Hiểu tường tận chính bản thân mình: Kỹ năng quan trọng nhất mà không ai dạy bạn cả
Hiểu tường tận chính bản thân mình: Kỹ năng quan trọng nhất mà không ai dạy bạn cả
Trước khi qua đời ở tuổi 39, Blaise Pascal đã có những đóng góp lớn cho cả ngành vật lý và toán học, nổi bật nhất là những ý tưởng của ông về chất lỏng, hình học và xác suất.

Tuy nhiên, cống hiến của ông lại có ảnh hưởng nhiều hơn đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Dù vậy, trên thực tế, ông lại là người đặt nền tảng cho nhiều môn khoa học xã hội.

Điều thú vị là phần lớn trong số những ý tưởng sáng tạo do ông nghĩ ra lại rơi vào thời điểm ông mới ở tuổi thiếu niên, một vài ý tưởng khác xuất hiện trong đầu ông khi ông bước sang tuổi đôi mươi. Và cho đến tuổi trưởng thành, lấy cảm hứng từ những trải nghiệm tôn giáo, ông thực sự bắt đầu nghiêng hẳn sang nghiên cứu triết học và thần học.

Ngay trước khi qua đời, ông đã tìm ra lời giải cho những thắc mắc bấy lâu chất chứa trong tâm trí ông. Cuối cùng, những ý tưởng đó đã được xuất bản thành một tuyển tập dưới nhan đề Pensées.

Cuốn sách đó là tác phẩm của nhà toán học, chia sẻ về việc ông đã lựa chọn một cuộc sống tràn đầy niềm tin và điều có ý nghĩa với cuộc sống mỗi người. Đó là bản kế hoạch cho một chặng đường tâm lý dài.

Theo Pascal, chúng ta e ngại sự im lặng, chúng ta sợ hãi cảm giác chán nản. Thay vì để mất sự tập trung và không thể làm gì được thì chúng ta bỏ qua các vấn đề của cảm xúc nhưng tâm trí vẫn còn đó sự không hài lòng.

 

 

Hiểm hoạ của việc kết nối

 

 

Ngày nay, thông điệp của Pascal dường như có vẻ đúng. Nếu phải dùng một từ nào đó để miêu tả bước tiến đã được thực hiện trong 100 năm qua thì đó là sự kết nối.

 

Công nghệ thông tin đã dẫn đường cho xu hướng phát triển văn hoá của chúng ta. Từ điện thoại, radio, TV cho đến internet, chúng ta đều tìm thấy nhiều cách khác nhau để mang chúng ta đến gần nhau hơn, cho phép chúng ta liên lạc với thế giới chỉ trong chớp mắt.

Tôi có thể ngồi tại văn phòng ở Canada và “đưa mình đi đến bất cứ nơi đâu” qua Skype. Tôi có thể đứng ở bên này của thế giới và vẫn biết điều gì đang diễn ra ở nhà thông qua việc mở một trình duyệt tìm kiếm bất kỳ và thực hiện vài thao tác click chuột.

Nhưng giờ đây, chúng ta lại đang sống trong một thế giới, nơi mọi người được kết nối với mọi thứ trừ chính bản thân mình. Ấy vậy mà, điều tồi tệ hơn lại là, bạn càng không thoải mái với cô đơn thì bạn càng không thể hiểu được chính mình. Và vì vậy, bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để lẩn tránh việc quá tập trung vào những thứ khác. Trong quá trình này, bạn sẽ ham mê các kiểu công nghệ đem đến cho bạn cảm giác tự do.

Chúng ta có thể sử dụng tiếng ồn của thế giới để xua tan đi cảm giác khó chịu khi phải đối mặt với bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự không thoải mái đó sẽ qua đi.

Hầu hết mọi người đều tự nhận thức được chính mình. Họ nghĩ họ biết những gì họ cảm thấy, những gì họ muốn và vấn đề của họ là gì. Tuy nhiên, sự thật là rất hiếm người thực sự làm được như vậy. Và những người đầu tiên làm được như vậy sẽ cho bạn biết sự tự nhận thức hay thay đổi thế nào và quãng thời gian cô đơn họ đã chịu đựng ở ngoài kia ra sao.

Trong thế giới hôm nay, mọi người có thể đi đến hết cuộc đời mà không thực sự lật bỏ những lớp mặt nạ họ đang đeo. Thực tế nhiều người đã như vậy.

Chúng ta ngày càng mất liên lạc với con người thực của mình và đó chính là vấn đề gây nhức nhối.

 

 

Chán nản cũng là một dạng động lực

 

 

Nếu chúng ta quay trở lại với các vấn đề nền tảng thì ác cảm với nỗi cô đơn chính là ác cảm dành cho cảm giác buồn chán.

Chúng ta nghiện xem TV bởi vì TV đang chiếu những nội dung khiến chúng ta cảm thấy hài lòng.

Hầu hết những thứ kiểm soát cuộc sống của chúng ta đều theo cách không lành mạnh chút nào. Chúng ta sợ những thứ ở đâu đâu. Và vì vậy, chúng ta luôn tìm kiếm điều gì đó mang tính giải trí, chúng ta tìm kiếm sự đồng hành và nếu mọi thứ thất bại, chúng ta thậm chí lại đuổi theo những mức độ giải trí, đồng hành cao hơn.

Chúng ta đang lờ đi sự thật rằng, không bao giờ dám đối mặt với những thứ hư vô ấy cũng giống như việc không bao giờ đối mặt với chính mình. Và chưa bao giờ đối mặt với chính mình là lý do tại sao chúng ta cảm thấy cô đơn và lo lắng dù các thiết bị liên lạc với những người xung quanh luôn ở tình trạng sẵn sàng.

May mắn thay, chúng ta đã có giải pháp. Cách duy nhất để bản thân không bị huỷ hoại bởi nỗi sợ hãi là đối mặt với nó. Chúng ta hãy để nỗi sợ hãi đưa bạn đến nơi bạn muốn xử lý những cảm giác tệ hại đang ngự trị trong bạn. Đó là lúc bạn lắng nghe chính mình và đó là khi bạn sẽ học được cách gắn kết với mọi ngóc ngách trong con người bạn, những thứ lâu nay đang khiến bạn phân tâm.

Vẻ đẹp của việc làm này nằm ở chỗ, một khi bạn đi qua những rào cản đó, bạn nhận ra rằng, cô đơn cũng không đến nỗi tệ lắm. Cô đơn có thể mang đến lực đẩy nào đó cho bạn.

Khi bạn bị bủa vây bởi những giây phút cô đơn và tĩnh lặng, bạn sẽ dần quen với môi trường đó và môi trường ấy không cho phép bạn mãi chìm đắm trong đó. Thế giới trước mắt bạn ngày càng phong phú, vui tươi và bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ ở đúng bản chất của chúng.

Bạn nhận ra rằng, bạn có thể quan tâm đến nhiều thứ khác hơn là những thứ ồn ào, trống rỗng trước mắt.

Đôi khi, cảm giác cô đơn dẫn bạn đến tâm trạng buồn rầu. Tuy nhiên, về dài hạn, nếu lúc nào bạn cũng vui thì bạn đang không nhận ra mình thực sự là ai.

Trải qua cảm giác chán nản cho phép bạn khám phá cuốn tiểu thuyết ở những nơi mà bạn không nghĩ đó là tiểu thuyết. Việc này khiến bạn gần giống như một đứa trẻ vô điều kiện khi lần đầu nhìn thế giới với đôi mắt ngơ ngác. Chính điều này đã giải quyết phần lớn những xung đột trong nội tại con người chúng ta.

 

 

Chúng ta nên làm gì?

 

 

Thế giới càng tiến bộ, chúng ta càng có nhiều động lực để liên lạc với bên ngoài.

Mọi thứ đang được kết nối chặt chẽ với chúng ta đến mức khiến chúng ta cảm thấy cô lập. Chúng ta bận rộn đến mức quên mất chính bản thân mình. Đây chính là điều khiến chúng ta cảm thấy ngày càng cô đơn hơn.

Điều thú vị là thủ phạm chính không phải là nỗi ám ảnh của chúng ta với bất cứ sự kích thích đặc biệt nào. Chính cảm giác sợ hãi về những thứ hư vô mới là nhân tố chịu trách nhiệm cho tình trạng này.

Nếu không nhận ra giá trị của sự cô đơn, chúng ta sẽ phớt lờ sự thật rằng, một khi chúng ta phải đối mặt với cảm giác buồn chán, thì nó có thể mang đến một kích thích nào đó. Và cách duy nhất đối mặt với nó là hãy dành thời gian cho nó. Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, bạn hãy dành chút thời gian để ngồi xuống và tĩnh lặng xem xét lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình.

Lời khuyên lâu đời nhất trên thế giới này là hãy biết mình. Và đây là lý do vì sao. Nếu mình không hiểu chính mình thì bạn không thể tìm được cách nào hiệu quả để tương tác với thế giới xung quanh. Nếu không dành thời gian để hiểu chính mình, chúng ta sẽ không có nền tảng nào để kiến tạo nên phần còn lại của cuộc đời mình.

Cô đơn và kết nối với những cảm xúc, suy nghĩ sâu thẳm nhất trong bản thân mình là kỹ năng mà không ai dạy cho chúng ta cả.

Cô đơn có thể không phải là giải pháp cho mọi vấn đề nhưng đó chắc chắn là một khởi đầu tốt.

Trên đây là quan điểm của Zat Rana, cây viết hàng đầu về Văn hoá, Cuộc sống, bài học cuộc sống, Tâm lý, Phát triển bản thân trên trang Medium.

Theo The Medium 

Minh Phương

Tags: