Đọc gì cho khỏi ngộ độc Self-help: 5 cuốn sách tâm lý học nếu bạn muốn thực sự thay đổi bản thân
Đọc gì cho khỏi ngộ độc Self-help: 5 cuốn sách tâm lý học nếu bạn muốn thực sự thay đổi bản thân

Những cuốn sách self-help thật sự có ích là một trong những món quà tuyệt vời nhất của xã hội chúng ta; nhưng nếu đọc self-help mà không đúng cách thì nó không chỉ vô dụng mà còn có nguy cơ gây hại cực lớn.

 Nếu bạn tham dự bất kì sự kiện self-help nào, bạn sẽ thấy rất nhiều gương mặt quen thuộc trong nhiều năm liền, những người vẫn giữ thái độ như trước với tư duy luẩn quẩn. Họ nghĩ mình tiến bộ nhưng so với phần còn lại của thế giới, họ dường như đang đi lùi lại - họ trở thành con vẹt nhắc đi nhắc lại những trích dẫn tích cực, sâu sắc, đưa ra những lời khuyên vô ích cho cuộc sống của người khác. Trong tâm tư, họ nghĩ mình đang làm điều gì đó cho chính cuộc sống của mình. Họ đang “hiện thực hóa” bản thân.

Khao khát được phát triển bản thân của họ biến thành một nỗi ám ảnh. Họ tự tạo ra cảm giác ưu việt thượng đẳng vì họ biết những thứ mà người khác không biết. Nhưng cuối cùng họ thấy xa lạ với những người bình thường. Họ vẫn lắng nghe những lời động viên, các kiểu hô hào khẩu hiệu dù thời gian vẫn cứ trôi đi.

Do đó điều quan trọng nhất là nếu không muốn rơi vào tình trạng trên, chúng ta phải chọn đọc đúng sách. Dưới đây là 10 cuốn sách về tâm lý học tích cực nếu bạn thực sự muốn thay đổi. Những cuốn sách mang lại nhiều bài học dù khó nhằn nhưng thực sự có hiệu quả trong việc phát triển bản thân.

 

Proust có thể thay đổi cuộc đời bạn như thế nào - Alain De Botton

 

 

Alain De Botton, người được mệnh danh là “triết gia đời sống” bắt đầu cuốn sách bằng việc hỏi chúng ta sẽ làm gì trong những giờ phút cuối cùng trước khi đối mặt với thảm họa có thể hủy diệt toàn bộ nhân loại. De Botton nói rằng câu hỏi này đã được những người nổi tiếng ở Pháp trả lời trên tờ nhật báo L’Intransigeant vào năm 1922. Hầu hết trong số họ đều trả lời câu hỏi nghiệt ngã này với thái độ buồn rầu. Có người thì nói rằng họ sẽ chờ kiếp sau bằng cách cầu nguyện, những người khác thì nói rằng sẽ chơi golf vào những giờ phút cuối cùng.

Khi Marcel Proust, ông trả lời với một sự lạc quan kì lạ đến bất ngờ khi nghĩ về ngày tận thế:

Tôi nghĩ rằng đời sống sẽ trở nên rất tuyệt vời nếu chúng ta đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. Hãy nghĩ tới bao nhiêu kế hoạch, chuyến du lịch, mối tình, chuyện học hành đã bị giấu đi, bị biến thành vô hình bởi chính sự lười biếng của chúng ta, một tương lai bấp bênh, đã trì hoãn chúng vô thời hạn.

De Botton đọc các tác phẩm, thư từ và tạp chí của Proust và phân tích trí tuệ và sự thông thái trong đó để chúng ta sử dụng. Đó là một loại cuốn sách self-help hiếm hoi không nhằm mục đích giúp người đọc thành công mà trở nên thông thái.

Thay vì an ủi chúng ta về 'đau khổ của cái chết', cuốn sách cho chúng ta thấy sự ngắn ngủi của cuộc đời có thể giúp chúng ta 'yêu cuộc sống ngày hôm nay'; thay vì dạy chúng ta cách 'tránh cảm xúc tiêu cực'; nó dạy chúng ta cách 'thành công trong việc chịu đựng'; thay vì chỉ cho chúng ta ‘cách nói chuyện với bất cứ ai’ tại một bữa tiệc, họ cho chúng ta thấy ‘làm thế nào để trở thành một người bạn tốt’; thay vì lấp đầy tâm trí của chúng tôi với những giấc mơ phiêu lưu và cảnh tượng, họ chỉ cho chúng ta thấy những đồ vật nhàm chán như đồ dùng nhà bếp có thể có vẻ đẹp sâu sắc như thế nào nếu chúng ta tự dạy 'cách mở mắt'.

Đôi khi, bạn đọc một cuốn sách và cảm thấy như thể nó đã được viết riêng cho bạn. Tác giả có thể đưa vào những câu từ để chỉ những cảm xúc hoang mang sâu sắc mà bạn nhận ra là của riêng bạn nhưng khó khăn khi đấu tranh để thể hiện bản thân. Proust có thể thay đổi cuộc đời bạn như thế nào này là loại sách như thế.

Tìm đọc cuốn sách ngay tại đây

 

Thức Tỉnh Mục Đích Sống - Eckhart Tolle

 

Eckhart Tolle bị trầm cảm nặng nề trong hầu hết giai đoạn trưởng thành của ông. Khi mới 29 tuổi, ông bắt đầu có những ý nghĩ tự sát. Một đêm đặc biệt, ông bị một cơn hoảng loạn và càng gần hơn tới việc thỏa mãn nhu cầu được tự sát của mình. Khi ông thức dậy vào ngày hôm sau, mọi thứ dường như khác đi - nhẹ hơn. Những suy nghĩ ám ảnh đã dừng lại. Ông cảm thấy yên bình. Eckhart không biết điều đó, nhưng sau đó ông nhận ra mình đang trải qua những gì nhiều người gọi là giác ngộ.

Trong cuốn sách đầu tiên của ông, Sức Mạnh Của Hiện Tại, Tolle dạy chúng ta giác ngộ là gì, cảm thấy nó như thế nào và làm thế nào để đạt được nó. Ông trả lời các câu hỏi về khái niệm mơ hồ của việc ‘sống’ và hướng dẫn chúng ta trên hành trình của chính mình để giác ngộ.Thức Tỉnh Mục Đích Sống, thì lại như một cuốn sổ tay cho việc khai sáng cuộc sống thường ngày. Bên trong cuốn sách , Eckhart Tolle cho chúng ta cái nhìn giác ngộ của ông về nghịch cảnh, xung đột, đau khổ, đau đớn, thành công và hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách ngay tại đây

 

Tâm lí học lảm nhảm: Giải mã bí ẩn về thế hệ Self-help - Stephen Briers  

 

Phát triển bản thân là một điều tuyệt vời nếu nó có tác dụng, nếu không, nó là một mối nguy hại về mặt tâm lí. Sự mất kiểm soát trong cuộc sống của mình khi chúng ta thất bại trong việc thay đổi có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu. Chúng ta cảm thấy tốt khi chúng tôi tham gia hội thảo tiếp thêm động lực, nhưng sáu tháng sau, khi chúng ta thấy mình vẫn vụn vỡ và cô đơn, những người theo học các lớp phát triển bản thân có thể thấy bản thân mình thật khó chịu.

Stephen Briers là một nhà tâm lý học lâm sàng của Anh. Công việc của ông là giúp mọi người có những thay đổi thực sự ý nghĩa trong cuộc sống của họ, và vượt qua những bệnh tâm thần nghiêm trọng. Briers, như một người chiến đấu trên tuyến đầu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, ông so sánh của bộ não giống như một máy tính có thể bị 'tấn công' theo ý muốn.

Trong cuốn Tâm lí học lảm nhảm, ông nghiên cứu và chỉ ra vấn đề với những bài tập như cố gắng nâng cao lòng tự trọng, khám phá bản thân, tự khẳng định mình và cả việc theo đuổi hạnh phúc. Trở thành một chuyên gia self-help không giúp ích được gì cho bạn. Lí luận của Briers là self-help không phải một thứ quá kinh khủng, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì nó có thể trở nên thồi tệ.

Trong 23 chương của cuốn sách, ông dần khám phá những bí ẩn khác nhau. Những ai nghiện self-help thường trở nên giáo điều và đôi khi còn hơi ảo tưởng. Cuốn “Tâm lí học lảm nhảm” như một liều thuốc kháng sinh với căn bệnh như thế.

 

Sự An Ủi của Triết Học - Alain De Botton

 

Trong một buổi phỏng vấn, khi được hỏi rằng ông học được gì từ việc đọc, Alain de Botton trả lời:

Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của việc đọc là giúp bạn sống. Không phải là để qua được kì thi. Không phải để làm cho bạn trông có vẻ thông minh. Nó nhằm mục đích rút ra bài học để bạn có thể dùng vào một lúc nào đấy. Và mục đích của tôi trong việc trở thành một người viết là nhắc nhở người đọc về một cái thường được gọi là “self-help”. Hiện tại thì nó là một cụm từ gây tranh cãi khá nhiều. Chúng ta cần phải đọc để giúp bản thân và giúp cho xã hội. Tôi không tin vào kiến thức quá trừu tượng và làm ra cốt chỉ để gây ấn tượng. Tôi tin vào tri thức có thể mang cho chúng ta hạnh phúc theo đúng nghĩa của nó.

Khi những diễn giả truyền cảm hứng nói về những thành công mà họ đạt được, đó là một điều nghe có vẻ mỉa mai. Họ truyền động lực cho chính mình trở thành một diễn giả truyền động lực giỏi. Họ nói với chúng ta rằng họ làm việc siêu chăm chỉ, không ngủ nghỉ để thành công trong việc bảo người khác làm việc siêu chăm chỉ và không ngủ nghỉ.

Hãy so sánh loại người này với Seneca, một triết gia người La Mã theo trường phái khắc kỉ, trong những năm tháng tuổi 20, ông phải chịu đựng bệnh lao phổi trong 6 năm liền dẫn tới trầm cảm muốn tự tử, bị đày khỏi quê hương trong 8 năm và cuối cùng bị ép trở thành người thầy cho bạo chúa Nero, người đã buộc ông tự sát trước mặt vợ con mình.

Alain De Botton dùng tiểu sử và các bài viết về triết học của Seneca để dạy cho chúng ta về tuyệt vọng và giận dữ. Seneca là một ví dụ điển hình. Mỗi ngày, khi dạy học cho Nero, cuộc sống của ông bấp bênh như ở trên một cái cân. Khi Seneca nói về chủ nghĩa khắc kỉ và sự bình đẳng, ông không chỉ thuyết giáo mà còn thực hành nó - ngay cả khi ông tự sát những người chứng kiến nói rằng ông vẫn giữ được bình tĩnh và vị tha trong khi tất cả những người khác đau đớn.

Trong cuốn Sự an ủi của Triết học, Alain De Botton đã dùng tiểu sử và ghi chép triết học của 5 nhà tư tưởng vĩ đại khác để dạy cho chúng ta những bài học cuộc sống. Michel de Montaigne chỉ cho chúng ta cách cải thiện lòng tự trọng, Socrates nói về sự nổi tiếng, Epicurus nói về của cải và hạnh phúc, Schopenhauer nói về tình yêu và Nietzsche nói về nghịch cảnh và tuyệt vọng.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách ngay tại đây.

 

Hướng nội: Sức mạnh của sự yên lặng trong một thế giới nói không ngừng - Susan Cain

 

Có ít nhất một phần ba trong số người quen của chúng ta có tính hướng nội. Họ là những người thích lắng nghe nhiều hơn lên tiếng; họ đổi mới và sáng tạo nhưng không thích tự đề cao bản thân; họ thích làm việc độc lập hơn làm việc theo nhóm. Chính những người hướng nội như Rosa Parks, Chopin, Dr. Seuss, Steve Wozniak đã mang đến nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội.

Trong Hướng Nội, Susan Cain chỉ ra được rằng chúng ta đánh giá quá thấp những người hướng nội và rằng sai lầm này đã khiến chúng ta thiệt thòi đến mức nào. Bà giới thiệu cho chúng ta biết những người hướng nội thành đạt – từ một diễn giả hóm hỉnh, năng động phải tìm không gian tĩnh lặng để phục hồi năng lượng sau mỗi lần diễn thuyết, cho đến một nhân viên phá kỷ lục bán hàng biết thầm lặng khai phá sức mạnh của những câu hỏi. Bằng những lập luận mạnh mẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng nhiều câu chuyện người thật việc thật sâu sắc, Hướng Nội có sức mạnh làm thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta nhìn nhận về những người hướng nội cũng như cách họ nhìn nhận bản thân, một yếu tố quan trọng không kém.

“Người hướng nội có xu hướng là những người quan sát trước khi nhảy. Họ sắp xếp cuộc sống của họ theo cách hạn chế những bất ngờ. Họ thường nhạy cảm với các điểm tham quan, âm thanh, mùi, đau, cà phê. Họ gặp khó khăn khi bị nhìn chằm chằm (tại nơi làm việc, nói, hoặc biểu diễn tại một buổi biểu diễn âm nhạc).

Người hướng nội có khuynh hướng đi theo triết học hoặc tâm linh, chứ không phải là vật chất hay chủ nghĩa khoái lạc. Họ không thích những tâm sự vặt. Họ thường mô tả mình là sáng tạo hoặc trực quan. Họ mơ ước một cách sống động, và thường có thể nhớ lại những giấc mơ của họ vào ngày hôm sau. Họ yêu âm nhạc, thiên nhiên, nghệ thuật, vẻ đẹp thể chất. Họ cảm thấy những cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ - đôi khi cơn giận dữ cấp tính, nhưng cũng buồn phiền, u sầu và sợ hãi.”

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại đây

Trạm Đọc tổng hợp.

Tags: