Đâu mới là mục đích thực sự của việc viết lách?
Đâu mới là mục đích thực sự của việc viết lách?
Orwell bàn về động cơ thực sự của nghệ thuật và của các nghệ sĩ.
Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ vào mùa hè năm 1936 và Orwell đã lên đường tới thành phố Barcelona để gia nhập phe Cộng hoà. Tại đó, Orwell gặp nhà chính trị xã hội người Anh, James McNair và nghe ông ấy kể về cuộc khủng hoảng chính trị đang tiếp diễn ở quốc gia này. McNair thực sự cảm thấy bối rối trước lý do khiến Orwell đặc biệt quan tâm đến cuộc chiến ở Tây Ban Nha. Ông trích dẫn lời của Orwell rằng: “Tôi đến để chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít” và rằng “ông ấy sẽ viết về tình hình và nỗ lực khuấy động tinh thần đấu tranh của tầng lớp lao động ở Anh và Pháp”. Rõ ràng, Orwell đã xem chiến tranh ở Tây Ban Nha là một cuộc phiêu lưu vĩ đại.

George Orwell nhanh chóng được phong làm hạ sĩ quan và được điều đến mặt trận Argagon. Tại đây, ông đã nhìn thấy những cảnh tượng căng thẳng nhưng chiến trường lại chẳng có động tĩnh gì. Tuy nhiên, vào giữa năm 1937, cổ họng Orwell bị trúng đạn. Rất may, viên đạn không xuyên qua động mạch chủ của ông.

Ông viết trong tác phẩm “Lòng kính trọng dành cho Catalonia” rằng, mọi người thường kể với ông rằng, một người đàn ông bị bắn vào cổ mà vẫn sống sót là người may mắn nhất nhưng cá nhân ông lại nghĩ rằng, “Sẽ là may mắn hơn nếu ông không bị trúng phát đạn nào”.

Sự việc đó xảy đến đúng vào lúc các cuộc xung đột trong nội bộ phe Cộng hoà ở Tây Ban Nha diễn ra ngày càng ác liệt và các diễn biến ở chiến trường luôn có vẻ khó lường. Vì nhiều lý do, những người cộng sản cấm tất cả các tổ chức khác hệ tư tưởng với mình. Do tham gia tiểu đoàn Trotskyist, Orwell trở thành kẻ lánh nạn và buộc phải chạy trốn.

Khi Orwell phục vụ ở mặt trận Aragon được 115 ngày, mãi đến cuối tháng 4 năm 1937, ông mới được phép xuất ngũ và được gặp vợ mình, Eileen ở thành phố Barcelona. Vào ngày 1 tháng 5 năm đó, Eileen viết rằng, bà đã tìm thấy chồng, “một người đàn ông nhếch nhác, làn da nâu sậm nhưng nhìn vẫn rất khoẻ mạnh”.

***

Vào năm 1946, George Orwell xuất bản một bài luận với tựa đề “Vì sao tôi viết” miêu tả chi tiết hành trình trở thành một nhà văn của mình.

Orwell đã liệt kê ra “bốn loại động cơ tuyệt vời thôi thúc ông cầm bút viết” và tin rằng, nhiều tác giả khác cũng cảm thấy như vậy. Ông giải thích rằng, hiện tại, ông vẫn chịu ảnh hưởng của cả bốn động lực đó nhưng theo các tỷ lệ khác nhau và rằng những tỷ lệ đó dần thay đổi theo thời gian. Và mức độ nặng nhẹ khác nhau của các động cơ đó thường quyết định giá trị của tác phẩm.

Orwell tin rằng, mục đích cao cả mà một tác giả hướng đến là họ sẽ viết để trở nên thông tuệ, để được mọi người bàn luận về tác phẩm của họ, để được thế hệ sau nhắc đến sau khi họ qua đời, để nhận được sự ủng hộ từ những người đã từng bắt nạt họ khi họ ở tuổi ấu thơ. Các nhà khoa học, luật sư cũng có chung suy nghĩ này. Trên thực tế, sau 30 tuổi, đa phần mọi người đều rời bỏ tham vọng cá nhân và làm việc để phục vụ những người xung quanh họ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ, chủ yếu là các nghệ sĩ vẫn ưa thích cuộc sống cá nhân cho đến cùng.

“Tôi không nghĩ mọi người có thể đánh giá động lực viết lách của một tác giả mà không biết gì về thành tựu trước đó của anh ta. Độ tuổi cũng sẽ quyết định vấn đề anh ta muốn viết nhưng trước khi cầm bút lên, anh ta chắc chắn từng chìm vào cảm xúc mà cho đến mãi sau này, thậm chí là tương lai, anh ta vẫn chưa thể hoàn toàn thoát ra được”.

Tương tự như vậy, nhà văn bao giờ cũng bị cuốn hút bởi nhịp ngắt nghỉ, sự lưu loát của câu văn. Họ muốn nội dung tác phẩm của mình hiển hiện sống động trong trí tưởng tượng của độc giả, người đọc có thể phổ nhạc hoặc ngân nga những câu từ đó.

Nếu không có những trải nghiệm nghệ sĩ như vậy, gần như chẳng có ai đi theo nghiệp viết lách cả. Orwell thích thú với âm thanh của từ ngữ khi ông mới chỉ là một đứa trẻ; ông chưa bao giờ bỏ rơi thế giới quan và không ngừng tôn thờ giai điệu của câu văn.

Điều thứ ba, các nhà văn luôn khao khát và giới nghệ sĩ cũng đều như vậy. Họ ao ước người đời sau sẽ vẫn nhớ đến họ ngay cả khi họ đã qua đời. Họ muốn mình được biết đến với tư cách là người đã để lại điều gì đó có giá trị cho thế giới, người đã tiết lộ sự thật, người đã mở rộng vũ trụ và cho phép khán giả nhìn thấy một thực tế mà họ không hề hay biết trước đó. Đây là điểm thu hút đằng sau các câu chữ được viết ra. Từ ngữ luôn tồn tại vững chãi qua thời gian còn tác giả thì không thể.

Nhưng điều quan trọng nhất, Orwell lập luận rằng, các nghệ sĩ là những người luôn mang trong mình một mục tiêu cao cả, một khao khát “thúc đẩy thế giới đi theo một hướng nhất định”.

Orwell tự xem mình là nhà văn chính trị nhưng ông cũng thừa nhận rằng, về bản chất, ông muốn viết để trở nên thông minh và để viết một cách thi vị hơn.

"Chiến tranh Tây Ban Nha và các sự kiện diễn ra vào khoảng những năm 1936-1937 đã làm thay đổi quy mô cuộc chiến và sau đó tôi biết vị trí của mình nằm ở đâu. Mỗi dòng trong tác phẩm tôi viết ra từ năm 1936 đã trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại chủ nghĩa toàn trị và ủng hộ xã hội dân chủ."

Chiến tranh ở Tây Ban Nha đã giúp Orwell nhận ra mục đích viết của chính ông và sự thật là các tác phẩm của ông mới chỉ thể hiện khá hời hợt sự phản kháng.

Trong suốt thế kỷ sau nội chiến Tây Ban Nha, Orwell buộc phải chuyển các bài viết bàn về chính trị thành các tác phẩm viết về nghệ thuật. Ông đã cho ra đời hai tác phẩm “Trang trại động vật” và “18 – 84”, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông sau chiến tranh thế giới thứ hai.

***

Ba mục tiêu đầu tiên của người nghệ sĩ mới chỉ hướng đến bản thân họ. Đó là vì người nghệ sĩ chính là bản thân anh ta, người theo đuổi đam mê, và đam mê ấy khiến anh ta cảm thấy vui và hào hứng. Anh ta hy vọng khám phá ra vương quốc của mình, điểm đến và thời gian cho tâm hồn muốn được an yên của mình.

Tuy vậy, người nghệ sĩ nên cân bằng cảm xúc với mục tiêu viết không phải chỉ vì mỗi mình anh ta mà còn vì cả thế giới. Bởi qua việc thể hiện thông điệp thực sự của chính mình, giai điệu của cuộc đời lặng yên, anh ta đang thúc đẩy một sự thật phổ quát thuộc về mọi người. Và đó chính là trách nhiệm của người nghệ sĩ. Họ đưa quần chúng đến sự thật, làm sáng tỏ các góc tối trong thành phố anh ta.

Orwell từng viết rằng: “Khi tôi ngồi viết sách, tôi không nói với bản thân mình rằng, “Tôi sẽ sản sinh ra một tác phẩm nghệ thuật”. Tôi viết vì tôi phát hiện ra điều gì đó giả dối và tôi muốn phơi bày sự thật, chứng cứ khiến tôi quan tâm và điều đầu tiên tôi cần là sự lắng nghe của mọi người. Nhưng tôi không thể viết sách hay viết một bài tạp chí dài nếu đó không phải là một trải nghiệm có tính thẩm mỹ”.

(Trang 8, trong tác phẩm “Tại sao tôi viết”)

Ông kết thúc bài luận bằng việc giải thích rằng, “đó luôn là nơi tôi thiếu một mục tiêu chính trị, tôi viết các cuốn sách vô hồn, các câu văn vô nghĩa, các tính từ chỉ mang tính trang trí, chung chung”.

Viết lách là một cuộc chiến làm kiệt sức, một sự hỗn loạn của các khả năng và cảm xúc. Mọi người sẽ không thể chịu đựng được rào cản này nếu không có một góc tối nào đó trong tâm hồn thôi thúc họ. Orwell cho rằng, không tác giả nào hiểu được động cơ nào mạnh mẽ nhất thúc đẩy họ sáng tác nhưng họ nên hiểu điều gì đáng để họ theo đuổi. Orwell tin rằng, khi tác phẩm của ông không có mục đích nào để hướng đến hoặc thể hiện một đam mê nào đó thì những gì ông viết ra thật sự nhạt nhẽo và vu vơ. Và vì vậy, sau khi chiến tranh ở Tây Ban Nha chấm dứt, ông đã quyết định rằng, tác phẩm của ông sẽ được sử dụng như một thứ vũ khí chống lại vấn đề nhức nhối nhất trong thời đại ông sống: chủ nghĩa toàn trị.

Trong suốt cuộc đời viết lách của mình, ông vẫn luôn ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ. Điều này chứng tỏ, ông từng khám phá ra những con phố tăm tối ở Paris và London, nhấn chìm bản thân trong sự cơ cực, nghèo khổ ở miền Bắc nước Anh và chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít ở Tây Ban Nha.

Thực vậy, Orwell đã phải trải qua nhiều chông gai mới lĩnh hội được những tri thức đó. Ông chưa bao giờ ngần ngại lao mình vào nơi lạnh giá hay nhìn chằm chằm vào sự thật cay đắng. Chính tại những thời khắc khi Orwell bị kẻ địch phát hiện ra, phải dìm mình trong bùn, bị mất chiến hào và đấu tranh cho chính nghĩa là lúc ông có nguyên liệu viết ra những câu chuyện hùng hồn. Sự kiên nhẫn phơi bày những thực tế không mấy thoải mái đó là lý do vì sao thế giới tiếp tục ca ngợi các cuốn tiểu thuyết của Orwell.

Theo bài viết The True Purpose Of Writing trên Medium

Jenny

Tags: