Homo Deus - Lược sử tương lai: Dữ liệu sẽ phá hủy tự do của con người như thế nào?
Homo Deus - Lược sử tương lai: Dữ liệu sẽ phá hủy tự do của con người như thế nào?
Đây có thể là một viễn cảnh thật sự đáng sợ, nhưng Trí tuệ nhân tạo (AI) mà chúng ta đang phát triển có thể làm thay đổi cả bản chất của con người - đó là một lập luận đầy hấp dẫn của Yuval Noah Harari trong cuốn sách nối tiếp của siêu phẩm Sapiens: Homo Deus - Lược sử Tương lai.

Trọng tâm của cuốn sách này là một ý tưởng tuy đơn giản nhưng lạnh lùng: bản chất con người sẽ được biến đổi trong thế kỷ 21 bởi vì trí thông minh đã được tách rời khỏi ý thức. Chúng ta sẽ không sáng tạo nên những cỗ máy có cảm giác mà chỉ đơn giản là ý thức mà thôi. Robot sẽ không yêu nhau (điều đó không có nghĩa là chúng ta không có khả năng yêu robot). Nhưng chúng ta đã chế tạo ra những thứ máy móc - những mạng lưới xử lý dữ liệu rộng lớn - có thể biết được cảm xúc của chúng ta tốt hơn là chúng ta biết về chính mình: và đó là trí thông minh. Công cụ tìm kiếm Google không có niềm tin và mong muốn của riêng mình, nó không quan tâm những gì chúng ta tìm kiếm và nó sẽ không cảm thấy bị tổn thương bởi hành vi của chúng ta. Nhưng Google có thể xử lý hành vi của chúng ta để biết những gì chúng ta muốn trước cả khi ta biết mình muốn gì. Thực tế đó có tiềm năng thay đổi ý nghĩa của con người.

Image result for homo deus

Trong cuốn sách trước đây của Yuval Noah Harari, cuốn sách bán chạy nhất toàn cầu Sapiens (Sapiens - Lược sử loài người, Omega+), đã đặt ra 75.000 năm lịch sử nhân loại cuối cùng để nhắc nhở chúng ta rằng không có gì đặc biệt hay cần thiết về việc chúng ta là ai. Chúng ta chỉ là những điều ngẫu nhiên. Homo sapiens chỉ là một trong những cách khả dĩ để trở thành con người, một sự đột phá tiến hóa giống như mọi sinh vật khác trên hành tinh. Cuốn sách kết thúc với ý nghĩ rằng câu chuyện về Homo sapiens có thể sắp kết thúc. Chúng ta đang ở đỉnh cao sức mạnh nhưng chúng ta cũng có thể đã đạt đến giới hạn của nó. Cuốn sách Homo Deus đã một lần nữa đào sâu vào ý kiến này để giải thích làm thế nào khả năng kiểm soát thế giới xung quanh chúng ta lại đang biến chúng ta thành một thứ sinh vật mới.

Image result for Lược sử tương lai

Bằng chứng về quyền lực của con người ở khắp mọi nơi: chúng ta không chỉ đơn thuần là chinh phục thiên nhiên mà còn bắt đầu đánh bại cả những kẻ thù tồi tệ nhất của nhân loại. Chiến tranh ngày càng trở nên lỗi thời; nạn đói rất hiếm; bệnh dịch đã dần rút lui trên khắp thế giới. Chúng ta đã đạt được những chiến thắng này bằng cách xây dựng những mạng lưới phức tạp hơn bao giờ hết bằng cách coi con người như những đơn vị thông tin. Khoa học tiến hóa dạy ta rằng, theo một nghĩa nào đó, ta chẳng là gì ngoài các máy xử lý dữ liệu: con người cũng là các thuật toán. Bằng cách thao tác dữ liệu, chúng ta có thể điều khiển số phận của mình. Vấn đề là các thuật toán khác - những thuật toán (theo nghĩa đen) mà chúng ta đã xây dựng - có thể làm nó hiệu quả hơn nhiều so với chúng ta có thể. Đó là những gì Harari nói về việc "tách rời" trí thông minh và ý thức. Cuộc sống hiện đại được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng mỗi cá nhân con người là nguồn gốc của ý nghĩa cũng như quyền lực. Con người rồi sẽ trở thành những kẻ tự quyết định điều gì xảy ra với chính mình: đi bầu cử, mua bán, yêu đương. Nhưng điều đó không còn nữa.

Con người mang lại sức mạnh cho máy tính và mạng internet và rồi chúng sử dụng chính ý tưởng của chúng ta về ý nghĩa để xác định những gì sẽ xảy ra với chúng ta.

Related image

Những điều này thực ra không còn quá mới mẻ nữa. Mô hình nhà nước hiện đại tồn tại khoảng 400 năm nay thực sự cũng chỉ là một máy xử lý dữ liệu khác. Năm 1651, Nhà triết học Thomas Hobbes đã gọi nó là “automaton” (cũng chính là cái mà chúng ta gọi là robot). Đặc tính robot đó là nguồn sức mạnh nhưng đồng thời cũng là sự vô cảm: chính quyền không có lương tâm, điều này cho phép họ đôi làm những điều đáng sợ nhất. Có chăng những gì thay đổi hiện nay chỉ là máy móc đã trở nên hiệu quả hơn nhiều so với chính quyền. Đó cũng chính là điều Harari đã chỉ ra trong tác phẩm của mình: Chính phủ nhận ra rằng việc bắt kịp với tiến bộ công nghệ gần như là điều không tưởng. Xã hội hiện đại thì gần như ngược lại: mọi thứ đang chuyển động quá nhanh đến mức không thể tưởng tượng được tương lai có thể sẽ xoay chuyển như thế nào. Vào năm 1800, người ta có thể suy nghĩ một cách tương đối về thế giới của năm 1900 và cách chúng ta sống trong xã hội đó. Đó là lịch sử: một chuỗi các sự kiện mà con người đóng vai trò chủ đạo. Nhưng thế giới của năm 2100 hiện nay gần như không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta không biết rồi mình sẽ ở đâu, nếu lúc ấy ta còn tồn tại. Chúng ta thậm chí có thể đang xây dựng một thế giới không có chỗ cho chính mình.

Related image

Với một dự cảm đáng báo động như vậy, tại sao chúng ta không thể làm nhiều hơn để ngăn điều đó xảy ra? Harari cho rằng niềm tin hiện đại về việc mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về số phận của họ không gì hơn một bước nhảy vọt của đức tin. Sức mạnh thực sự luôn luôn gắn liền với hệ thống mạng lưới (network). Cá nhân con người là những sinh vật tương đối bất lực, không là gì so với với sư tử hoặc gấu. Bởi thế việc hình thành nên các nhóm chính là cách con người tiếp quản trái đất này. Những nhóm này - các tập đoàn, tôn giáo, tiểu bang - hiện là một phần của một mạng lưới rộng lớn các luồng thông tin được kết nối với nhau. Bởi thế, để tìm ra một điểm kháng cự - nơi những đơn vị nhỏ có thể đứng lên để tạo ra một phong trào thông tin nhằm thay đổi thế giới này luôn là điều khó khăn hơn bao giờ hết.

Một số người đã từ bỏ cuộc chiến. Thay vì các nguyên lý sáng lập của hiện đại như chủ nghĩa tự do, dân chủ và quyền tự chủ cá nhân, thì đã có một tôn giáo mới: Chủ nghĩa dữ liệu. Những “tín đồ” của chủ nghĩa dữ liệu đặt niềm tin vào thông tin bằng cách khuyến khích mọi người xem đó là nguồn duy nhất có giá trị. Chúng ta là những gì chúng ta đóng góp vào việc xử lý dữ liệu. Điều này mang lại một ưu thế rõ ràng: chúng ta sẽ ít phải đối mặt với các trở ngại hơn để có được những gì chúng ta muốn, bởi vì thông tin cần thiết để cung cấp có thể truy cập ngay lập tức. Sở thích và kinh nghiệm của con người sẽ được hợp nhất. Tuổi thọ cũng sẽ được tăng cao. Các nhà dữ liệu học tin rằng bất tử chính là biên giới tiếp theo sẽ bị vượt qua. Nhưng nhược điểm của nó cũng vô cùng hiển nhiên. Ai sẽ còn là “chúng ta” nữa đây? Sẽ chẳng còn lại gì giá trị ngoài những “điểm thông tin” đơn thuần.

Related image

Các công ty và chính phủ sẽ tiếp tục dành những sự tôn trọng nhất định tới sự riêng tư và nhu cầu riêng của con người, nhưng để phục vụ họ, họ sẽ cần phải “biến chúng ta thành những sinh vật sinh hóa”, và rồi con người sẽ bị theo dõi bởi những thuật toán mạnh mẽ. Cũng sẽ có những khía cạnh chính trị trong chủ trương này, nơi những người chấp nhận sớm - hay những cá nhân đầu tiên đồng ý tham gia dự án Dữ liệu - sẽ được nắm giữ những sức mạnh thực sự và hầu như không thể bị thách thức. Để được bước chân vào giới siêu tinh hoa mới này sẽ là điều đặc biệt khó khăn. Bạn cần phải đặc biệt thông minh, cộng với sự không sợ hãi việc kết nối bản thân với những trí thông minh của máy móc. Sau đó bạn sẽ trở thành một trong số những vị “Thần” mới. Đó thực sự là một viễn cảnh nghiệt ngã, nơi chỉ một vị linh mục nhỏ bé của những người có quyền tiếp cận với nguồn kiến thức tối thượng, và phần còn lại của nhân loại chỉ đơn giản là các công cụ trong những kế hoạch to lớn.

 

Tương lai có thể là một phiên bản nâng cấp của quá khứ xa xôi: Ai Cập cổ đại nhân với sức mạnh của Facebook.

 

Harari cẩn thận không dự đoán rằng những khải tượng xa lạ này sẽ xảy ra. Sau tất cả, tương lai là điều không thể biết được. Ông bảo lưu ý kiến mạnh mẽ nhất của mình về tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với tình trạng quan hệ hiện tại giữa con người và động vật. Nếu trí thông minh và ý thức đang tách rời thì nó đặt hầu hết con người trong tình huống tương tự như những động vật khác: có khả năng chịu đựng trong tay của những kẻ sở hữu trí thông minh vượt trội. Harari dường như không quá lo lắng về viễn cảnh robot đối xử với con người như cách con người đối xử với ruồi, với sự thờ ơ và bạo lực. Thay vào đó, ông muốn chúng ta suy nghĩ về cách chúng ta đối xử với động vật trong các hệ thống canh tác công nghiệp hóa rộng lớn. Lợn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi sống trong điều kiện chật chội hoặc buộc phải tách rời khỏi con cái của chúng. Nếu chúng ta nghĩ rằng sự đau khổ này không được tính vì nó không liên minh với trí thông minh cao hơn, thì chúng ta đang giơ một cái gậy lên trên chính tấm lưng của mình và chẳng bao lâu cũng sẽ đập xuống. Và cái giá nào chúng ta sẽ phải trả sau đó?

Image result for Lược sử tương lai

Đây là một cuốn sách vô cùng thông minh, đầy những hiểu biết sâu sắc và trí thông minh xuất sắc. Nhưng như những gì chính Harari đã thừa nhận, đó chỉ là những sự thông minh theo tiêu chuẩn con người chứ chẳng có gì đặc biệt hết. Với tiêu chuẩn của những thứ máy móc cao siêu nhất, những lý lẽ này có lẽ chỉ là thứ tầm thường, các tập dữ liệu còn khá hạn chế. Giá trị thực sự của cuốn sách đến từ một ý thức đặc biệt đằng sau nó. Homo Deus - Lược sử tương lai là một cuốn sách kì quặc và tươi mới. Harari quan tâm đến số phận của động vật trong một thế giới con người nhưng ông viết về triển vọng cho Homo sapiens trong một thế giới hướng dữ liệu với một sự phụ thuộc cao cả. Khó có thể phủ nhận cuốn sách tiềm ẩn một sự hấp dẫn sâu sắc, và thật khó để tưởng tượng bất cứ ai có thể đọc cuốn sách này mà không cảm thấy cuốn hút, hồi hộp. Nietzsche đã từng viết rằng nhân loại sắp sửa khởi hành trên một vùng biển rộng, bây giờ chúng ta cuối cùng đã bỏ lại đạo đức Kitô giáo ở phía sau. Homo Deus làm cho ta cảm thấy như thể con người đang đứng ở rìa của một vách đá sau một hành trình dài và gian khổ. Cuộc hành trình này dường như không còn quan trọng nữa. Chúng ta sắp bước vào cõi thánh thần.

Theo The Guadian.

Tags: