Chuyển đổi số nhìn từ hội sách lớn nhất thế giới
Chuyển đổi số nhìn từ hội sách lớn nhất thế giới
Audiobook và Podcast không chỉ là xu hướng mà đang trở nên không thể thiếu trong ngành công nghiệp xuất bản. Dịch bệnh khiến các hiệu sách đóng cửa nhưng hoạt động sách trực tuyến lại diễn ra vô cùng sôi nổi.

Những tín hiệu đáng mừng của ngành xuất bản

Với khẩu hiệu “Re: Connect” (tạm dịch: Tái kết nối), Frankfurt Book Fair 2021 (FBF) - Hội sách lớn nhất thế giới lần thứ 73 đang diễn ra tại Đức bằng hai hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của nhiều đại diện đến từ các quốc gia khác nhau. Theo đó, con số 2.000 nhà xuất bản từ 80 quốc gia bởi tình hình dịch bệnh đang vẫn rất phức tạp mà số đơn vị xuất bản và số lượng quốc gia vẫn đạt được con số đáng ghi nhận.

Theo Giám đốc FBF Juergen Boos, ngành công nghiệp xuất bản đã hoạt động khá tốt trong 18 tháng qua, ngay cả khi người dân ở nhiều quốc gia phải sống chậm lại trong đại dịch bùng nổ - đặc biệt là thanh thiếu niên. Ở Mỹ, doanh số bán sách in đã tăng hơn 8% vào năm 2020 để ghi nhận năm tốt nhất của họ trong một thập kỷ - theo kết quả của nhóm nghiên cứu NPD.

 
 

Chuyển đổi số nhìn từ hội sách lớn nhất thế giới

Sách nói - Audiobook và Podcast không chỉ là xu hướng mà đang trở nên không thể thiếu trong ngành công nghiệp xuất bản. Dịch bệnh khiến các hiệu sách đóng cửa nhưng hoạt động sách trực tuyến lại diễn ra vô cùng sôi nổi.

 

Những tín hiệu đáng mừng của ngành xuất bản

Với khẩu hiệu “Re: Connect” (tạm dịch: Tái kết nối), Frankfurt Book Fair 2021 (FBF) - Hội sách lớn nhất thế giới lần thứ 73 đang diễn ra tại Đức bằng hai hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của nhiều đại diện đến từ các quốc gia khác nhau. Theo đó, con số 2.000 nhà xuất bản từ 80 quốc gia bởi tình hình dịch bệnh đang vẫn rất phức tạp mà số đơn vị xuất bản và số lượng quốc gia vẫn đạt được con số đáng ghi nhận.

Theo Giám đốc FBF Juergen Boos, ngành công nghiệp xuất bản đã hoạt động khá tốt trong 18 tháng qua, ngay cả khi người dân ở nhiều quốc gia phải sống chậm lại trong đại dịch bùng nổ - đặc biệt là thanh thiếu niên. Ở Mỹ, doanh số bán sách in đã tăng hơn 8% vào năm 2020 để ghi nhận năm tốt nhất của họ trong một thập kỷ - theo kết quả của nhóm nghiên cứu NPD.

Chuyển đổi số nhìn từ hội sách lớn nhất thế giới
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các danh mục sách dành cho thanh thiếu niên nhưng cũng có thể sách non-fiction (phi tiểu thuyết) dành cho người lớn tăng mạnh và thêm vào đó là sự quan tâm của bạn đọc đến chủ đề sách nấu ăn và Do It Yourself trong thời gian cách ly ở nhà.

Ông cũng cho biết, tại Đức, các cửa hàng sách ngừng hoạt động và chuyển sang phát hành sách trực tuyến. Doanh thu bán sách qua internet tăng 20% lên 2,2 tỷ Euro (2,5 tỷ USD). Sách nói và sách điện tử cũng có mức tăng trưởng hai con số. Đây là những con số đáng mừng cho ngành xuất bản nói riêng và cộng đồng tri thức nói chung.

Một vấn đề mà nhiều người biết rõ là việc xuất bản sách đã có một cuộc cạnh tranh không đồng đều trong đại dịch khi nhiều nước trên thế giới có ít khả năng hơn để chống chọi sự tấn công của đại dịch so với các nước khác. Dẫu vậy, những cuốn sách được xuất bản đã cho thấy khả năng phục hồi mới của ngành xuất bản.

Giám đốc Bản quyền và giao dịch quốc tế của nhà xuất bản Kogan Page Amy Joyner tiết lộ có nhiều hiệu sách buộc phải đóng cửa tại thị trường Anh nhưng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến doanh thu. Cùng với đó, việc xuất bản sách khá tốt bởi nhu cầu đọc của người dân nơi đây tăng cao. Kogan Page thì chú trọng vào sách kinh tế và nghiên cứu nhiều ngành nghề, cho ra đời những tựa sách thiết thực và kịp thời trong suốt thời gian diễn ra đại dịch.

Theo Katie Dodson, chuyên viên giao dịch bản quyền từ nhà xuất bản Michael O’Mara (Anh), hiện đa phần người dân vẫn tận hưởng thời gian ở nhà bên gia đình nhưng vẫn có thời gian dành cho công việc, đặc biệt là việc tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ. Các tựa sách được xuất bản trong suốt thời gian đại dịch hoành hành đều thuộc các chủ đề: rèn luyện trí não, tâm lý, sức khỏe tinh thần, du lịch…

Ông Chua Hong Koon từ nhà xuất bản World Scienfic cho biết các hiệu sách ở Singapore vẫn mở cửa và việc kinh doanh sách diễn ra thuận lợi. Sách giáo trình, kinh tế và sách thiếu nhi ngày càng được quan tâm ở quốc gia này. Vì vậy, các tác giả đầu tư chất xám vào tựa sách của mình đều nhận được sự đón nhận xứng đáng.

Thái Hà Books cũng chia sẻ rằng, trong suốt khoảng thời gian giãn cách, nhiều người phải ở nhà, đặc biệt là trẻ em. Nhiều người đã biến thời gian này thành một ''mùa đọc sách''. Các hiệu sách phải đóng cửa từ cuối tháng 7 đến tháng 10 năm 2021 nhưng hoạt động bán sách trực tuyến qua website của đơn vị xuất bản hoặc trên các sàn thương mại điện tử diễn ra vô cùng sôi nổi.

Các bạn quốc tế tham gia Frankfurt Book Fair cũng rất ấn tượng với các hoạt động thiện nguyện của Thái Hà Books như mở ATM gạo miễn phí, ATM sách miễn phí, ATT sự tử tế - Sharing Rice Together để cùng với các nhà hảo tâm tặng hơn 1.000 tấn gạo, hàng ngàn cuốn sách đến không chỉ với người khốn khó vì Covid tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước khác như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Campuchia.

Chuyển đổi số cơ hội cho tương lai

Nhiều chủ đề, nhiều bài phỏng vấn của Frankfurt Book Fair 2021 đều tập trung tới hai hình thức xuất bản rất hấp dẫn là sách nói - Audiobook và Podcast. Hai hình thức này không chỉ là một xu hướng mà giờ đây đã trở thành thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp xuất bản. Kinh tế số thật sự thấm đẫm ngành công nghiệp đặc biệt này trong thời đại của đại dịch.

Các báo cáo, tham luận đã chỉ ra rằng đại dịch Covid đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành kinh doanh âm thanh vào năm 2020. Cứ thế kinh tế số trong xuất bản mà đặc biệt là kinh doanh sách thông qua âm thanh chính thức là chủ đề và đang tạo ra xu thế lớn trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Các hội thảo chỉ rõ rằng trước đại dịch, thị trường sách nói toàn cầu đã có một năm tăng trưởng cao ở mức hai con số. Các chuyên gia, các diễn giả kỳ vọng sự tăng trưởng này sẽ tiếp tục vào năm 2021 và năm 2022 tới.

Một minh chứng là trên nhiều thị trường quốc tế nơi Bookwire hoạt động (bao gồm Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Mỹ), bạn đọc thế hệ mới mới đang tiếp tục khám phá và say mê với những phiên bản sách nói đơn thuần. Họ cũng được kích thích bởi sự bùng nổ sáng tạo trong podcast. Nhưng đây sẽ không còn chỉ là một hiện tượng xuất bản ở các nước phát triển mà sẽ trở nên toàn cầu với hàng trăm triệu khán giả tiềm năng đã có thói quen nghe audiobook và Podcast hàng ngày.

Theo dự đoán của các chuyên gia, người nghe audiobook và podcast có nhu cầu cao với các sản phẩm kỹ thuật số và sau khi trải nghiệm họ thích chúng hơn các phương tiện truyền thống bao gồm sách in.

Ngành công nghiệp xuất bản đang thực sự bắt đầu hiểu rất rõ rằng mối đe dọa tồn tại lớn hơn không phải là sự chuyển dịch từ báo in sang kỹ thuật số mà là đánh mất hoàn toàn người tiêu dùng trước các hình thức giải trí khác. Không có cái gọi là đối tượng đọc hoặc nghe kỹ thuật số duy nhất nữa. Vì vậy các nhà xuất bản đang có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết để tiếp cận các nhóm mục tiêu khác nhau.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà nhấn mạnh việc chuyển đổi số tại đơn vị mình được tiến hành trên cả 3 lĩnh vực là xuất bản số, phát hành số và quản trị số từ 2020 đến nay. Ông cũng chia sẻ về 7 cuốn sách mà chính ông là tác giả đã được audio book thực hiện rất tốt và mang đến kết quả bất ngờ. ''Sẽ có những cuốn sách được Thái Hà book cho ra phiên bản số trước khi ra sách giấy'' - ông Nguyễn Mạnh Hùng tiết lộ.

Trong thời kỳ đại dịch và hoạt động kinh doanh của các đơn vị xuất bản áp dụng chuyển đổi số đã thực sự tiếp tục phát triển và tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất bản audiobook. Thực tế đã chứng minh tại các nước phát triển, số lượng người tiêu dùng podcast đã tăng đột biến trong những năm qua.

Nội dung podcast, khán giả và doanh thu đã chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong suốt năm 2020. Sự tăng trưởng này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 khi nhiều podcast được phát triển hơn và khi nhiều người khám phá và tiếp tục nghe podcast. Lần đầu tiên, theo báo cáo của PWC, podcasting trở thành một ngành công nghiệp tỷ đô la. Các chuyên gia có mặt tại Frankfurt Book Fair đã phân tích rằng podcast kết nối mọi người rất gần gũi.

Với Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghệ, độc giả đã được tiếp cận với ebook - sách điện tử và mấy năm gần đây là sách nói - audio book. Các đơn vị trên diễn đàn sách nói phổ biến ở Việt Nam như: Hẻm Audio, Fonos, Waka, Gác sách, Thư viện sách nói Hướng Dương, Sách nói Việt, Sách mp3, Trạm radio, Radio truyện, Radiotoday,...

Nổi bật giữa những đơn vị này có hai tên tuổi đã có dấu ấn nhất định là Fonos và Voiz. Với Fonos, người đọc có thể nghe những nội dung âm thanh chất lượng cao mang tính giáo dục, giải trí và truyền cảm hứng mọi lúc mọi nơi: trên xe bus, trên tàu, trên xe hơi, xe máy, khi tập thể dục, trong khi dọn dẹp hoặc nấu ăn tại nhà, hoặc thậm chí ngay khi đang nằm trên giường.

Điều đặc biệt là với ứng dụng Fonos, những chương đầu tiên của mỗi cuốn sách nói luôn miễn phí. Điều này gia tăng trải nghiệm của người nghe trước khi quyết định mua sách. So với nhiều loại sách âm thanh khác đang có trên thị trường, đội ngũ phát triển sản phẩm Fonos đặc biệt chú trọng tới các vấn đề bản quyền trong nội dung ứng dụng của mình.

Voiz FM là ứng dụng sách nói do WeWe, một công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ thiết lập. Hiện tại Voiz FM có hơn 1.000 nội dung âm thanh, với trên 20.000 người dùng, mỗi ngày lượt nghe chiếm 20%-30% trong tổng số thành viên.

Rõ ràng thị trường audiobook và pobcast của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với các nước cùng khu vực và thế giới. Tuy nhiên đây là sẽ là một thị trường tiềm năng và hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác quốc tế.

Hà Anh - Vũ Thủy | Theo Vietnamnet

Tags: