Giải thưởng Sách Quốc gia: Nơi giá trị sách hay, sách đẹp được khơi nguồn
Giải thưởng Sách Quốc gia: Nơi giá trị sách hay, sách đẹp được khơi nguồn
Nhằm hướng đến giá trị cao nhất là tạo sự lan tỏa sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội, Giải thưởng Sách Quốc gia sau nhiều kỳ giải đều có những thành công lớn. Bên cạnh rất nhiều những giải thưởng của báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ Giải thưởng Sách Quốc gia xứng đáng là nơi khơi nguồn giá trị sách hay, sách đẹp hiện nay.

Giải thưởng Sách Quốc gia do Hội Xuất bản Việt Nam và Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức. Là sự tiếp nối và mở rộng của giải thưởng Sách Việt nam được trao thưởng hàng năm cho những tác phẩm có giá trị nổi bật về chính trị tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm ghi nhận và tôn vinh những cuốn Sách hay và Sách đẹp đến cộng đồng, khích lệ các tác giả dịch giả, những nhà khoa học, những người tham gia công tác xuất bản, in và phát hành sách để nâng cao dân trí và bảo vệ xây dựng cũng như phát triển đất nước.

Mục tiêu của Giải thưởng Sách Quốc gia là tôn vinh sách hay, sách đẹp

Tính đến năm 2020 Giải thưởng Sách Quốc gia đã có 2 lần trao giải. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất diễn ra vào sáng ngày 19/4/2018, tại Thư viện Quốc gia (Hà Nội), Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Bộ TT&TT tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2 diễn ra vào 20h ngày 26/12 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội. Đơn vị đồng hành: Tập đoàn Sungroup và Tập đoàn Trung Nguyên Legend. Và dự kiến trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 3 vào ngày 10/10/2020.

Giải thưởng Sách Việt Nam tổ chức từ năm 2005 - 2016 thu được nhiều kết quả tốt đẹp, tôn vinh giá trị của sách. Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp giải thành Giải thưởng Sách Quốc gia. Với mục tiêu khẳng định giá trị sách đối với đời sống xã hội; khuyến khích và tôn vinh các tác giả, dịch giả, nhà nghiên cứu, sáng tác, sưu tầm, các nhà xuất bản, các đơn vị làm sách. Bên cạnh đó, giải thưởng còn là “cầu nối” để sách đến với bạn đọc, lan tỏa, nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội còn là một yêu cầu, thách thức lớn, đòi hỏi nỗ lực cố gắng nhiều hơn.

Những cuốn sách đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất

Hơn nữa, việc tôn vinh những thành quả to lớn của các nhà khoa học, các tác giả, dịch giả, đội ngũ những người làm sách, cần có biện pháp để nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải để tương xứng với kỳ vọng của đông đảo bạn đọc, trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình.

Giải thưởng Sách Quốc gia được trao hàng năm cho những cuốn sách hay, sách đẹp. Đây là chương trình tôn vinh những cuốn sách giá trị và người làm sách.

Có nhiều điểm mới trong quy trình tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia mỗi năm

Mặc dù mới trải qua hai lần trao Giải thưởng Sách Quốc gia nhưng mỗi năm sẽ có những điểm mới bổ sung trong hình thức xét duyệt mới và theo những quy trình nhất định.

Với năm 2019, theo quy chế, việc chấm giải qua ba vòng: Hội đồng sơ khảo, hội đồng chung khảo và hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia. Hội đồng sơ khảo đã chia thành 5 tiểu ban chuyên ngành: Sách chính trị, kinh tế; sách khoa học xã hội và nhân văn; sách khoa học tự nhiên và công nghệ; sách văn hóa, văn học và nghệ thuật; sách thiếu nhi.

Các thành viên hội đồng chung khảo dựa trên kết quả vòng sơ khảo để đọc, thẩm định và đề xuất giải thưởng. Tại hội nghị chung khảo, các thành viên đã bỏ phiếu xét giải. Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia sẽ họp, nghe báo cáo kết quả chấm giải và phản biện. Từ đó, hội đồng mới đưa ra kết quả cuối cùng. Để có được quy chế này, Hội đồng Giải thưởng đã làm việc khách quan, nghiêm cẩn. Mặc dù năm 2019 mới là lần thứ hai Giải thưởng Sách Quốc gia được tổ chức, quy chế giải có sự kế thừa của 11 lần chấm Giải thưởng Sách Việt Nam trước đây.

Những cuốn sách, bộ sách đoạt giải được đánh giá là những tác phẩm giàu tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc, những công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, nghiêm túc có nhiều giá trị khoa học, xã hội và thực tiễn cao. Giải thưởng Sách Quốc gia gồm 3 mức giải (A, B và C) trao cho 5 mảng: Chính trị, kinh tế; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Khoa học xã hội và nhân văn; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi.

Đến năm 2020, quy trình chọn giải lại theo 4 bước cơ bản: Cấp cơ sở, Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo và Hội đồng Sách Quốc gia. 

Ở cấp cơ sở, các đơn vị làm sách tuyển chọn tác phẩm tốt gửi cho hội đồng xét giải. Sau khi phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành để xem xét tính pháp lý của sách dự giải, hội đồng xét giải thành ba cấp.

Hội đồng Sơ khảo chia thành 5 tiểu ban chấm giải (Tiểu ban sách Chính trị, kinh tế; Khoa học, tự nhiên và công nghệ; Khoa học, xã hội và nhân văn; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Sách thiếu nhi). Sau khi Hội đồng Sơ khảo nhận xét, thẩm định sẽ bỏ phiếu kín và gửi kết quả lên Hội đồng Chung khảo.

Hội đồng Chung khảo mời các chuyên gia bên ngoài nhận xét sách, phản biện, tiếp tục bỏ phiếu rồi chuyển cho Hội đồng Sách Quốc gia quyết định cuối cùng.

Các thành viên Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia làm việc sáng 11/9/2020

Hơn hết, mỗi cuốn sách đều phải có hai chuyên gia đọc và nhận xét. Với bộ sách lớn, tiểu ban có ba chuyên gia đọc, mời các chuyên gia ngoài tiểu ban đọc sách và cho nhận xét. Sau khi có ít nhất 4 người đọc thẩm định một cuốn sách, tiểu ban mới họp, mỗi người trình bày nhận xét của mình về sách. Trên cơ sở ấy, tiểu ban xét giải bỏ phiếu. Cuốn sách nào đạt giải A phải đạt bình quân trên 90 điểm của các thành viên.

Công bố giải thưởng

Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cũng đề nghị đưa ra hướng dẫn cụ thể thang điểm chấm, cách chấm tới các thành viên hội đồng. Hội đồng cũng cần tìm thêm gương mặt trẻ, gương mặt mới để kế thừa, có thêm góc nhìn đa dạng cho giải thưởng. Thông báo kết quả Giải sách quốc gia bằng cách tổ chức lễ công bố kết quả. Mọi kết quả chấm của các tiểu ban chuyên ngành cho thấy những cuốn sách được đề xuất xét trao giải đều bảo đảm chất lượng và hình thức.

Xem thêm dự kiến trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba tại đây:  http://tramdoc.vn/tin-tuc/giai-thuong-sach-quoc-gia-du-kien-trao-ngay-10-10-nvbdgW.html 

Trạm đọc (Read Station)

Tổng hợp

Tags: