Con voi cảm xúc và lý trí mộng tưởng: Ai mới thực sự điều khiển bạn?
Con voi cảm xúc và lý trí mộng tưởng: Ai mới thực sự điều khiển bạn?
Đừng tưởng bạn ngồi trên lưng voi có nghĩa là bạn kiểm soát được nó!
Bởi vì những gì mà phần xác thịt muốn trái ngược với phần Tâm hồn, và những gì mà Tâm hồn muốn trái ngược với xác thịt; cho những kẻ đang đấu tranh lẫn nhau, để ngăn cản ngươi làm những điều mà người muốn.
- ST.PAUL, GALATIANS 5:171
 
Nếu Cảm xúc dẫn đường, hãy để Lí trí cầm cương.
- BENJAMIN FRANKLIN
 
TÔI CƯỠI NGỰA LẦN ĐẦU TIÊN năm 1991, tại Vườn quốc gia núi Great Smoky, Bắc Carolina. Khi còn bé, tôi đã từng ngồi trên lưng ngựa, được một vài anh chị lớn hơn dắt đi bằng một sợi dây thừng ngắn, nhưng đây là lần đầu tiên chỉ có tôi và nó, không có sợi dây. Chuyến đi này của tôi không đơn độc–có tám người trên tám con ngựa khác, và một trong số đó là bảo vệ của vườn quốc gia–vì vậy tôi không cảm thấy quá bất an lắm. Tuy nhiên, lần đó tôi có một kỷ niệm đề đời. Chúng tôi đang đi dọc theo con đường mòn trên sườn đồi dốc, 2 người một hàng, và chú ngựa của tôi thì đi phía bên ngoài, cách 3 feet (gần 1 mét) khỏi mép đường.
 
Rồi con đường đột nhiên quặt trái, và con ngựa của tôi vẫn lao thẳng tới mép đường. Tôi đứng tim. Tôi biết mình phải lái con ngựa sang trái, nhưng có một ngựa khác bên trái tôi và tôi không muốn va vào nó. Tôi có thể gọi sự giúp đỡ, hay hét lên, "Coi chừng!"; nhưng một phần trong tôi thích sự mạo hiểm đi vòng qua mép đường tới mức trông có vẻ ngu ngốc. Sau đó tôi thót tim. Tôi không làm gì trong 5 giây cực kì quan trọng đó khi con ngựa của tôi và con ngựa bên trái tôi từ từ tự chúng ngoặt sang trái.
 
     Khi cơn sợ hãi đã giảm dần, tôi bật cười trước nỗi sợ ngớ ngẩn của mình. Con ngựa biết chính xác nó đang làm gì. Nó đã đi trên con đường này hàng trăm lần, và nó cũng không muốn lao vào chỗ chết như tôi. Nó không cần tôi nói cho nó phải làm gì, và, thực tế, có vài lần tôi đã cố nói với nó phải làm gì nhưng có vẻ như nó không để tâm. Tôi đã lo sợ vô ích bởi vì tôi đã lái xe 10 năm qua, chứ không phải lái ngựa. Chiếc xe sẽ lao ra mép đường nếu bạn không làm gì.
 
     Con người tư duy dựa trên sự liên tưởng. Chúng ta hiểu những thứ mới mẻ hay phức tạp qua mối quan hệ với những thứ chúng ta đã biết. Ví dụ, thật khó để nghĩ về cuộc sống một cách chung chung, nhưng một khi bạn sử dụng phép ẩn dụ "Cuộc đời là một chuyến đi," phép ẩn dụ đó sẽ chỉ cho một vài kết luận như: Bạn nên tìm hiểu về địa hình, chọn một hướng đi, tìm một vài người bạn đồng hành, và hưởng thụ chuyến đi, bởi vì có thể chẳng có gì phía cuối con đường. Cũng thật khó để suy nghĩ về tâm trí, nhưng một khi bạn chọn một sự liên tưởng, nó sẽ chỉ lối tư duy của bạn. Trong suốt lịch sử ghi lại được, con người đã sống và cố kiểm soát các loài động vật, và những loài động vật này đã đi vào các phép ẩn dụ cổ đại. Ví dụ, Đức Phật so sánh tâm trí như một con voi hoang dã:
 
Ngày ngày trôi qua, tâm trí của tôi thường bị lạc lối bất cứ khi nào những ham muốn vị kỉ hay sự thèm khát hay thú vui điều khiển. Bây giờ tâm trí này không còn lạc lối và đã được kiểm soát thuần thục, thậm chí như một con voi hoang dã  được thuần hóa bởi huấn luyện viên.
 
     Plato cũng sử dụng một phép ẩn dụ tương tự trong đó bản ngã (hay linh hồn) là một chiếc xe ngựa và phần yên bình, lí trí của tâm trí giữ dây cương. Người đánh xe ngựa của Plato phải kiểm soát hai con ngựa:
 
Con ngựa phía bên phải, con quý tộc hơn có dáng ngay thẳng, chắc khỏe, với cái cổ dài và chiếc mũi cao quí;...nó là nàng thơ với tính khiêm nhường và tự chủ; một con ngựa vinh quanh thực sự, nó không cần đòn roi, và chỉ cần điều khiển bằng mệnh lệnh. Con ngựa còn lại mớ lộn xộn của tứ chi...giống như một con thú hoang dã và khiếm nhã, bờm của nó lờm xờm quanh tai-điếc đặc-hiếm khi chịu vâng lời cả đòn roi lẫn gậy nhọn.
 
     Đối với Plato, một số cảm xúc hay đam mê là tốt (ví dụ như tình yêu danh dự), và nó sẽ thúc đẩy bản thân tới hướng đi đúng đắn, nhưng có những thứ khác là xấu (như sự ham muốn và thèm khát). Mục tiêu giáo dục của Plato là để giúp người đánh xe ngựa có thể kiểm soát hoàn toàn 2 con ngựa kia. Sigmund Freud đưa cho chúng ta một mô hình liên quan khác 2,300 năm về sau. Freud cho rằng tâm trí được chia thành 3 phần: Bản ngã (ego) (Phần ý thức, lí trí); Siêu bản ngã (superego) (Phần tiềm thức, đôi khi quá phụ thuộc vào các qui tắc xã hội); và phần Tự ngã (id) (Phần ham muốn khoái lạc, dù sớm hay dù muộn).
 
Phép ẩn dụ tôi sử dụng khi giảng về Freud là hãy nghĩ về tâm trí như con ngựa và xe kéo (xe ngựa thời Victoria) trong đó người đánh ngựa (bản ngã) cố gắng hết sức để điều khiển con ngựa đói khát, thèm muốn và bất tuân (phần tự ngã) trong khi cha người lái xe (siêu bản ngã) ngồi ghế sau thao giảng cho anh đánh xe rằng anh đang làm sai rồi. Đối với Freud, mục tiêu phân tâm học là giúp con người thoát khỏi tình trạng thảm hại này bằng cách rèn luyện phần bản ngã, vì vậy giúp nó kiểm soát phần tự ngã tốt hơn, và bớt phụ thuộc vào phần siêu bản ngã.
 
     Freud, Plato và Đức Phật đều sống trong những thế giới đầy các động vật được thuần hóa. Họ đã quen với sự đấu tranh để thể hiện ý chí của con người lên các loài động vật khác lớn hơn mình. Như khi thế kỉ 20 trôi đi, khi ô tô thay thế cho xe ngựa, công nghệ cho phép con người quyền kiểm soát thế giới tự nhiên này nhiều hơn. Khi con người nhìn lại những phép ẩn dụ này, chúng ta thấy tâm trí như người lái ô tô, hay như một phần mềm chạy trong máy tính. Chúng ta có thể quên đi tất cả về sự vô thức của Freud, và chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế hoạt động của suy nghĩ và quá trình ra quyết định.
 
Đó là những gì mà các nhà khoa học xã hội thực hiện trong 30 năm cuối của thế kỉ 20: Các nhà tâm lí học xã hội đưa ra các thuyết "xử lí thông tin" để giải thích mọi thứ từ định kiến tới tình bạn. Các nhà kinh tế tạo ra mô hình "sự lựa chọn lí trí" để giải thích tại sao con người làm thứ mà họ làm. Các ngành khoa học xã hội đang quy tụ lại dưới ý tưởng cho rằng con người là những thực thể có lí trí, đặt ra các mục tiêu và theo đuổi nó một cách thông minh bằng cách sử dụng những thông tin và nguồn lực trong tầm tay họ.
 
     Nhưng, tại sao loài người vẫn tiếp tục làm những thứ ngu ngốc? Tại sao họ thất bại trong việc kiểm soát chính mình và tiếp tục làm những thứ họ biết là không tốt cho mình? Ví dụ, tôi có thể dễ dàng viện mọi lí trí để làm ngơ tất cả những món tráng miệng trên thực đơn. Nhưng nếu các món đó được đặt trên bàn, thì tôi không thể kháng cự lại được. Tôi có thể cố gắng tập trung vào một công việc và không đứng dậy cho tới khi làm xong, tuy nhiên tôi lại thấy mình lang thang trong nhà bép, hay cố trì hoãn bằng những cách khác. Tôi có thể hạ quyết tâm dậy vào lúc 6h sáng để viết; tuy nhiên sau khi tắt đồng hồ báo thức, những mệnh lệnh liên tục cho bản thân ra khỏi giường dường như vô dụng, và tôi hiểu ý mà Plato nói khi ông miêu tả con ngựa xấu là "điếc đặc."
 
 Tuy vậy, trong những lúc phải quyết định những sự kiến lớn trong đời, như chuyện hẹn hò, tôi mới thực sự ngạc nhiên về sự bất lực của bản thân. Tôi biết chính xác tôi nên làm gì, tuy nhiên, kể cả tôi đang nói với những người bạn của mình tôi sẽ làm nó, một phần trong tôi nhận thức được rằng tôi sẽ không làm điều đó. Cảm giác tội lỗi, ham muốn, hay sợ hãi thường mạnh mẽ hơn nhiều lí trí. (Mặt khác, tôi lại khá giỏi trong việc giảng giải cho bạn bè mình cái gì là tốt cho họ.) Nhà thơ La Mã Ovid mô tả tình huống của tôi một cách chuẩn xác. Trong tập Sự hóa thân (Metamorphoses), Medea bị rằng xé giữa tình yêu của cô dành cho Jason và bổn phận của cô đối với cha mình. Cô than vãn:
 
Tôi bị kéo đi bởi một sức mạnh kì lạ mới. Ham muốn và lí trí đang giằng co tôi về những hướng khác nhau. Tôi nhận ra con đường đúng đắn và chấp thuận nó, nhưng rồi lại đi theo hướng sai lầm.
 
     Các lí thuyết hiện đại về sự lựa chọn lí trí và quá trình xử lí thông tin không thể giải thích một cách đầy đủ về sự yếu ớt của lí trí. Những phép ẩn dụ xa xưa về việc cố gắng điều khiển con vật giải thích một cách chuẩn xác hơn. Hình ảnh mà tôi tự nghĩ ra cho bản thân, là khi tôi ngạc nhiên trước sự yếu đuối của mình, rằng tôi là người điều khiển ngồi trên lưng voi. Tôi đang giữ dây cương trong tay mình, và bằng cách kéo chúng hướng này hay hướng khác tôi có thể ra lệnh cho con voi của mình rẽ, dừng hay đi tiếp. Tôi có thể điều khiển nó, nhưng chỉ khi con voi không có ham muốn của riêng nó. Khi con voi thực sự muốn làm điều gì đó, tôi chẳng là gì.
 
Tôi đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ này để định hướng suy nghĩ của mình trong suốt mười năm nay, và khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này tôi nghĩ hình ảnh người cưỡi voi sẽ hữu ích trong chương đầu này, về sự phân chia bản ngã này. Tuy nhiên, phép ẩn dụ này cũng sẽ hữu ích trong các chương còn lại của cuốn sách. Để hiểu đa số những ý tưởng trong tâm lí học, bạn cần phải hiểu cách tâm trí được chia thành các phần đôi khi mâu thuẫn với nhau.
 
Chúng ta cho rằng chỉ có một con người trong mỗi cơ thế, nhưng đôi khi chúng ta giống như một ủy ban mà các thành viên bị buộc phải cùng nhau làm một việc, nhưng lại thường thực hiện công việc với các mục đích trái ngược nhau. Tâm trí chúng ta được chia theo bốn cách. Cách thứ tư là quan trọng nhất, bởi vì nó có tương đồng nhất giữa người cưỡi voi và con voi; nhưng ba cách đầu cũng đóng góp cho hiểu biết của chúng ta về sự cám dỗ những điểm yếu và mẫu thuẫn nội tại.
 

Cách chia thứ nhất: Tâm trí và cơ thể

 

Chúng ta đôi khi nói rằng cơ thể cũng có tâm trí của nó, nhưng nhà triết học người Pháp Michel de Montaigne đi một bước nữa và cho rằng mỗi phần trên cơ thế có cảm xúc và công việc của riêng nó. Montaigne bị hấp dẫn nhất bởi sự độc lập của dương vật:
 
Chúng ta đúng khi nhận ra rằng sự tự do và bất tuân của cơ quan này khi nó nổi dậy không đúng lúc chúng ta không muốn, và làm chúng ta thất vọng khi chúng ta cần. Nó hống hách bật lại quyền lực của lí trí chúng ta.
 
     Montaigne cũng mô tả lại cách mà sự biểu cảm trên gương mặt phản bội lại chính những suy nghĩ bí mật của chúng ta; tóc chúng ta dựng lên; nhịp tim tăng nhanh; lưỡi không bật nên lời; và ruột và cơ vòng hậu môn trải qua "sự co giãn tự động, không phụ thuộc hay thậm chí còn phản kháng lại ý chí." Ngày nay chúng ta đã biết một vài những hậu quả này được gây ra bởi hệ thần kinh tự đông-mạng lưới các dây thần kinh điều khiển các cơ quan và các tuyến trong cơ thể, một mạng lưới hoàn toàn độc lập khỏi sự điều khiển một cách vô tình hay chủ ý.
 
Nhưng cơ quan cuối cùng trong danh sách của Montaigne-ruột-cho thấy sự hoạt động của một bộ não thứ hai. Đường ruột của chúng ta được liên kết bởi một mạng lưới của hơn 100 triệu tế bào thần kinh; chúng xử lí tất cả những tính toán cần để điều khiển quá trình lọc chất bao gồm xử lí và hấp thụ dinh dưỡng từ đồ ăn. Bộ não "ruột" này giống như một trung tâm quản trị địa phương xử lí tất cả những vấn đề mà bộ não trên đầu không cần quan tâm đến. Do vậy, bạn có thể nghĩ rằng bộ não "ruột" này nhận lệnh từ bộ não trên đầu và làm những gì nó được sai bảo. Nhưng bộ não "ruột" có quyền tự chủ cao và vẫn hoạt động tốt kể cả khi dây thần kinh phế vị, thứ kết nối bộ não "ruột" và bộ não trên đầu này với nhau, bị cắt đi.
 
     Bộ não "ruột" thể hiện sự tự chủ của mình trong rất nhiều cách: Nó tạo ra hội chứng co thắt đại tràng khi nó "quyết định" lọc rửa đường ruột. Nó tạo ra sự khó chịu trong bộ não trên đầu khi nó phát hiện ra sự nhiễm trùng trong đường ruột, làm bạn cư xử cẩn trọng hơn cả lúc bạn bị ốm. Và nó phản ứng một cách bất thường với bất cứ thứ gì tác động đến chất dẫn truyền thần kinh chính của nó như là acetylcholine và serotonin. Vì vậy, rất nhiều hiệu ứng phụ ban đầu của thuốc Prozac và các loại chất ức chế tái hấp thụ serotonin chọn lọc khác gây ra chứng buồn nôn và thay đổi trong chức năng ruột.
 
Cố gắng cải thiện khả năng làm việc của bộ não trên đầu có thể tác động trực tiếp tới bộ não "ruột". Sự độc lập của bộ não "ruột", cùng với bản năng thay đổi tự động tới bộ sinh dục, có thể đã đóng góp cho những lí thuyết cổ xưa của người Ấn Độ, trong đó bụng chứa ba loại luân xa thấp hơn-các trung tâm năng lượng tương ứng với đại tràng/hậu môn, cơ quan sinh dục, và ruột. Năng lượng ở ruột còn được cho rằng là nguồn gốc của những cảm giác và giác quan, nghĩa là những ý nghĩ có vẻ đến từ đâu đó bên ngoài bộ não của một người. Khi thánh Paul than phiền về cuộc chiến giữa thể xác và Linh hồn, ông chắc chắn ám chỉ tới những chia rẽ và sự bất lực mà Montaigne đã trải qua.
 

Cách chia thứ hai: Trái và Phải

 
     Cách chia thứ hai được tình cờ khám phá vào những năm 1960 khi một bác sỹ phẫu thuật bắt đầu cắt não người làm đôi. Bác sỹ phẫu thuật, Joe Bogen, có lí do chính đáng để làm việc này: Ông đang có gắng giúp những người mà cuộc sống bị huỷ hoại bởi những cơn động kinh co giật thường xuyên và mạnh. Bộ não của người có hai bán cầu riêng biệt được nối bởi hàng mớ dây thần kinh, gọi là thể chai. Các cơ co giật luôn luôn bắt đầu ở một điểm trong bộ não và sau đó lan ra các mô xung quanh não. Nếu một cơn co giật đi qua thể chai, nó có thể lan ra toàn bộ não, làm bệnh nhân mất nhận thức, ngã xuống, và co giật không kiểm soát. Giống như một vị tướng có thể làm nổ một cây cầu để ngăn quân địch băng quá nó, Bogen muốn cắt thể chai để ngăn cản những con co giật lan rộng.
 
     Thoạt nhìn qua, đây có vẻ là một phương pháp điên rồ. Thể chai là một mớ dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, vì vậy nó hẳn phải có vai trò rất quan trọng. Thật sự là thế: Nó cho phép hai bán cầu não có thể giao tiếp và điều phối hoạt động của nó. Tuy nhiên nghiên cứu trên các động vật cho thấy, chỉ trong một vài tuần sau phẫu thuật, các con động vật có thể trở lại bình thường khá nhanh. Vì vậy Bogen thử vận may với những bệnh nhân là người, và nó hiệu quả thật. Cường độ của những cơn co giật đã giảm rất nhiều.
 
     Nhưng liệu thực sự không có khả năng nào bị mất đi? Để tìm ra câu trả lời, nhóm phẫu thuật mời một nhà tâm lí học trẻ, Michael Gazzaniga, người mà công việc chính là tìm những hậu tác động của việc phẫu thuật "chia não" này. Gazzaniga tận dụng thông tin về việc bộ não chia quá trình xử lí thông thành thành hai bán cầu-trái và phải. Bán cầu trái lấy thông tin từ nửa phải của thế giới (nghĩa là nó tiếp nhận các dẫn truyền thần kinh từ cánh tay phải và chân phải, tai phải, và nửa trái của mỗi võng mạc, cơ quan nhận ánh sáng từ nửa phải của trường ánh sáng) và gửi những mệnh lệnh để di chuyển chân tay từ nửa phải của cơ thế. Bán cầu phải giống như hình ảnh trong gương của bán cầu trái, tiếp nhận thông tin từ nửa trái của thế giới và điều khiển các chuyển động ở nửa phải cơ thể.
 
Không ai biết tại sao các tín hiệu phải di chuyển theo kiểu này trong tất cả các loài động vật xương sống; người ta chỉ biết nó như thế. Nhưng trong những khía cạnh khác, hai bán cầu lại chuyên môn cho các công việc khác nhau. Bán cầu não trái chuyên về xử lí ngôn ngữ và các công việc phân tích. Trong các công việc trực quan, nó giỏi trong việc chú ý các chi tiết hơn. Bán cầu não phải giỏi hơn trong việc xử lí các mô hình trong không gian, bao gồm một mô hình vô cùng quan trọng, khuôn mặt. (Đây chính là nguồn gốc của những ý tưởng phổ biến và đơn giản hoá về các hoạ sĩ là những người não phải, và các nhà khoa học là những người não trái).
 
     Gazzaniga sử dụng chức năng phân công lao động của bộ não để đưa thông tin vào mỗi nửa của bộ não một cách riêng biệt. Ông yêu cầu những bệnh nhân nhìn chăm chút vào một điểm trên màn hành, và sau đó chiếu một từ hoặc một bức tranh của một vật chỉ nằm ở nửa bên trái hoặc nửa bên phải của điểm đó, nhanh tới mức không có thời gian để người bệnh nhân có thể di chuyển ánh mắt của mình. Nếu ảnh một chiếc mũ được chiếu ở nửa phải của điểm, hình ảnh sẽ ghi lại vào nửa trái của mỗi võng mạc (sau khi hình ảnh đã đi xuyên qua giác mô và bị đảo ngược), sau đó truyền các thông tin thần kinh vào những khu vực xử lí hình ảnh trong bán cầu não trái. Gazzaniga sau đó sẽ hỏi, "Bạn nhìn thấy gì?" Bởi vì bán cầu não trái chuyên môn về xử lí ngôn ngữ, người bệnh nhau có thể nhanh chóng và dễ dàng nói rằng, "Một chiếc mũ."
 
Tuy nhiên, nếu hình ảnh của chiếc mũ được chiếu ở nửa trái của điểm, hình ảnh sẽ được chuyển về bán cầu não phải, phía không điều khiển lời nói. Khi Gazzaniga hỏi, "Bạn nhìn thấy gì?", người bệnh nhân, trả lời từ bán cầu não trái, nói rằng, "Không thấy gì." Nhưng khi Gazzaniga hỏi bệnh nhân sử dụng bàn tay trái của cô ấy để chỉ vào hình ảnh đúng trên một tấm thẻ có in nhiều hình ảnh, cô sẽ chỉ vào chiếc mũ. Mặc dù bán cầu não phải thực sự đã nhìn thấy chiếc mũ, nó không thể báo cáo bằng ngôn từ những gì nó đã nhìn thấy bởi vì nó không tiếp cận được các khu vực ngôn ngữ nằm trong não trái. Điều đó như thể một trí thông minh riêng biệt bị mắc kẹt trong não trái, và thiết bị đầu ra duy nhất của nó là tay trái.
 
     Khi Gazzaniga chiếu những bức ảnh khác nhau tới hai bán cầu, mọi thứ bắt đầu trở nên kì lạ. Trong một lần anh chiếu một bức ảnh một chiếc chân gà vào bên phải và bức ảnh một con ngựa và một chiếc ô tô bị bao phủ bởi tuyết ở phía bên trái. Bệnh nhân sau đó được xem hàng loạt các bức ảnh và được hỏi chỉ ra bức ảnh nào "khớp" với bức ảnh anh vừa nhìn thấy. Cánh tay phải của anh ta chỉ vào bức anh của một con gà (hình ảnh gắn liền với chiếc chân gà mà não trái đã nhìn thấy), nhưng cánh tay trái lại chỉ vào bức ảnh của một cái xẻng (hình ảnh gắn liền với cảnh có tuyết mà não phải nhìn thấy). Khi bệnh nhân được hỏi giải thích hai câu trả lời của mình, anh ta không nói, "Tôi không biết tại sao tay trái của tôi lại chỉ vào chiếc xẻng; nó hẳn phải là thứ não phải của tôi đã nhìn thấy." Thay vì vậy, bán cầu trái ngay lập tức bịa ra một câu truyện hợp lí. Người bệnh nhân nói, không chút ngập ngừng, "Oh, dễ ợt. Chiếc chân gà gắn với hình ảnh con gà, và bạn cần một chiếc xẻng để dọn chuồng gà."
 
     Nghiên cứu này, rằng con người dễ dàng bịa ra những lí do để giải thích hành động của chính mình, được gọi là "chứng bịa chuyện." Chứng bịa chuyện rất phổ biến với những bệnh nhân chia não và những người bị tổn thương não ở những vùng mà Gazzaniga cho là các khu vực ngôn ngữ ở bán cầu trái như một mô đun phiên dịch, mà nhiệm vụ chính để đưa ra bình luận liên tục về bất cứ thứ gì mà bạn đang làm, thậm khi mô đun phiên dịch này còn không biết được nguyên nhân chính hay động lực chính trong hành vi của bạn. Ví dụ, nếu từ "đi bộ" được chiếu vào bán cầu não phải, bệnh nhân có thể đứng dậy và đi bộ. Khi hỏi tại sao anh ấy đứng lên, anh ấy có thể nói, "Tôi định đi lấy Coca".  Mô đun phiên dịch cực kì giỏi trong việc bịa ra những lời giải thích, nhưng không nhận thức được mình đang bịa chuyện.
 
     Khoa học thậm chí còn tìm ra những khám phá kì lạ hơn. Đối với các bệnh nhân chia não hay đối với những người bị tổn thương tới vùng thuỳ chai của não, bản cầu não phải dường như chủ động đánh tranh với bản cầu phải mà người ta gọi là hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh. Trong những trường hợp này, một tay, thường là tay trái, hành động theo ý nó và dường như có phận sự của riêng của mình. Một tay có thể chọn nhấc điện thoại đang reo, nhưng sau đó từ chối đưa điện thoại cho tay kia hay đưa nó lên tai. Một tay có thể từ chối lựa chọn mà một người vừa đưa ra, ví dụ cất lại vào tủ chiếc áo mà bàn tay kia vừa mới chọn được. Nó nắm lấy cô tay của tay kia và cố ngăn nó thực hiện những kế hoạch có ý thức của người chủ. Đôi khi, bàn tay ngoài hành tinh thực sự năm lấy cổ của chính người đó và cố bóp cổ chính mình.
 
     Việc phân chia tâm trí thế này được gây ra bởi việc chia cắt các bán cầu trong bộ não. Người bình thường không bị chia não như thế. Tuy nhiên các nghiên cứu về chia não rất quan trọng trong tâm lí học bởi vì chúng cho thấy trong những trường hợp kì lạ thế này, tâm trí sống như một tập hợp các mô đun, có thể hoạt động độc lập và thậm chí, đôi khi, lấn sân nhau. Các nghiên cứu về chia não cũng cần thiết cho cuốn sách này, bởi vì chúng cho thấy một cách rõ ràng rằng một trong những mô đun này rất giỏi trong việc bịa ra những lời giải thích hợp lí cho hành vi của bạn, kể cả khi nó không biết gì về nguyên nhân gây ra hành động của bạn. Mô đun "phiên dịch" của Gazzaniga về căn bản là người cầm lái. Bạn sẽ bắt gặp người cầm lái này bịa chuyên trong các chương sau.
 

Cách chia thứ ba: Cũ và mới

 

     Nếu bạn sống trong một ngôi nhà ngoại ô tương đối mới, ngôi nhà của bạn sẽ có thể được xây trong vòng một năm trở lại, và những phòng của nó được thiết kế bởi một kiến trúc sư cố gắng làm nó đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên. Tuy nhiên, những ngôi nhà ở khu tôi sống được xây dựng vào những năm 1900, và từ đó đến giờ chúng đã được mở rộng tới sân sau của nhà. Hiên được mở rộng, sau đó được xây bao quanh, và rồi biến thành phòng bếp. Phòng ngủ được xây bổ sung trên những phần mở rộng này, sau đó phòng tắm cũng tích hợp vào những căn phòng mới này. Bộ não ở các loài động vật có xương sống cũng được mở rộng tương tự, nhưng mà theo hướng về phía trước.
 
Bộ não ban đầu chỉ có ba căn phòng, hay các cụm các tế bào thần kinh: não sau (liên kết với cột sống), não giữa, và não trước (kết nối với các cơ quan cảm giác ở phía trước của các loài động vật). Theo thời gian, khi các bộ phận và hành vi phức tạp phát triển, bộ não tiếp tục xây dựng mặt tiền, cách xa cột sống, và mở rộng não trước hơn các bộ phận khác. Não trước của các loài động vật có vú đầu tiên phát triển một lớp vỏ ngoài mới, bao gồm vùng dưới đồi (chuyên môn cho việc điều phối những nhu cầu và ham muốn cơ bản), vùng cá ngựa (chuyên môn cho trí nhớ), và vùng hạch hạnh nhân (chuyên môn cho việc học hỏi cảm xúc và phản ứng). Những cấu trúc đôi khi được gọi là hệ viền (từ gốc Latin limbus, "rìa" hay "mép") bởi vì chúng bao bọc phần còn lại của bộ não, tạo ra một lớp viền.
 
     Khi động vật có vú tăng trưởng kích thước và đa dạng hơn trong các hành vi (sau khi loài khủng long đã tiệt chủng), việc tái mô hình tiếp tục. Trong các loài động vật có vú mang tính xã hội nhiều hơn, đặc biệt là trong những loài linh trưởng, một lớp mô thần kinh mới phát triển và mở rộng để bao bọc hệ viền. Lớp tân vỏ não này (Lantin nghĩa là “một bao bọc mới) là lớp chất xám đặc trưng của não người. Phần trước của tân võ não cực kì đặc biệt, bởi vì nhiều phần của nó không sinh ra để tập trung chuyên môn cho công việc cụ thể nào (như là di chuyển ngó tay hay xử lí âm thanh). Thay vì vậy, nó sinh ra là để tạo ra các liên kết mới và để suy nghĩ, lên kế hoạch và ra quyết định-các quá trình nhận thức có thể giải phóng cơ thể sống khỏi việc chỉ phản ứng với các tình huống cấp bách.
 
     Sự tăng trưởng của phần vỏ não vùng trán (phía trước) này dường như là một lời giải thích đầy hứa hẹn cho sự phân tách mà chúng ta trải nghiệm trong tâm trí mình. Có thể phần vỏ não vùng trán là chỗ của lí trí: Nó là người đánh xe như Plato so sánh, và là Tâm hồn như thánh Paul nói. Nó đã chiếm quyền kiểm soát, mặc dù không hoàn hảo, từ hệ viền nguyên thuỷ hơn- con ngựa xấu như Plato ám chỉ và phần xác thịt như thánh Paul nói. Chúng ta có thể gọi lời giải thích này là giai thoại về thần Prometheus đối với sự tiến hoá của loài người, phỏng theo nhân vật thần thoại Hi Lạp người ăn căp lửa từ các vị thần và đưa nó cho con người. Theo giai thoại này, những tổ tiên của chúng ta chỉ đơn thần là những động vật bị điều khiển bởi các cảm xúc và ham muốn nguyên thuỷ của hệ viền cho tới khi chúng nhận được muốn quà thần thánh là lí trí, được đưa vào trong lớp vỏ não mới được mở rộng.
 
     Giai thoại về thần Prometheus rất hợp lí vì nó khéo léo đưa con người lên trên các loài vật khác, giải thích cho sự vượt trội của loài người bằng lí trí của họ. Tuy nhiên, nó cũng thể hiện rằng chúng ta vẫn không phải là những vị thần-rằng ngọn lửa của lí trí vẫn còn mới mẻ với chúng ta, và chúng ta vẫn chưa hiểu hoàn toàn về nó. Giai thoại về thần Prometheus cũng ăn khớp với những khám phá ban đầu về những vai trò của hệ viền và vùng vỏ não vùng trán. Ví dụ, khi một số khu vực vùng dưới đồi bị kích thích đồng thời với một dòng điện nhỏ, chuột, mèo, và các động vật có vú có thể trở nên háu ăn, hung hãn hay cuồng sinh dục, cho thấy hệ viền này là cơ sở cho rất nhiều bản năng động vật cơ bản của chúng ta. Ngược lại, khi những người bị tổn thương tới vùng não vùng trán, họ đôi khi cho thấy sự gia tăng các hành vi tình dục và khiêu khích bởi vì vùng não vùng trán đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế hay ức chế các xung động hành vi này.
 
     Gần đây có một trường hợp như thế tại bệnh viện của trường đại học Virginia. Một giáo viên ở độ tuổi 40 đột nhiên bắt đầu đi gái, lướt các trang Web khiêu dâm trẻ em và mời gọi những cô gái trẻ. Ông bị bắt không lâu và kết tội lạm dụng tình dụng trẻ em. Ngày trước khi tuyên án, ông phải vào phòng cấp cứu do có một cơ đau đầu rất mạnh và trong tình trang liên tục bị thôi thúc hiếp dấm bà chủ nhà của ông. (Vợ ông đã đuổi ông ra khỏi nhà nhiều tháng trước.) Kể cả khi ông đang nói chuyện với bác sỹ, ông cũng hỏi những người y tá đi qua để ngủ với ông.
 
Kết quả quét não cho thấy một khối u rất to trong vùng não vùng trán của ông đang đè ép mọi thứ khác, ngăn cản vùng nào vùng trán thực hiện công việc ức chế các hành vi không phù hợp và nghĩ về những hậu quả của việc đó. (Ai tỉnh táo mà lại đóng kịch như thế trước ngày tuyên án?) Khi khối u được cắt đi, sự cuồng tình dục của ông biến mất. Tuy nhiên, khi khối u phát triển trở lại những năm về sau, các triệu chứng lại tái phát; và khi nó được cắt đi một lần nữa, các triệu chứng lại biến mất.
 
    Tuy nhiên, có một hạt sạn trong phép so sánh với giai thoại về Promethus: Nó ngầm định rằng lí trị được cài đặt trong phần vỏ não vùng trán và phần cảm xúc nằm phía sau hệ viền. Thực tế, võ não vùng trán đã giúp sự mở rộng về cảm xúc trong con người. Vùng thấp thứ ba của vỏ não trước trán được gọi là vỏ não trán ổ mắt (orbitofrontal cortex) bởi vì nó là phần bộ não ngay phía trên mắt (orbit là tiếng Latin nghĩa là ổ mắt). Vùng này của vỏ não đã tăng trưởng đặc biệt lớn ở loài người và các loài linh trưởng khác và là một những vùng hoạt động liên tục nhất của bộ não trong các phản ứng cảm xúc.
 
Vùng não trán ổ mắt đóng một vai trò trung tâm khi bạn suy xét về lợi ích và chi phí của một tình huống; những tế bào thần kinh trong phần này của vỏ não hoạt động mạnh mẽ khi có một khả năng ngay lập tức liên quan đến khoái cảm và đau đớn, tổn thất và lợi ích. Khi bạn cảm thấy bị cuốn hút bởi một bữa ăn, một khung cảnh, hay một người xinh đẹp, hay bị sốc bởi xác động vật chết, một bài hát tồi, hay một cuộc hẹn giấu mặt, vùng não trán ổ mắt đang làm việc rất chăm chỉ để cho bạn cảm xúc của việc muốn tiếp cận hay bỏ chạy. Vì vậy vùng vỏ não trước trán dường như là một phép so sánh tốt hơn với bản năng của Freud, hay phần xác thịt của thánh Paul, hơn là siêu ngã, hay Linh hồn.
 
     Sự quan trọng của vùng vỏ não trán ổ mắt đối với cảm xúc đã được chứng minh sâu hơn bởi các nghiên cứu về sự tổn thương não bộ. Nhà thần kinh học Antonio Damasio đã nghiên cứu những người, do bị đột quỵ, khối u hay chấn thương đầu, đã mất các phần khác nhau trong vòng vỏ não trước trán. Những năm 1990, Damasio tìm ra rằng khi một số phần nhất định của vùng vỏ não trán ổ mắt bị tổn thương, những bệnh nhân bị mất phần lớn đời sống cảm xúc của mình. Họ nói rằng khi họ buộc phải cảm nhận cảm xúc, họ không cảm thấy gì, và các nghiên cứu về các phản ứng tự động của họ (như các nghiên cứu được sử dụng trong các bài kiểm tra nói dối) xác nhận họ thiếu đi sự rùng mình của cơ thể bình thường mà hầu hết chúng ta đều trải nghiệm khi quan sát những cảnh kinh dị hay đẹp đẽ. Tuy nhiên, khả năng lí luận và lô gic của họ thì vẫn được bảo toàn. Họ thể hiện bình thường ở các bài kiểm tra trí thông minh và kiến thức về các qui tắc xã hội và các nguyên tắc đạo đức.
 
Sẽ ra sao nếu những người này bước vào thế giới bên ngoài? Bây giờ, họ đã được giải phóng khỏi sự phân tâm do cảm xúc gây ra, liệu họ có trở thành siêu lô gic, có thể nhìn xuyên qua lớp xương mù của các cảm giác mà trói buộc chúng ta tới con đường của sự lí trí hoàn hảo? Ngược lại. Họ thấy mình không thể đưa ra các quyết định nhỏ nhặt hay đặt ra các mục tiêu, và cuộc sống của họ vỡ vụn. Khi họ nhìn ra ngoài thế giới và nghĩ, "Mình nên làm gì bây giờ?" họ nhìn thấy vô số lựa chọn nhưng lại thiếu cũng cảm xúc nội tâm tức khắc về việc mình thích nó hay không.
 
Họ phải phân tích những thứ được và không được của mỗi lựa chọn với khả năng lí trí của họ, nhưng do thiếu đi cảm giác, họ thấy rất ít lí do để chọn cái này thay vì cái khác. Khi hầu hết chúng ta nhìn ra thế giới, bộ não cảm xúc của chúng ta liên tục và tự động đánh giá các lựa chọn khả dĩ. Một lựa chọn thường nhảy ra như một lựa chọn hiển nhân tốt nhất. Chúng ta sau đó chỉ cần sử dụng lí trí để cân đo giữa lợi và hại khi hai hay ba lựa chọn đều có vẻ tốt như nhau.
 
     Lí tính của con người phụ thuộc rất nhiều vào các cảm xúc phức tạp. Chính bởi vì bộ não cảm xúc của ta hoạt động vô cùng hiệu quả nên bộ não lí tính của ta mới có thể làm việc được. Hình ảnh về lí trí như người lái xe ngựa của Plato điều khiển con quái thú ngu ngốc của sự ham muốn có thể đã cường điệu không chỉ trí khôn mà còn cả sức mạnh của người lái xe ngựa. Phép ẩn dụ về người cưỡi voi trên con voi khớp với các khám phá của Damasio nhiều hơn: Lí trí và cảm xúc phải làm việc cùng với nhau để tạo ra các hành vi thông minh, nhưng cảm xúc (một phần lớn của con voi) thực hiện hầu hết mọi công việc. Khi vùng tân vỏ não xuất hiện, nó làm người cưỡi voi xuất hiện, nhưng nó cũng làm con voi thông minh lên nhiều.
 

Cách chia thứ 4: Điều khiển và Tự động.

 
Năm 1990, khi tôi đang phát triển phép ẩn dụ con voi/người cưỡi voi cho bản thân mình, ngành tâm lí học xã hội cũng đang đi đến một phép ẩn dụ tương tự về lí trí. Sau một thời gian dài say sưa với mô hình xử lí thông tin và phép ẩn dụ về chiếc máy tính, các nhà tâm lí học bắt đầu nhận ra rằng thực sự có hai hệ thống xử lí cùng làm việc trong tâm trí mọi lúc mọi nơi: quá trình điều khiển và quá trình tự động.
 
     Giả sử bạn tình nguyện làm người tham gia cho thí nghiệm sau. Đầu tiên, người thí nghiệm đưa cho bạn một vài bài tập về từ và nói bạn làm xong thì đến gặp cô ấy. Các bài tập về từ này khá dễ: Chỉ là sắp xếp lại năm từ lộn xộn và tạo thành một câu sử dụng bốn trong năm từ đó. Ví dụ, “Họ, cô ấy, làm phiền, nhìn, thường xuyên" trở thành hoặc là "Họ nhìn cô ấy thường xuyên" hoặc "Họ thường làm phiền cô ấy." Một vài phút sau, khi bạn đã làm xong bài tập, bạn đi ra hành lang như đã được chỉ dẫn trước. Người thí nghiệm đứng đấy, nhưng cô ấy đang nói với chuyện với ai đó và có vẻ không nhìn thấy bạn. Bạn sẽ làm gì lúc này?
 
Nếu một nửa các câu mà bạn sắp xếp chứa những từ liên quan đến thô lỗ (như làm phiền, vô liểm xỉ, hung hăng), bạn sẽ có thể cắt ngang người thí nghiệm ngay sau một hoặc hai phút và nói, "Hey, tôi đã xong rồi. Bây giờ tôi làm gì tiếp theo?" Nhưng nếu bạn sắp xếp những câu trong đó những từ thô lỗ được thay bằng những từ liên quan đến lịch sự (“Họ, cô ấy, kính trọng, nhìn, thường xuyên"), khả năng cao là bạn sẽ ngoan ngoãn ngồi đó và đợi cho tới khi người thí nghiệm tiếp chuyện với bạn-mất khoảng 10 phút để họ quay lại với bạn.
 
     Cũng giống như vậy, tiếp xúc với những từ liên quan đến người già làm người ta di chuyển chậm hơn; những từ liên quan đến giáo sư làm người ta cảm thấy thông minh hơn trong trò chơi Trivial Pursuit; và những từ liên quan đến những fan bóng đá quá khích làm người ta cảm thấy ngu đi. Và những hiệu ứng này thậm chí không phụ thuộc vào việc bạn có đang ý thức đọc những từ đó hay không; hiệu ứng tương tự cũng xảy ra khi những từ này được đưa ra một cách vô thức, tức là chiếu trên màn hình chỉ một phần một trăm của một giây, quá nhanh để bộ não có ý thức của bạn kịp ghi nhận chúng. Nhưng một vài phần của bộ não có nhìn thấy những từ đó, và nó tạo ra các hành vi mà các nhà tâm lí học có thể đo lường.
 
     Theo John Bargh, người tiên phong trong nghiên cứu này, những thí nghiệm trên cho thấy rằng hầu hết các quá trình nhận thức diễn ra một cách tự động, không cần sự chú ý có ý thức hay sự điều khiển. Hầu hết các quá trình tự động hoàn toàn vô thức, mặc dù một vài trong số chúng có hiện mình lên phần ý thức; ví dụ, chúng ta nhận biết được "dòng ý thức” dường như chảy qua, tuân theo những qui tắc kết hợp của chính nó mà chúng ta không cảm thấy tí cảm giác nỗ lực hay điều khiển nào từ mình. Bargh so sánh quá trình tự động với quá trình điều khiển, quá trình cần nỗ lực, đi theo các bước và luôn luôn là chủ đạo của phần ý thức.
 
Ví dụ, vào lúc mấy giờ bạn sẽ cần rời khỏi nhà để bắt kịp chuyến bay 6:36 tới London? Đây là việc mà bạn phải suy nghĩ 1 cách có ý thức, đầu tiên chọn phương tiện để ra tới sân bay, sau đó xem xét cả việc tắc đường giờ cao điểm, thời tiết, và sự nghiêm khắc của cảnh sát tại sân bay. Bạn không thể đến kịp giờ nếu chỉ dựa trên linh cảm. Nhưng nếu khi bạn lái xe tới sân bay, hầu hết mọi thứ bạn làm đều sẽ tự động: thở, chớp mắt, cọ quậy trên ghế ngồi, mơ mộng, giữ đủ khoảng cách giữa xe của bạn và xe phía trước, và thậm chí còn cau mày và chửi thế những kẻ lái xe chậm chạp.
 
     Quá trình điểu khiển có giới hạn của nó-chúng ta chỉ có thể suy nghĩ về một thứ trong một thời điểm-nhưng quá trình tự động chạy song song và có thể xử lí rất nhiều công việc một lúc. Nếu tâm trí thi hành 100 công việc mỗi giây, thì 99 công việc phải được xử lí một cách tự động. Vậy mối quan hệ giữa quá trình tự động và quá trình điều khiển là gì? Liệu quá trình điều khiển giống như là bà chủ, ông vua, hay ông tổng giám đốc lo liệu những công việc quan trọng nhất, và đưa ra các chính sách với   khả năng nhìn xa trông rộng của mình cho quá trình tự động ngu dốt hơn thực hiện? Không, cách suy nghĩ này sẽ đưa chúng ta trở lại với giai thoại về thần Prometheus và lí trí thần thánh. Để bác bỏ giai thoại này một lần và mãi mãi, sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta quay ngược lại thời gian và nhìn xem tại sao chúng ta lại có hai quá trình xử lí, tại sao chúng ta lại có một người cưỡi voi nhỏ bé và một con voi to đùng.
 
     Khi một đám tế bào thần kinh đầu tiên hình thành nên những bộ não nguyên thuỷ hơn 600 triệu năm về trước, những đám này hẳn phải mang lại nhiều lợi thế cho các cơ thể sống có chúng bởi vì bộ não đã sinh sôi nảy nở từ ngày đó. Bộ não thích nghi tốt bởi vì chúng tổng hợp thông tin từ rất nhiều các bộ phận trên thân thể động vật để phản ứng nhanh chóng và tự động với những nguy hiểm và cơ hội trong môi trường. Tới khi loài người xuất hiện 3 triệu năm về trước, Trái Đất này vẫn đầy các động vật với những khả năng tự động phức tạp đáng kinh ngạc, trong số đó là những loài chim có thể định hướng bằng vị trí của các vì sao, lũ kiến có thể hợp tác để chiến tranh và điều hành các trang trại nấm, và một vài giống người đã bắt đầu biết làm công cụ. Rất nhiều sinh vật này sở hữu hệ thống giao tiếp, nhưng không loài nào phát triển được ngôn ngữ.
 
     Quá trình điều khiển đòi hỏi ngôn ngữ. Bạn có thể có một vài ý nghĩ qua các hình ảnh, nhưng để dự trù một thứ gì đó phức tạp hơn, để cân đo giữa lợi và hại của những con đường khác nhau, hay phân tích nguyên nhân của những thành công và thất bại trong quá khứ, bạn cần từ ngữ. Không ai biết con người đã phát triển ngôn ngữ từ bao giờ, nhưng hầu hết ước tình rằng khoảng từ 2 triệu năm về trước, khi bộ não của giống người trở nên to hơn, hoặc tới gần 40,000 về trước, khi có sự xuất hiện của những bức vẽ trên tường và các tạo tác khác thể hiện sự xuất hiện của trí óc con người hiện đại không thể nhầm lẫn. Dù bạn thích mốc thời gian nào đi nữa, ngôn ngữ, lí luận và khả năng lên kế hoạch có ý thức là cái chớp mắt gần đấy nhất của tiến hoá.
 
    Chúng như một phần mềm mới, Người cưỡi voi 1.0. Những phần ngôn ngữ hoạt động tốt, những vẫn có rất nhiều lỗi trong chương trình lí trí và lập kế hoạch. Trái lại, quá trình tự động đã trải qua hàng ngàn các phiên bản. Sự khác biệt trong độ hoàn thiện giữa quá trình tự động và quá trình kiểm soát giúp giải thích tại sao chúng ta có những chiếc máy tính rất rẻ có thể lô gic, giải thoát và chơi cờ tốt hơn bất kì người nào có thể (hầu hết chúng ta vẫn vật lộn với những bài toán trên), nhưng không một con rô bốt nào của chúng ta, dù có đắt đỏ đến đâu, có thể đi bộ trong rừng tốt như một em bé sáu tuổi (hệ thống tri giác và chuyển động của chúng ta cực kì siêu đẳng).
 
     Tiến hóa không bao giờ nhìn về phía trước. Nó không thể dự tính con đường tốt nhất để đi từ điểm A đến điểm B. Thay vào đó, những sự thay đổi nhỏ với các thực thể sống hiện tại sinh ra (bằng biến đổi gen), và lan rộng trong một quần thể tới mức độ chúng giúp các sinh vật sống phản ứng hiệu quả hơn với các điều kiện sống hiện tại. Khi ngôn ngữ phát triển, não người không được thiết kế lại để chuyển giao quyền lực cho người cưỡi voi (sự suy nghĩ bằng ngôn ngữ có ý thức). Mọi việc vốn đang hoạt động tốt, và khả năng ngôn ngữ lan rộng tới mức nó giúp con voi làm những thứ quan trọng một cách tốt hơn. Người cưỡi voi tiến hóa để phục tùng con voi tốt hơn. Nhưng bất kể nguồn gốc của nó là gì, một khi chúng ta có nó, ngôn ngữ là một công cụ mạnh mẽ mà có thể được sử dụng theo những cách mới, và tiến hóa sẽ chọn lọc những cá thể biết tận dụng công cụ đó tốt nhất.
 
     Một công dụng của ngôn ngữ là nó phần nào giải thoát con người khởi "các kiểm soát kích thích." Nhà hành vi học B.F. Skinner có thể giải thích hầu hết các hành vi của các loài động vật như một chuỗi các kết nối giữa kích thích và phản ứng. Một vài những kết nối là bẩm sinh, như khi động vật nhìn hoặc ngửi thấy đồ ăn sẽ kích thích cảm giác đói và hành vi ăn. Các kết nối khác thì tạo ra qua học tập, nhưng chú chó của Ivan Pavlov chứng minh. Nó tiết nước bọt mỗi khi nghe thấy tiếng chuông mà trước đó dùng để thông báo đồ ăn đã đến. Những nhà hành vi học coi động vật như là nô lệ cho môi trường xung quanh chúng và lịch sử các hành vi học được, loài mà phản ứng 1 cách mù quáng tới đặc tính phần thưởng của bất cứ thứ gì chúng gặp được. Các nhà hành vi học nghĩ rằng con người không khác gì các loài động vật này.
 
    Theo quan điểm này, sự than phiền của thánh Paul có thể viết lại như sau: "Thân thể tôi nằm dưới sự điều khiển có kích thích." Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta thấy các khoái lạc thật ngọt ngào. Bộ não của ta, giống như não chuột, bị cài đặt để đồ ăn và tình dục cho chúng ta cho chúng ta rất nhiều chất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh mà bộ não sử dụng để làm chúng ta yêu thích các hoạt động tốt cho sự sống sót của gene chúng ta. Con ngựa xấu của Plato đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đấy chúng ta đến những việc này, nhờ đó mà các tổ tiên của chúng ta mới sống sót được và thành công trong việc trở thành tổ tiên của chúng ta.
 
     Nhưng các nhà hành vi học không hoàn toàn chuẩn xác về con người. Hệ thống điều khiển giúp con người có thể nghĩ về các mục tiêu dài hạn và vì vậy thoát khỏi sự độc tài của ngay- tại -đây-ngay- bây- giờ, sự kích hoạt tự động của những cám dỗ khi có mặt những thứ hấp dẫn. Con người có thể tưởng tượng những lựa chọn khác không hiện hữu ngay trước mặt; họ có thể cân đo những nguy hiểm về sức khoẻ dài hạn so với những khoái lạc hiện tại, và họ có thể học hỏi cùng nhau về những lựa chọn nào sẽ mang lại thành công và danh tiếng.
 
Không may thay, những nhà hành vi học cũng không hoàn toàn sai về con người. Vì mặc dù hệ thống điều khiển không tuân theo với các nguyên lí hành vi học, nó lại có rất ít sức mạnh để điều khiển các hành vi. Hệ thống tự động được mài giũa bởi chọn lọc tự nhiên để kích hoạt các hành động nhanh và tin cậy, và nó bao gồm cả những phần của não tạo ra niềm vui và đau đơn (như là vỏ não trán ổ mắt) và kích hoạt các động lực liên quan đến sự sinh tồn (như vùng dưới đồi).
 
Hệ thống tự động kiểm soát những chiếc nút sản sinh ra dopamine. Trái lại, hệ thống điều khiển nên được nhìn nhận như một nhà cố vấn. Nó là người cưỡi voi để giúp con voi đưa ra những quyết định tốt hơn. Người cưỡi voi có thể nhìn xa trông rộng, và người cưỡi voi cũng có thể học những thông tin giá trị bằng việc trao đổi với những cưỡi voi khác hay bằng cách xem bản đồ, nhưng người cưỡi voi không thể ra lệnh cho con voi trái lại với ý của nó. Tôi tin rằng nhà triết học người Scotland đến gần với sự thật hơn là Plato khi ông nói, "Lí trí là, và phải là nô lệ của cảm xúc, và không bao giờ có thể làm công việc khác ngoài việc phụng sự và phục tùng chủ nhân cảm xúc của mình."
 
Nói tóm lại, người cưỡi voi là một nhà cố vấn hoặc một tên nô dịch; không phải một ông vua, giám đốc, hay người lái xe ngựa với dây cương nắm chặt trên tay. Người cưỡi voi chính là mô đun giải thích của Gazzaniga; nó là những suy nghĩ có ý thức và có kiểm soát. Con voi bao gồm linh cảm, các phản ứng nội tạng, những cảm xúc, và những cảm tính bao gồm hầu hết hệ thống tự động. Con voi và người cưỡi voi đều có trí tuệ của riêng mình, nhưng khi làm việc cùng nhau hiệu quả, cặp đôi này tạo ra trí thông minh độc đáo của loài người. Nhưng chúng không luôn luôn làm việc nhóm tốt. Đây là ba ví dụ của cuộc sống thường ngày mô tả về mối quan hệ đôi khi rất phức tạp giữa người cưỡi voi và con voi.
 

Thất bại khi kiểm soát bản thân

Hãy tưởng tượng giờ là năm 1970 và bạn là đứa trẻ 4 tuổi trong thí nghiệm của Walter Mischel ở đại học Stanford. Bạn được đem tới một căn phòng tại ngôi trường cũ của bạn, ở đây một người đàn ông dễ mến sẽ đưa cho bạn đồ chơi và chơi cùng bạn một lúc. Sau đó, người đàn ông sẽ hỏi bạn, trước tiên là liệu bạn có thích kẹo marshmallow không (giả sử bạn thích), và, liệu bây giời bạn muốn một cái marshmallow ngay bây giờ hay đợi một lúc và có hai cái (đương nhiên là bạn thích hai cái hơn rồi).
 
Sau đó ông ta nói với bạn rằng ông ta phải ra ngoài một lát và nếu bạn có thể đợi được cho tới khi ông ta quay lại thì bạn sẽ được 2 chiếc marshmallow. Nếu bạn không muốn đợi, bạn có thể rung chuông ở ngay đó, ông ta sẽ quay lại ngay và mang theo một chiếc marshmallow; nhưng nếu bạn làm vậy, bạn sẽ không được hai chiếc marshmallow nữa. Người đàn ông rời đi. Bạn liếc qua những chiếc marshmallow. Bạn chảy cả nước miếng. Bạn muốn nó. Bạn đấu tranh với ham muốn của mình. Nếu giống như hầu hết những đứa trẻ 4 tuổi, bạn sẽ chỉ kìm chế được trong có vài phút. Sau đó bạn sẽ rung chuông.
 
     Bây giờ hãy đi nhanh tới năm 1985. Mischel email cho bố mẹ bạn một bảng hỏi nhằm lấy thông tin về tính cách bạn, năng lực tiềm ẩn và chờ đợi để bộc phát, và thành tích tong kì thi đại học (Thông qua điểm SAT-Scholastic Aptitude Test). Bố mẹ bạn trả lời bảng hỏi. Và Mischel khám phá ra rằng số giây mà bạn chờ thêm trước khi rung chuông vào năm 1970 không chỉ phản ánh những gì cha mẹ bạn nói về bạn qua bảng hỏi, khi bạn 18-19 tuổi, mà còn phần nào tiết lộ rằng bạn có khả năng đỗ vào trường đại học top đầu cao hơn những đứa trẻ chờ được ít phút hơn. Những đứa trẻ có khả năng vượt qua cám dỗ và kiềm chế ham muốn thêm một vài phút vào năm 1970 có khả năng cưỡng lại cám dỗ hơn những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên khác, để tập trung vào học tập, và để làm chủ bản thân mình khi một vài thứ không được đúng như những gì mình muốn._
 
     Vậy bí mật ở đây là gì? Câu trả lời phần lớn nằm ở chiến thuật-cách mà những đứa trẻ đó sử dụng khả năng kiểm soát hữu hạn của mình để chuyển sự chú ý sang thứ khác. Trong những nghiên cứu về sau, Mischel phát hiện ra rằng những đứa trẻ thành công là những đứa tránh xa các cám dỗ hoặc có khả năng nghĩ đến những hoạt động thú vị khác._ Khả năng suy nghĩ này là một mặt của trí thông minh cảm xúc-khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc và ham muốn của chính mình._ Một người thông minh về mặt cảm xúc có người cưỡi voi lành nghề, biết cách phân tán và dỗ dành con voi mà không phải tham gia vào cuộc chiến của ý chí. 
 
     Thật khó cho hệ thống kiểm soát này đánh bại được hệ thống tự động chỉ bằng ý chí cá nhân; như khi cơ bắp đã mỏi mệt, hệ thống kiểm soát sẽ sớm yếu dần và sụp đổ, hệ thống tự động lại vẫn hoạt động một cách tự động như thế, không cần một chút cố gắng nào, và liên tục. Một khi bạn hiểu được sức mạnh của việc làm chủ cám dỗ, bạn có thể lợi dụng nó bằng cách thay đổi những gì mình quan tâm xung quanh bạn và tránh những thứ không hấp dẫn; hoặc nếu điều đó là không thể, hãy chắt lọc ý thức của bạn bằng những suy nghĩ về những điểm ít hấp dẫn hơn của việc đó. Ví dụ Phật giáo, cố gắng giúp con người phá vỡ mối liên hệ trần tục với xác thịt của bản thân họ (và của những người khác), đã đề ra phương pháp ngồi thiền bên trên những xác chết đang phân hủy._ Thay vì tập trung vào một thứ luôn trực trỗi dậy như hệ thống tự động, người cưỡi voi có thể bắt đầu chuyển hướng những gì mà con voi sẽ muốn trong tương lai. 
 

Thâm nhập và tâm trí

 
Edgar Allan Poe đã biết cách phân chia tâm trí. Trong cuốn Con quỷ của sự tha hóa, nhân vật chính của Poe thực hiện một vụ giết người hoàn hảo, thừa hưởng toàn bộ di sản, và sống sung sướng nhiều năm sau đó với sô của cải không phải của mình. Mỗi khi vụ giết người xuất hiện trong phần rìa ý thức, hắn thì thầm với chính mình, "Mình an toàn mà". Tất cả mọi thứ đều tốt đẹp cho tới cái ngày hắn sửa lại câu thần chú của mình "Mình an toàn mà-đúng rồi-mình không ngu đến mức thú tội công khai". Với suy nghĩ đó, hắn lại thấy không ổn. Hắn cố nén cái suy ngh thú tội đó, nhưng càng cố, tâm trí hắn lại càng nghĩ tới nó. Hắn trở nên hoảng loạn, hắn bắt đầu chạy trốn, người ta bắt đầu truy tìm hắn, hắn trở nên xấu xa hơn, và, khi hắn tìm lại được cảm giác của mình, hắn đã khai báo toàn bộ. 
 
     Tôi yêu câu truyện này, trên tất thảy bởi cái tên của nó. Mỗi khi tôi đứng trên vách, hay một mái nhà, hay một ban công cao, con quỷ của sự tha hóa lại thì thầm vào tai tôi, "Nhảy đi". Đó không phải là mệnh lệnh, đó chỉ là một từ lóe lên trong tâm thức tôi. Khi tôi tham gia một bữa tiệc, ngồi cạnh người mà tôi kính trọng, con quỷ luôn cố gắng tìm cách gợi ý tôi nói những điều không thích hợp nhất. Con quỷ là ai hay nó là cái gì? Dan Wegner, một trong những nhà tâm lí học xã hội tha hóa nhất và sáng tạo nhất đã kéo con quỷ vào phòng thí nghiệm và khiến nó thú nhận rằng nó là một khía cạnh của quá trình tự động. 
 
     Trong nghiên cứu của Wegner, những người tham gia được yêu cầu cố gắng không nghĩ về một thứ gì đó, ví dụ như một con gấu trắng, hoặc thức ăn, hoặc một loại người nào đó. Điều này rất khó thực hiện. Quan trọng hơn, giây phút mà một người ngừng cố gắng trấn áp một suy nghĩ, thì suy nghĩ đó lại ập đến và càng khó đẩy nó ra khỏi đầu. Nói cách khác, Wegner tạo ra những ám ảnh nhỏ trong phòng thí nghiệm của mình bằng cách hướng dẫn mọi người không bị ám ảnh. Wegner giải thích hiệu ứng này như một "quá trình mỉa mai" của việc kiểm soát tâm trí._ Khi quá trình điều khiển cố gắng tác động tới tâm trí ("Đừng nghĩ về con gấu trắng nữa!"), nó tạo ra một mục tiêu rõ ràng. Và bất cứ lúc nào một người theo đuổi mục đích, một phần của tâm trí tự động sẽ giám sát quá trình tiến tới mục tiêu đó, nhờ đó nó có thể yêu cầu sự chính xác hoặc biết được khi nào thì đã thành công.
 
Khi mục đích đó trở thành hành động trong thế giới thực (ví dụ như tới sân bay đúng giờ), hệ thống phản hồi này hoạt động rất tốt. Nhưng nếu mục tiêu thuộc về tâm trí con người, nó đi ngược lại sự mong đợi. Quá trình tự động sẽ tiếp tục kiểm tra: "Liệu tôi có đang không nghĩ đến con gấu trắng không?" Càng phủ định người ta lại càng tạo ra ý nghĩ đó, người ta thậm chí phải cố gắng hơn nữa để làm đánh lạc hướng ý thức. Quá trình tự động và quá trình điều khiển cuối cùng cũng sẽ gặp nhau tại mục tiêu chung, hỗ trợ nhau nhiều hơn. Nhưng bởi vì quá trình điều khiển nhanh chóng trở nên yếu ớt, cuối cùng thì quá trình tự động không bao giờ mệt mỏi sẽ chạy mà không gặp mấy khó khăn, gợi lên những đàn gấu trắng. Do đó, nỗ lực loại bỏ một suy nghĩ không mong muốn lại càng củng cố vị trí thường xuyên của nó trong danh sách bài hát ưa thích của tâm trí. 
 
     Bây giờ, hãy trở lại với tôi ở bữa tiệc. Suy nghĩ đơn giản của tôi là "đừng tỏ ra ngu ngốc" kích hoạt quá trình tự động tìm kiếm những dấu hiệu của sự ngu ngốc. Tôi biết rằng thật là ngu ngốc nếu nhận xét về cái nốt  ruồi trên trán của người đàn ông mà tôi kính trọng đó, hoặc nói với ông ta "Tôi yêu ông", hoặc la hét những lời tục tĩu. Và trong ý thức của mình, tôi bắt đầu nhận thức về ba suy nghĩ: nhận xét về cái nốt rồi, nói "Tôi yêu ông", hoặc la hét tục tĩu. Đó không phải là mệnh lệnh, chỉ là những ý tưởng lóe lên trong đầu tôi. Freud dựa vào giả thuyết của ông về phân tâm học trong sự thâm nhập tâm trí và sự tự do kết hợp, và ông tìm ra rằng chúng thường có nội dung khêu gợi hoặc hung hăng. 
 
Nhưng nghiên cứu của Wegner đưa ra một lời giải thích đơn giản và vô tội hơn: quá trình tự động tạo ra cả nghìn suy nghĩ và hình ảnh mỗi ngày, thường là thông qua sự kết hợp ngẫu nhiên. Thứ đang gặp bế tắc là thứ làm cho chúng ta đặc biệt kích động, thứ mà chúng ta đang cố trấn an hoặc phủ nhận. Lí do mà chúng ta kiềm chế chúng không phải là do chúng ta biết rõ rằng chúng đúng, mà từ sâu thẳm trong tâm trí mình (mặc dù một vài thứ có thể là đúng thật), mà là bởi vì chúng đáng sợ hoặc xấu hổ về việc đó. Tuy một khi chúng ta đã cố và thất bại trong việc loại bỏ chúng, chúng vẫn có thể trở thành một loại suy nghĩ ám ảnh khiến chúng ta tin vào quan điểm của Freud về bóng tối và con quỷ trong vô thức của tâm trí. 
 

Khó mà thắng được những lập luận

 
Hãy xem xét câu chuyện sau đây: 
 
     Julie và Mark là chị gái và em trai. Họ cùng nhau đi du lịch Pháp trong kì nghỉ hè của trường đại học. Một đêm nọ họ đang ở một mình trong một cái cabin gần bãi biển. Họ quyết định rằng sẽ thật là thú vị và vui vẻ nếu họ thử làm tình với nhau. Ít nhất thì, nó sẽ là một trải nghiệm mới cho cả hai người. Juile đã uống thuốc tránh thai, nhưng Mark vẫn sử dụng bao cao su, để an toàn hơn. Cả hai đều thích thú sau chuyện đó, nhưng quyết định rằng không bao giờ lặp lại nó nữa. Họ giữ cái đêm đó trong lòng như là một bí mật, thứ khiến cho hai người họ thậm chí còn gần gũi hơn. 
 
     Bạn có nghĩ rằng điều này có thể chấp nhận được đối với hai người trưởng thành với hai ý chí tự nguyện, chỉ tình cờ là anh chị em của nhau, làm tình với nhau? Nếu bạn giống như phần lớn những người còn trong nghiên cứu của tôi,_ bạn sẽ trả lời không ngay lập tức. Nhưng sao bạn có thể đưa ra sự phán xét đó? Người ta thường đưa ra lập luận rằng quan hệ loạn luân sẽ tạo ra những gen bất thường cho đời con cái. Tuy vậy, khi tôi chỉ ra rằng họ đã sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, vẫn chẳng có ai nói rằng "Ồ, trong trường hợp đó, thì chấp nhận được". Thay vào đó, người ta bắt đầu tìm kiếm những lập luận khác, ví dụ như "Nó sẽ làm hại đến mối quan hệ giữa hai người". Và khi tôi đáp lại rằng, trong trường hợp này, tình dục khiến cho mối quan hệ giữa họ bền chắc hơn, người ta chỉ biết gãi đầu gãi tai, và nói rằng : "Tôi chỉ biết điều này là sai, tôi chỉ không biết giải thích vì sao mà thôi." 
 
     Mấu chốt của những nghiên cứu này là phán xét đạo đức giống như cảm nhận cái đẹp vậy. Khi bạn nhìn vào một bức tranh, bạn thường nhanh chóng và tự động biết rằng bạn có thích nó hay không. Nếu ai đó yêu cầu bạn giải thích cho lời nhận xét cùa mình, bạn bắt đầu bịa chuyện. Bạn không thực sự biết tại sao mà bạn lại nghĩ một thứ gì đó đẹp, nhưng mô đun phiên dịch của bạn (người cưỡi voi) rất thành thục trong việc tạo ra lí do, giống như những gì Gazzaniga đã phát hiện trong nghiên cứu về chia não của mình. Bạn tìm kiếm một lí do chính đáng cho việc yêu thích bức tranh, và bạn bám vào lí do đầu tiên có ý nghĩa một chút (có thể là một thứ gì đó mơ hồ về màu sắc, hoặc ánh sáng, hoặc hình ảnh phản chiếu của người họa sĩ trên chiếc mũi bóng loáng của anh hề).
 
Lập luận đạo đức cũng có những điểm tương đồng như thế: Hai người có cảm giác mạnh mẽ về kết quả, cảm xúc của họ tới trước, và những lí do của họ được phát minh ra trong quá trình đó, để tranh luận lẫn nhau. Khi bạn từ chối lập luận của người khác, liệu người đó có thay đổi quan điểm của mình và đồng ý với bạn hay không? Đương nhiên là không, bởi vì lập luận mà bạn vừa đánh bại không phải từ quan điểm của người kia; mà nó chỉ là thứ được tạo ra từ dẫn chứng có sẵn. 
 
     Nếu bạn lắng nghe kĩ hơn những lập luận đạo đức này, thi thoảng bạn có thể nghe thấy một vài điều đáng ngạc nhiên: rõ ràng việc này là để con voi điều khiển dây cương, khiến người cưỡi voi phải đi theo nó. Con voi mới là người quyết định việc tốt hoặc việc xấu, cái đẹp hoặc sự xấu xa. Linh tính, các giác quan và sự phán xét tức thời được tạo ra một cách vững chắc và tự động (giống những gì mà Malcom Gladwell miêu tả trong cuốn Blink),_ nhưng chỉ người cưỡi voi có thể xâu chuỗi câu lại với nhau và tạo ra những lập luận để trình bày với người khác. Trong tranh luận về đạo đức, người cưỡi voi không chỉ là cố vấn cho con voi; mà anh ta đã trở thành một luật sư, bào chữa ở tòa để thuyết phục những người khác đi theo quan điểm của con voi. 
 
     Điều này, sau đó, chính là hoàn cảnh của chúng ta, được khóc thương bởi thánh Paul, Đức Phật, nhà thơ Ovid và rất nhiều vị khác. Tâm trí của chúng ta là một tập đoàn lỏng lẻo gồm nhiều phần khác nhau, nhưng chúng ta chỉ nhận thức được, và tập trung quá nhiều cho một phần: suy nghĩ một cách có ý thức thể hiện trong lời nói. Chúng ta giống như một người đàn ông xay xỉn đang đi tìm kiếm chìa khóa xe ở dưới ánh đèn đường trong câu chuyện ngụ ngôn ("Anh có làm rơi nó ở đây không?" vị cảnh sát hỏi anh ta. "Không", người đàn ông đáp. "Tôi đã làm rơi nó ở đằng sau, nơi cái hẻm, nhưng ở đây sáng hơn.") Bởi vì chúng ta chỉ có thể nhìn một góc rất nhỏ trong tâm trí rộng lớn của ta, chúng ta bị bất ngờ khi sự thúc giục, những ước muốn, và sự cám dỗ xâm chiếm, dường như chẳng từ đâu cả.
 
Chúng ta phát biểu, thề thốt, và giải quyết vấn đề, và sau đó thì bị bất ngờ bởi chính sự bất lực của mình khi bảo vệ chúng. Đôi khi chúng ta tưởng rằng chúng ta đang chiến đấu với sự vô thức, cái tự ngã, cái bản năng động vật của mình. Nhưng sự thật là chúng ta là tất cả những thứ đó. Chúng ta là người cưỡi voi, và chúng ta cũng lại là con voi. Cả hai đều có điểm mạnh và những kĩ năng đặc biệt. Phần còn lại của cuốn sách này là để nói về làm cách nào mà một sinh vật phức tạp và  phần nào đó ngốc nghếch như chúng ta có thể hòa hợp với nhau (chương 3 và 4), tìm kiếm hạnh phúc (chương 5 và 6), trưởng thành về mặt tâm lý và đạo đức (chương 7 và 8), và tìm ra mục đích và ý nghĩa của cuộc sống (chương 9 và 10). Nhưng đầu tiên chúng ta phải hiểu được vì sao mà con voi lại bi quan đến vậy. 
 
Trích dịch chương 1, cuốn sách The Happiness Hypothesis, tác giả Jonathan Haidt

Con Voi
Trạm Đọc