France, Germany và Japan đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho công chúng. Họ tài trợ chích ngừa cho trẻ sơ sinh, chế độ ăn uống cân bằng đầu đủ dinh dưỡng cho trẻ em, và giáo dục thể lực cho thanh thiếu niên. Họ lấp cạn những đầm lầy nhiễm trùng, diệt muỗi, và xây dựng những hệ thống trung ương trông coi việc quản lý rác, cống nước thải. Mục đích không phải là để làm cho người dân được sung sướng hạnh phúc, nhưng để làm cho quốc gia hùng mạnh hơn. Đất nước cần những người lính và những người thợ mạnh mẽ, những phụ nữ khỏe mạnh sẽ sinh ra nhiều hơn những người lính, người thợ và những viên chức, những người đến văn phòng làm việc, đúng 8 giờ sáng, thay vì nằm ốm ở nhà.
Ngay cả hệ thống bảo đảm an sinh xã hội ban đầu đã được lập kế hoạch vì lợi ích của quốc gia, chứ không phải là của những cá nhân có nhu cầu. Khi Otto von Bismarck tiên phong thiết lập quĩ hưu bổng và an sinh xã hội toàn quốc ở Germany cuối thế kỷ XIX, mục đích chính của ông là để bảo đảm sự trung thành của người dân chứ không phải là để tăng mức phúc lợi của họ. Bạn đã chiến đấu cho đất nước khi bạn mười tám tuổi, và nộp thuế cho đến khi bạn bốn mươi, vì bạn đã trông mong nhà nước sẽ chăm sóc bạn khi bạn đến tuổi 70. ]
Vào năm 1776, những nhà lập quốc của nước USA đã thiết lập quyền mưu cầu hạnh phúc như một trong ba quyền bất khả xâm phạm của con người, cùng với quyền sống và quyền tự do. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, rằng Tuyên ngôn Độc lập USA bảo đảm quyền được mưu cầu hạnh phúc, không phải là quyền để có được tự thân hạnh phúc. Điều quan trọng, Thomas Jefferson đã không làm nhà nước phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của người dân. Thay vào đó, ông đã tìm cách chỉ để hạn chế quyền lực của nhà nước. Ý tưởng đã là để dành cho những cá nhân một lĩnh vực tư nhân của lựa chọn, tự do không chịu sự giám sát của nhà nước. Nếu tôi nghĩ rằng tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu kết hôn với John, chứ không phải Mary, đang sống ở San Francisco, thay vì Salt Lake City, và làm việc như một người pha rượu chuyên nghiệp trong quán rượu, chứ không phải là một người nông dân nuôi bò sữa, thì đó là quyền của tôi để theo đuổi hạnh phúc theo cách của tôi, và nhà nước không nên can thiệp, ngay cả khi tôi làm sự lựa chọn sai lầm.
Tuy nhiên, trong vài những mười năm qua, tình thế đã đổi ngược, và viễn kiến của Bentham đã được đón nhận nghiêm chỉnh hơn nhiều. Mọi người ngày càng tin rằng những hệ thống lớn thành lập hơn một thế kỷ trước để làm quốc gia vững mạnh, sẽ nên thực sự phục vụ hạnh phúc và an sinh xã hội cho những cá nhân công dân. Chúng ta đang không có ở đây để phục vụ nhà nước – nhưng nó thì có ở đây để phục vụ chúng ta. Quyền mưu cầu hạnh phúc, dự kiến ban đầu là kiềm chế quyền lực nhà nước, đã không ngờ được biến dạng vào thành quyền được hưởng hạnh phúc – như thể con người có một quyền tự nhiên được hưởng hạnh phúc, và bất cứ điều gì làm cho chúng ta không hài lòng là một vi phạm cơ bản vào những quyền con người của chúng ta, vì vậy nhà nước cần phải làm một gì đó (để giải quyết) về điều đó.
Trong thế kỷ XX, thu nhập GDP tính trên mỗi đầu người có lẽ đã là thước đo cao nhất, để đánh giá sự thành công của quốc gia. Từ quan điểm này, Singapore, nơi mỗi người dân sản xuất hàng hóa và dịch vụ, trung bình trị trị giá 56,000 $ một năm, là một quốc gia thành công hơn so với Costa Rica, nơi người dân chỉ sản xuất 14,000 $ một năm. Nhưng những nhà tư tưởng, nhà chính trị và thậm chí cả những nhà kinh tế thời nay, đều đang kêu gọi để bổ sung, hoặc thậm chí thay thế GDP với GDH – tổng hạnh phúc quốc gia. Sau cùng tất cả, người ta muốn gì? Người ta không muốn sản xuất. Người ta muốn được hạnh phúc. Sản xuất rất quan trọng vì nó cung cấp những cơ sở vật chất cho hạnh phúc. Nhưng nó chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh. Trong một thăm dò dư luận này tiếp một thăm dò dư luận khác, những người Costa Rica tường trình sự hài lòng với đời sống trong những mức độ cao hơn rất nhiều so với những người Singapore. Bạn có muốn, thà là một người dân Singapore có năng suất cao nhưng không hài lòng, hay là một người dân Costa Rica năng suất thấp hơn nhưng hài lòng?
Thứ lôgích này có thể đẩy loài người đến làm hạnh phúc là mục tiêu chính thứ hai của nó trong thế kỷ XXI. Ngay từ cái nhìn đầu tiên này có thể sẽ là một dự án tương đối dễ dàng. Nếu nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh đang dần biến mất, nếu loài người đang sống trong hòa bình và thịnh vượng trước đây chưa từng có, và nếu tuổi sống lâu tăng lên đáng kể, chắc chắn tất cả như thế sẽ làm con người hạnh phúc, đúng không?
Không đúng. Khi Epicurus định nghĩa hạnh phúc là sự tốt lành cao nhất, ông báo trước cho những học trò của ông, rằng để có được hạnh phúc là công việc khó khăn. Những thành tựu vật chất mà thôi sẽ không làm chúng ta thỏa mãn lâu dài. Thật vậy, sự mù quáng theo đuổi tiền bạc, danh vọng và lạc thú sẽ chỉ làm cho chúng ta đau khổ. Epicurus đã, lấy thí dụ, đề nghị ăn và uống điều độ, và kiềm chế ham muốn tình dục của một người. Về lâu dài, một tình bạn sâu đậm sẽ làm nội tâm chúng ta giàu có hơn một trận say sưa thác loạn dục tình. Epicurus phác vẽ toàn bộ một nền đạo đức của những ‘nên làm’ và ‘không nên làm’, để hướng dẫn người ta dọc con đường dài đầy gian nguy đi đến hạnh phúc chân thực.
Epicurus đã rõ ràng là ý thức về một gì đó. Có được hạnh phúc không đến dễ dàng. Mặc dù những thành tích chưa từng có của chúng ta trong vài những mười năm qua, còn xa mới có thể nói là đã rõ ràng rằng con người ngày nay thì hài lòng đáng kể hơn tổ tiên của họ trong những thời đã qua. Thật vậy, nó là một dấu hiệu lo ngại rằng mặc dù thịnh vượng hơn, thoải mái và an toàn hơn, nhưng tỉ lệ tự tử ở những nước phát triển cũng cao hơn nhiều so với trong những xã hội truyền thống.
Ở Peru, Guatemala, Philippines và Albania – những nước đang phát triển vẫn còn điêu đứng vì nghèo đói và bất ổn chính trị – có khoảng một trường hợp tự tử trong số 100.000 người mỗi năm. Ở những nước giàu và hòa bình như Switzerland, France, Japan và New Zealand, con số tự lấy đi sự sống của mình hàng năm là 25 trong 100.000 người. Năm 1985, hầu hết những người Nam Korea là những người nghèo, ít học và ràng buộc với truyền thống, sống dưới một chế độ độc tài độc đoán. Ngày nay, Nam Korea là một cường quốc kinh tế hàng đầu, những công dân của nó là trong số những người có trình độ học vấn cao nhất thế giới, và quốc gia này vui hưởng một chế độ dân chủ ổn định và tương đối tự do. Tuy nhiên, trong khi vào năm 1985 khoảng chín người Nam Korea tự tử trong số 100.000, ngày nay tỉ lệ tự tử hàng năm đã tăng gấp ba, lên đến con số 30 trong mỗi 100,000 người ].
Dĩ nhiên, có những chiều hướng đối ngược và tạọ rất nhiều khích lệ hơn. Thế nên, sự giảm mạnh tỉ lệ trẻ em chết chắc chắn đã mang lại một tăng trưởng trong hạnh phúc của con người, và con người được bù trừ một phần nào cho sự căng thẳng của đời sống ngày nay. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta một cách nào đó có hạnh phúc hơn so với tổ tiên của chúng ta, sự tăng trưởng về hạnh phúc trong chúng ta thì rất ít hơn so với chúng ta có thể đã mong đợi. Trong thời đồ Đá, con người trung bình nắm giữ trong tay mình khoảng 4.000 calori năng lượng mỗi ngày. Đây không chỉ gồm thức ăn, nhưng cũng cả năng lượng dùng vào việc sửa soạn dụng cụ, quần áo, nghệ thuật và lửa trại. Ngày nay, người USA dùng trung bình 228.000 calori năng lượng mỗi người một ngày, để nuôi không chỉ dạ dày của họ mà còn ô tô, computer, tủ lạnh và tivi của họ. ] Như thế người USA trung bình dùng năng lượng nhiều hơn sáu mươi lần so với người trung bình săn bắn hái lượm thời Đồ Đá. Có phải người USA trung bình thì hạnh phúc hơn sáu mươi lần? Chúng ta cũng có thể nghi ngờ về quan điểm lạc quan như vậy.
Và ngay cả khi chúng ta đã thắng vượt được những khổ đau của ngày hôm qua, đạt được hạnh phúc tích cực có thể là khó khăn hơn rất nhiều hơn so với huỷ bỏ tuột luốt đau khổ. Chỉ tốn một mẩu bánh mì để làm một người nông dân đói thời Trung cổ vui vẻ. Làm thế nào để bạn mang lại niềm vui cho một kỹ sư chán nản ngán ngẩm, có lương cao nhưng béo phì thừa cân? Nửa sau thế kỷ XX là một thời kỳ vàng son cho USA. Chiến thắng trong Thế chiến thứ Hai, tiếp theo là một chiến thắng thậm chí quyết định hơn trong Chiến tranh Lạnh, biến nó thành một siêu cường hàng đầu thế giới. Giữa những năm 1950 và năm 2000, GDP của USA đã tăng từ 2 nghìn tỉ đến 12 nghìn tỉ đôla. Thu nhập lợi tức tính trung bình trên mỗi đầu người trong thực tế tăng gấp đôi. Thuốc ngừa thai mới được phát minh đã khiến quan hệ tình dục tự do hơn bao giờ. Phụ nữ, giới đồng tính luyến ái, những người USA gốc Africa và những sắc dân thiểu số khác cuối cùng cũng có một phần lớn hơn của chiếc bánh USA. Tràn ngập xe ô tô giá rẻ, tủ lạnh, máy lạnh, máy hút bụi, máy rửa bát, máy giặt, phône, tivi và computer thay đổi cuộc sống hàng ngày đến hầu như không còn nhận ra. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hạnh phúc chủ quan của người USA trong những năm 1990 đã vẫn gần giống như chúng trong những năm 1950. ]
Ở Japan, mức thu nhập cá nhân trong thực tế tính trung bình đã tăng lên gấp năm, giữa những năm1958 và 1987, một trong những bùng nổ kinh tế nhanh nhất trong lịch sử. Trận tuyết núi lở này, cùng với những vô vàn thay đổi tích cực và tiêu cực trong lối sống và những quan hệ xã hội của người Japan, đã ít tác động đến ngạc nhiên trong những mức độ hạnh phúc chủ quan của người Japan. Những người Japan vào những năm 1990 đã hài lòng – hay đã không hài lòng – vẫn như họ đang trong những năm 1950. ]
Điều hiện ra rằng hạnh phúc của chúng ta đã đụng một mái trần bí ẩn bằng kính thủy tinh, không cho phép nó tăng trưởng, bất chấp tất cả những thành tựu chưa từng có của chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta cung cấp thức ăn miễn phí cho tất cả mọi người, chữa trị tất cả những bệnh tật, và bảo đảm hòa bình trên khắp thế giới, nó sẽ không nhất thiết phá vỡ mái trần bằng kính đó . Đạt được hạnh phúc thật sự thì sẽ không dễ dàng được hơn nhiều so với sự khắc phục tuổi già và cái chết.
Mái trần bằng kính thủy tinh của hạnh phúc thì được giữ tại chỗ bằng hai trụ cột lớn chắc, một tâm lý học, một sinh học. Ở mức độ tâm lý, hạnh phúc phụ thuộc vào kỳ vọng chứ không phải là những điều kiện khách quan. Chúng ta không trở nên hài lòng bởi điều khiển được một đời sống hòa bình và thịnh vượng. Thay vào đó, chúng ta trở nên hài lòng khi thực tại phù hợp với những mong đợi của chúng ta. Tin buồn là khi những điều kiện thành tốt hơn, những mong đợi thành phình to như những bong bóng. Làm những điều kiện thành tốt hơn một cách đáng kể, như loài người đã kinh nghiệm trong những mười năm gần đây, đã chuyển thành những kỳ vọng lớn hơn thay vì mãn nguyện hơn. Nếu chúng ta không làm một gì đó về điều này, những thành tựu tương lai của chúng ta cũng có thể sẽ bỏ chúng ta lại với sự không hài lòng hơn bao giờ.
Ở mức độ sinh học, cả sự mong đợi của chúng ta và hạnh phúc của chúng ta được xác định bằng trạng thái sinh hóa của chúng ta, chứ không phải tình trạng kinh tế, xã hội hay chính trị của chúng ta. Theo Epicurus, chúng ta rất vui sướng khi chúng ta cảm nhận những cảm xúc thích thú vừa ý và được tự do, thoát khỏi những cảm giác khó chịu. Jeremy Bentham chủ trương tương tự rằng Tự nhiên đã đặt con người dưới sự thống trị của hai ông chủ – vui sướng và đau khổ – và chỉ chúng mà thôi ấn định tất cả mọi sự vật việc chúng ta làm, nói và suy nghĩ. Người kế tục của Bentham, John Stuart Mill, đã giải thích rằng hạnh phúc là không gì khác ngoài vui sướng và tự do thoát khỏi đau đớn, và rằng ngoài vui sướng và đau khổ, không có tốt và không có xấu. Bất cứ ai là người cố gắng để suy diễn Tốt và Xấu từ một gì khác (như lời Gót dạy, hay vì lợi ích quốc gia) thì đang đánh lừa bạn, và có lẽ cũng đang đánh lừa chính người ấy. ]
Trong thời của Epicurus, nói như thế là phỉ báng thần linh. Trong thời của Bentham và Mill, nó đã là sự lật đổ triệt để đến gốc rễ. Nhưng trong những năm đầu thế kỷ XXI, đây là khoa học chính thống. Theo như Khoa học Đời sống, hạnh phúc và đau khổ thì không là gì cả, nhưng chỉ những dao động thăng bằng khác biệt của những cảm xúc cơ thể. Chúng ta không bao giờ cảm ứng với những sự kiện trong thế giới bên ngoài, nhưng chỉ với những cảm xúc từ trong cơ thể riêng của chúng ta. Không ai chịu đau khổ vì cô ấy bị mất việc của cô, hay vì cô đã ly dị chồng, hay vì chính phủ đã phải đi đến chiến tranh. Điều duy nhất làm con người đau đớn khổ sở là những cảm xúc khó chịu trong cơ thể của mình. Sự mất việc của một người chắc chắn có thể gây suy nhược tinh thần vì chán nản và ngã lòng và buồn rầu hay phiền muộn, nhưng suy nhược tinh thần tự nó là một loại của cảm xúc khó chịu trong cơ thể. Hàng ngàn sự vật việc có thể làm cho chúng ta tức giận, nhưng sự tức giận không bao giờ là một sự trừu tượng. Nó luôn luôn cảm thấy như một cảm giác nóng bừng và căng thẳng trong cơ thể, khiến nó là những gì làm tức giận ‘điên tiết’ lên như thế. Không phải cho không có nguyên cớ để chúng ta nói rằng chúng ta bị ‘thiêu đốt’ với giận dữ.
Ngược lại, khoa học nói rằng không ai từng bao giờ được sung sướng bởi được thăng chức, hay trúng số, hay thậm chí tìm được tình yêu đích thực. Mọi người được làm cho sung sướng bởi một điều và chỉ một điều – những cảm xúc thích thú vừa ý trong cơ thể của họ. Hãy tưởng tượng rằng bạn là Mario Gotze, tiền vệ tấn công của đội bóng đá Germany trong World Cup 2014, với Argentina; 113 phút đã trôi qua, không ghi được bàn thắng nào. Chỉ còn có 7 phút, trước khi phải quyết định thắng bại bằng những quả đá phạt đền khiếp hãi. Một số 75.000 người hâm mộ nôn nóng ngập sân vận động Maracana ở Rio, với vô số hàng triệu người lo lắng đang xem trận đấu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn chỉ cách khung thành của Argentina vài mét khi Andre Schurrle đưa đến một cú đá tạt hoàn hảo về hướng của bạn. Bạn dừng bóng bằng ngực của bạn, thả nó xuống chân bạn, bạn đá phóng nó vào lưng chừng không trung, và bạn thấy nó vọt bay qua thủ môn của Argentina, và quả bóng chôn nó sâu bên trong mạng lưới. Thắng bàn! Cả sân vận động nổ bùng như một núi lửa. Hàng chục ngàn người gầm thét như điên, đồng đội của bạn đang đua nhau chạy tới ôm và hôn bạn, hàng triệu người trong nhà họ ở Berlin và Munich buông người xuống trong nước mắt trước màn hình tivi. Bạn đang ngây ngất sung sướng, nhưng không phải vì bóng lọt lưới Argentina, hay những tiệc mừng diễn ra chen chúc trong những quán bán bia lộ thiên ở Bavaria. Bạn thì đang thực sự phản ứng với trận bão của cảm xúc bên trong bạn. Ớn lạnh chạy lên và xuống cột tủy sống của bạn, những làn sóng điện tràn ngập cơ thể bạn, và điều cảm thấy như thể bạn đang hòa tan vào hàng triệu những quả bóng năng lượng đang bùng nổ.
Bạn không cần phải ghi bàn thắng trên sân cỏ ở trận chung kết giải Bóng đá Thế giới để cảm nhận những cảm xúc như vậy. Nếu bạn nhận được một thăng thưởng bất ngờ ở sở làm, và bắt đầu nhảy lên vì vui mừng, bạn đang phản ứng với cùng một loại cảm xúc. Những phần sâu chìm hơn của não thức của bạn không biết gì về bóng đá hoặc về những công việc làm. Chúng chỉ biết những cảm xúc. Nếu bạn nhận được một thăng thưởng, nhưng vì một vài lý do nào đó, bạn không cảm thấy bất cứ một cảm xúc thích thú vừa ý nào – bạn sẽ không cảm thấy hài lòng. Điều ngược lại cũng đúng. Nếu bạn vừa bị sa thải (hoặc bị thua một trận bóng đá quyết định), nhưng bạn đang kinh nghiệm những cảm xúc rất thích thú vừa ý (có lẽ vì bạn vừa nuốt một vài viên thuốc gì đó!), bạn vẫn có thể cảm thấy mình ngất ngưởng trên đầu của thế giới.
Tin buồn là những cảm xúc thích thú vừa ý nhanh chóng lắng xuống và sớm hay muộn biến thành những cảm xúc khó chịu. Ngay cả việc ghi được bàn thắng ở trận chung kết giải Bóng đá Thế giới cũng không bảo đảm sung sướng suốt đời. Trong thực tế, nó có thể tất cả sau đó đều là xuống dốc từ đỉnh cao đó. Tương tự như vậy, nếu năm ngoái tôi nhận được thăng chức bất ngờ trong công việc, tôi có thể vẫn đang giữ vị trí mới đó, nhưng những cảm xúc rất thích thú vừa ý tôi đã kinh nghiệm khi nghe tin đó đã biến mất trong vòng vài giờ. Nếu tôi muốn cảm nhận những cảm xúc thích thú vừa ý rất tuyệt vời đó một lần nữa, tôi phải có một thăng chức khác. Và một thăng chức khác nữa. Và nếu tôi không có được một thăng chức, tôi có thể, sau cùng, nhận nhiều cay đắng và giận dữ hơn so với nếu như tôi vẫn là một con tốt khiêm tốn, một nhân viên tầm thường.
Đây là tất cả ‘lỗi’ của quá trình tiến hóa. Trong vô vàn những thế hệ, hệ thống sinh hóa của chúng ta đã thích ứng để làm tăng lên những cơ hội may mắn cho sống còn và sinh sản của chúng ta, không phải cho hạnh phúc của chúng ta. Hệ thống sinh hóa khen thưởng những hành động dẫn đến lợi ích cho sự sống còn và sinh sản với những cảm xúc thích thú vừa ý. Nhưng đây chỉ là một mánh lới quảng cáo để bán hàng nhưng phù du, chóng tan biến. Chúng ta tranh đấu để có thức ăn và bạn tình để tránh những cảm giác đói khát khó chịu và để thưởng thức những vị nồng nàn thích thú vừa ý và những kích động khoái lạc cực điểm khi giao hợp. Nhưng những vị nồng nàn thích thú vừa ý và kích động khoái lạc cực điểm khi giao hợp không kéo dài cho được rất lâu, và nếu chúng ta lại muốn cảm nhận chúng lần nữa, chúng ta lại phải đi tìm thêm thức ăn và những bạn tình.
Điều gì có thể đã xảy ra nếu một sự đột biến hiếm có trong gene đã tạo ra một con sóc, con vật này sau khi ăn một hạt trái cây nào đó, được hưởng một cảm giác vĩnh cửu của hạnh phúc? Về mặt kỹ thuật, điều này thực sự có thể thực hiện được bằng cách kết nối lại (mạng tế bào thần kinh) não của con sóc. Ai biết được, có lẽ nó đã thực sự xảy ra hàng triệu năm trước với một vài con sóc may mắn. Nhưng nếu như vậy, con sóc đó đã được hưởng một đời sống vô cùng hạnh phúc, và vô cùng ngắn, và đó đã là sự kết thúc của sự đột biến gene hiếm có. Vì con sóc lúc nào cũng và mãi mãi cảm thấy hạnh phúc như thế tất sẽ không mất công tìm kiếm thêm những hạt trái cây, không nói đến thêm những bạn tình. Những con sóc ở phe bên kia, những con bình thường cảm thấy đói cứ mỗi năm phút sau khi ăn một hạt, đã có rất nhiều cơ hội may mắn hơn để sống sót và sinh sản, di truyền gene của chúng cho những thế hệ sau. Cùng một lý do đúng như vậy, những loại hạt con người chúng ta tìm kiếm để thu thập – việc làm lương cao, nhà to, những bạn tình đẹp – hiếm khi thỏa mãn chúng ta được lâu dài .
Một số có thể nói rằng điều này cũng không đến nỗi quá xấu như vậy, vì không phải là mục tiêu làm cho chúng ta hạnh phúc – nhưng đó là hành trình đi đến mục tiêu đó. Leo núi Everest thì thỏa mãn và sung sướng nhiều hơn là đứng ở đỉnh núi; tán tỉnh và màn dạo đầu là thú vị hơn so với một cực điểm khoái lạc ngắn ngủi của bữa tiệc ái ân; và tiến hành những thí nghiệm mở lối sáng tạo thì thú vị hơn nhận được những khen ngợi và giải thưởng. Tuy nhiên điều này không làm thay đổi hình ảnh chút nào. Nó chỉ cho thấy rằng tiến hóa điều khiển chúng ta với một loạt những thích thú. Đôi khi nó quyến rũ chúng ta với cảm xúc hạnh phúc và yên bình, trong khi vào những dịp khác, nó kích thích chúng ta tiến về phía trước với những cảm xúc ly kỳ của hứng khởi và phấn khích.
Khi một con vật đang tìm kiếm một gì đó để tăng cơ hội sống còn và sinh sản của nó (lấy thí dụ thức ăn, bạn tình, hay địa vị xã hội), não tạo những cảm giác của tỉnh táo và hứng thú, lái con vật để làm những nỗ lực ngay cả lại còn lớn hơn, vì chúng như vậy là rất dễ chịu. Trong một thí nghiệm nổi tiếng, những nhà khoa học nối những điện cực vào não của một vài con chuột, có thể làm những con vật tạo được những cảm giác phấn khích chỉ đơn giản bằng nhấn một bàn đạp. Khi những con chuột được cho một sự lựa chọn giữa thức ăn ngon miệng và nhấn bàn đạp, chúng thích nhấn bàn đạp (rất giống những trẻ em thích chơi video trong phòng ngủ hơn là xuống phòng ăn để ăn tối). Những con chuột nhấn bàn đạp lần này rồi lần khác, cho đến khi chúng ngã quị vì đói và kiệt sức. Con người cũng vậy, có thể thích sự phấn khích của cuộc đua hơn là nghỉ ngơi trên vòng đội đầu kết lá laurel của chiến thắng. Tuy nhiên, những gì làm cho cuộc đua trở nên hấp dẫn là những cảm xúc phấn khởi đi cùng với nó. Không ai đã muốn leo núi, chơi trò video, hoặc tiếp tục những cuộc hẹn mù , nếu những hoạt động này đã chỉ đi kèm với những cảm xúc khó chịu của căng thẳng, thất vọng hay tẻ ngắt chán nản .
Than ôi, những cảm xúc hứng khởi thú vị của cuộc đua cũng thoáng qua như những cảm xúc sung sướng tuyệt vời của chiến thắng. Don Juan được hưởng sự rộn ràng thích thú của ân ái dài chỉ một đêm, những doanh nhân thích thú cắn móng tay mình nhìn chỉ số chứng khoán Dow Jones tăng và giảm, và những người chơi game thích thú giết những quái vật trên màn hình computer sẽ không tìm thấy sự hài lòng (trọn vẹn) trong sự nhớ lại những phiêu lưu ngày hôm qua. Giống như những con chuột, nhấn bàn đạp lần nữa và một lần nữa, những Don Juan, những ông trùm kinh doanh và những người chơi game, đều cần một cú đá mới mỗi ngày. Tệ hơn nữa, ở đây cũng thế, những kỳ vọng thích ứng với điều kiện, và những thách đố của ngày hôm qua tất cả quá nhanh chóng trở nên nhàm chán của ngày hôm nay. Có lẽ chìa khóa đến hạnh phúc không phải là cuộc đua, cũng không phải những huy chương vàng, nhưng đúng hơn là sự kết hợp những liều đúng độ của phấn khởi vui sướng và thanh thản bình an; nhưng hầu hết chúng ta có khuynh hướng nhảy bất kể tất cả từ sự căng thẳng đến sự nhàm chán và ngược trở lại, sau khi vẫn còn lại đó sự không hài lòng với một điều này giống như với một điều khác.
Nếu khoa học thì đúng và cấu trúc sinh hóa của chúng ta ấn định hạnh phúc của chúng ta, khi đó cách duy nhất để bảo đảm sự hài lòng lâu dài là bằng cách lắp ráp những dây nhợ chằng buộc nối kết hệ thống này. Quên đi tăng trưởng kinh tế, cải cách xã hội và cách mạng chính trị: để nâng cao mức độ hạnh phúc toàn thế giới, chúng ta cần phải khéo léo sửa đổi hệ thống sinh hóa của con người. Và điều này thì đúng là những gì chúng ta đã bắt đầu thực hiện trong vài mười năm qua. Năm mươi năm trước đây, những thuốc trị bệnh tâm thần bị gắn với một tai tiếng rất xấu. Ngày nay, tai tiếng xấu đó đã bị phá vỡ. Dù tốt hay xấu, một tỉ lệ lớn dần trong dân chúng dùng những thuốc trị bệnh tâm thần một cách thường xuyên, không chỉ để chữa những bệnh suy nhược tâm thần, nhưng cũng để ứng phó với nhiều hơn những chán nản ngã lòng trần tục và những buồn bã phiền muộn vô cớ bất thường.
Lấy thí dụ, những con số ngày càng tăng của học sinh dùng những chất kích thích như Ritalin. Trong năm 2011, 3,5 triệu trẻ em USA đã dùng những thuốc điều trị ADHD (chứng rối loạn của sự thiếu-chú ý lâu dài/ hiếu động quá mức)
. Ở United Kingdom, con số tăng từ 92.000 năm 1997, lên 786.000 năm 2012
]. Mục đích ban đầu là để điều trị những rối loạn (tâm lý) đưa đến thiếu chú ý lâu dài, nhưng ngày nay những trẻ em hoàn toàn khỏe mạnh uống những thuốc như thế, để hiệu năng của chúng trở nên tốt hơn, và đáp ứng sự mong đợi ngày càng tăng của những thày giáo và cha mẹ.
] Nhiều phản đối với sự phát triển này và biện luận rằng vấn đề nằm với hệ thống giáo dục hơn là với những trẻ em. Nếu học sinh bị bị rối loạn chú ý, bị căng thẳng và bị điểm thấp, có lẽ chúng ta nên đổ lỗi cho những phương pháp giảng dạy lỗi thời, những phòng học chật chội và một nhịp độ quá nhanh chóng đến không tự nhiên của đời sống. Có lẽ chúng ta nên sửa đổi những trường học chứ không phải là những đứa trẻ? Là điều thú vị nên biết để xem những lập luận đã tiến hóa thế nào. Người ta cãi nhau về những phương pháp giáo dục đã hàng nghìn năm. Cho dù ở Tàu thời cổ, hay England thời Victoria, mọi người đều có phương pháp mình ưa chuộng, và kịch liệt phản đối tất cả những lựa chọn thay thế khác. Tuy nhiên, cho đến nay mọi người vẫn đồng ý về cùng một điều: để làm cho giáo dục tốt hơn, chúng ta cần phải thay đổi nhà trường. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử, ít nhất đã có một số người nghĩ rằng sẽ có hiệu quả hơn nếu thay đổi cơ cấu sinh hóa của học sinh
].
Quân đội đang hướng tới cùng một đường: 12 phần trăm những người lính USA ở Iraq, và 17 phần trăm những người lính USA ở Afghanistan đã dùng hoặc thuốc ngủ, hoặc thuốc chống trầm cảm, để giúp họ đối phó với áp lực và dằng kéo tuyệt vọng của chiến tranh. Sợ hãi, trầm cảm và chấn thương không phải do đạn tỉa, mìn bẫy hoặc bom ngầm. Chúng được tạo ra bởi những hormone, những chất hoá học truyền thông trong hệ nơrô
và những networrk nơrô. Hai người lính có thể thấy chính họ là đồng đội sát vai nhau trong cùng một phục kích; một người thì chết lặng, tê cứng vì sợ hãi, mất ‘hồn hoảng vía’ và nhiều năm sau biến cố vẫn khổ sở vì những ác mộng; một người kia can đảm, xả súng tới trước, và đoạt huy chương. Sự khác biệt là trong cấu trúc sinh hóa của những người lính, và nếu chúng ta tìm được cách để điều khiển nó, chúng ta sẽ tức thời và đồng thời, tạo được cả hai: những người lính hạnh phúc hơn và những đoàn quân hiệu quả hơn
].
Việc theo đuổi sinh hóa của hạnh phúc thì cũng là nguyên nhân phạm pháp số một trên thế giới. Trong năm 2009, một nửa số người tù trong những nhà tù liên bang nước USA, đã vào đấy vì những chất ma túy; 38 phần trăm những người tù Italy đã bị kết án phạm pháp liên quan đến ma túy; 55 phần trăm những người tù ở UK tường trình rằng họ đã phạm tội của họ trong kết nối với một trong hai việc, dùng hoặc mua bán chất ma túy. Một tường trình năm 200, thấy rằng 62 phần trăm những người đã bị kết án ở Australia, đều dưới ảnh hưởng của những chất ma tuý khi phạm những tội ác khiến họ đã phải vào tù.
] Người ta uống rượu để quên (‘tiêu sầu’), họ hút cannabis (marijuana) để cảm thấy yên bình, họ dùng cocaine và methamphetamine để được sắc bén và tự tin, trong khi thuốc Ecstasy
cung cấp cảm giác ngây ngất, và LSD
gửi bạn ‘lên gặp Lucy trên Trời cao tít lấp lánh Kim cương’
. Những gì một số người hy vọng để có được bằng học hành, làm việc, lấy vợ nuôi con gây dựng gia đình, những người khác cố gắng để có được một cách dễ dàng hơn nhiều, qua những thứ thuốc trộn đúng liều những phân tử (hoá học). Đây là một sự đe dọa đang có mặt với trật tự xã hội và kinh tế, đó là tại sao ngày nay những quốc gia đang tiến hành một cuộc chiến dai dẳng ngoan cố, đổ máu và vô vọng với tội phạm sinh hoá.
Nhà nước hy vọng sẽ kiểm soát việc theo đuổi sinh hóa của hạnh phúc, tách những tác dụng “xấu” khỏi những tác dụng “tốt”. Nguyên tắc thì rõ ràng: những tác dụng sinh hóa nhằm tăng mạnh sự ổn định chính trị, trật tự xã hội và tăng trưởng kinh tế được cho phép và thậm chí khuyến khích (lấy thí dụ: những chất tạo bình tĩnh cho những trẻ em hiếu động trong nhà trường, hoặc đẩy những người lính bồn chồn áy náy về phía trước, vào trận chiến). Những tác dụng mà đe dọa sự ổn định và tăng trưởng đang bị cấm. Nhưng mỗi năm những loại thuốc mới được sinh ra trong những phòng nghiên cứu thí nghiệm của những trường đại học, những công ty bào chế thuốc, và những tổ chức hoạt động ngoài pháp luật, và những nhu cầu của nhà nước và thị trường cũng tiếp tục thay đổi. Khi theo đuổi sinh hóa của hạnh phúc tăng mạnh, vì vậy nó sẽ định hình lại chính trị, xã hội và kinh tế, và sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết để mang nó lại dưới kiểm soát.
Và những loại thuốc chỉ là khởi đầu. Trong những phòng nghiên cứu thí nghiệm, những nhà chuyên môn đã làm việc về những cách tinh vi hơn để tác dụng vào (cơ năng) hóa sinh của con người, chẳng hạn như gửi thẳng những kích thích điện trực tiếp đến những điểm tương ứng trong não, hoặc dùng kỹ thuật chuyển đổi DNA trong tế bào
để sửa đổi những bản thiết kế mẫu của cơ thể chúng ta. Không có vấn đề rằng phương pháp chính xác hầu đạt hạnh phúc qua tác dụng sinh học sẽ là không dễ dàng, vì nó đòi hỏi phải sửa đổi những bản vẽ mẫu cơ bản của sự sống. Nhưng trước đó, cũng không phải đã là dễ dàng để vượt qua nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh.
Còn rất xa mới đến được chắc chắn rằng con người nên đầu tư nhiều nỗ lực như thế vào việc theo đuổi sinh hóa của hạnh phúc. Một số người biện luận rằng hạnh phúc thì giản dị là chỉ không đủ quan trọng đến thế, và rằng đó là đã lầm đường khi xem sự hài lòng thích thú của cá nhân như mục đích cao nhất của xã hội loài người. Những người khác có thể đồng ý rằng hạnh phúc quả thực là sự tốt lành cao nhất, nhưng sẽ đặt vấn đề với định nghĩa sinh học của hạnh phúc như kinh nghiệm của những cảm xúc thích thú vừa ý.
Khoảng hai nghìn ba trăm năm trước, Epicurus đã báo trước cho những học trò rằng việc theo đuổi niềm vui nhưng thiếu chừng mực, không điều độ thì có khả năng gây cho họ đau khổ hơn là đem lại hạnh phúc. Một vài trăm năm trước đó, đức Phật đã có một tuyên bố còn triệt để hơn, dạy rằng sự theo đuổi những cảm xúc thích thú vừa ý thì trong thực tế, chúng chính là gốc rễ của đau khổ. Những cảm xúc loại giống như thế đều chỉ là những rung động phù du và vô nghĩa. Ngay cả khi chúng ta kinh nghiệm chúng, chúng ta không phản ứng với chúng với mãn nguyện; đúng hơn, chúng ta chỉ khao khát có nhiều thêm hơn. Do đó, không có vấn đề rằng tôi có thể kinh nghiệm được bao nhiêu cảm giác hạnh phúc thú vị, chúng sẽ không bao giờ làm tôi hài lòng.
Nếu tôi xác định hạnh phúc với những cảm xúc thích thú vừa ý nhất thời thoáng qua, và khao khát có kinh nghiệm nhiều và nhiều hơn nữa với chúng, tôi không có lựa chọn nào khác, nhưng chỉ liên tục theo đuổi chúng thường xuyên. Khi tôi cuối cùng có được chúng, chúng nhanh chóng biến mất, và vì nếu có chỉ sự nhớ lại những thú vui quá khứ sẽ không đáp ứng được tôi, tôi lại phải bắt đầu lại. Ngay cả nếu tôi tiếp tục sự theo đuổi này trong hàng những mười năm, nó sẽ không bao giờ mang lại cho tôi bất kỳ thành tựu nào lâu dài; trái lại, tôi càng khao khát những cảm xúc thích thú vừa ý, tôi càng trở thành bị căng thẳng hơn và không hài lòng hơn. Để đạt được hạnh phúc thật sự, con người cần phải chậm lại việc theo đuổi những cảm xúc thích thú vừa ý, không phải đẩy nó nhanh lên.
Quan điểm đạo Phật về hạnh phúc có rất nhiều điểm chung với quan điểm sinh hóa. Cả hai đều đồng ý rằng những cảm xúc thích thú vừa ý đều biến mất nhanh như chúng đã nảy sinh, và rằng cho đến chừng nào người ta thèm muốn những cảm xúc thích thú vừa ý mà không thực sự gặp chúng, họ vẫn không hài lòng. Tuy nhiên, vấn đề này có hai giải pháp rất khác biệt. Những giải pháp sinh hóa là phát triển những sản phẩm và phương pháp điều trị vốn sẽ cung cấp cho con người vô số những cảm xúc thích thú vừa ý, vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ phải thiếu, hay không có chúng. Đề nghị của đức Phật là hãy giảm sự thèm muốn của chúng ta với những cảm xúc thích thú vừa ý, và không cho phép chúng điều khiển sự sống của chúng ta. Theo đức Phật, chúng ta có thể huấn luyện não thức của chúng ta quan sát thật cẩn thận tất cả những cảm xúc nổi lên và mất đi liên tục như thế nào. Khi trí huệ học biết được những cảm xúc của chúng ta để hiểu chúng thực sự là gì – những rung động nhất thời và vô nghĩa – chúng ta mất đi sự quan tâm trong việc theo đuổi chúng. Vì có nghĩa lý gì trong việc chạy theo một gì đó vốn biến mất cũng nhanh chóng như nó phát sinh?
Hiện nay, con người đã có rất quá nhiều quan tâm với giải pháp sinh hóa. Bất chấp những nhà sư trong những động núi trên dãy Himalaya, hay những nhà triết học trong tháp ngà của họ nói gì, đối với những nhà tư bản có sức mạnh áp đảo khôn cưỡng, đè bẹp tất cả những gì cản đường họ, hạnh phúc là niềm vui, là những cảm xúc thích thú vừa ý. Chấm hết. Với mỗi năm qua đi, lòng khoan dung của chúng ta với những cảm giác khó chịu giảm đi, và tham ái của chúng ta với những cảm xúc thích thú vừa ý tăng lên. Cả nghiên cứu khoa học và hoạt động kinh tế đều đang ‘sang số’ đẩy mạnh đến cứu cánh đó, mỗi năm mỗi sản xuất thêm những thuốc giảm đau tốt hơn, hương vị càrem mới hơn
, nệm giường thoải mái hơn, và những trò chơi mê mải nghiện ngập hơn cho những ‘điện thoại thông minh’ của chúng ta, để chúng ta sẽ không phải chịu một khoảnh khắc nhàm chán đơn độc nào đang khi đứng đợi một chuyến xe buýt.
Tất cả điều này thì khó mà đủ, dĩ nhiên. Vì Homo sapiens, do tiến hóa, không chấp nhận được kinh nghiệm với niềm vui không đổi, nếu đó, dù gì đi nữa, là những gì con người mong muốn; càrem và những trò chơi trong smartphone sẽ không làm họ thích thú vừa ý. Điều cần thiết sẽ là thay đổi sinh hóa của chúng ta và kiến tạo lại cơ thể và não thức chúng ta. Vì vậy, chúng ta đang làm việc đó. Bạn có thể tranh luận về liệu đó là tốt hay xấu, nhưng có vẻ rằng dự án lớn thứ nhì của thế kỷ XXI – để bảo đảm hạnh phúc thế giới – sẽ bao gồm sự cấu trúc-lại, hay sắp xếp-lại, sửa đổi-lại, hay làm mới-lại Homo-sapiens như thế để nó có thể vui hưởng niềm vui vĩnh cửu.
Trạm Đọc
Theo Blogspot Chuyendaudau