Đây là bài viết hay nhất mà tôi được đọc về Beethoven và âm nhạc của ông. Khi còn nhỏ, tôi không có nhiều điều kiện để nghe nhạc của ông, chỉ nghe trên radio hay khi đến nhà mấy người quen giàu có có dàn âm thanh. Khi đó chưa có internet nên tôi chỉ có thể đọc về ông qua báo chí và những thông tin đó rất ít ỏi...
Vì thế, tôi cố nghe nhạc mọi lúc và tìm mọi bài viết về ông, và đây là bài báo hay nhất mà tôi được đọc nên tôi chép bài này trong cuốn sổ nhỏ, ngày 5.11.1994. Đó cũng là lí do tôi quyết định chọn xuất bản cuốn tiểu sử của ông để nhiều người hiểu về một thiên tài nhưng đầy bi kịch và cay đắng.
Nguyễn Cảnh Bình (Chủ tịch HDDQT Alpha Books)
---
Chỉ cần nghe nhạc của Beethoven thôi là ta thấy ngay chân dung của ông hiện lên khoẻ khoắn và sinh động một cách phi thường. Đúng thế, hiển nhiên là có một vật thể bằng xương bằng thịt hẳn hoi trong âm nhạc của ông hay nói cái này cũng được: một pho tượng bước ra khỏi bệ. Thật quá đúng vì người nhạc sĩ này như nửa bằng máu thịt, nửa được tạc vào đá. Một chân ông đứng trong mộ, chân kia bước vào cõi bất tử. Đó là một con nhân mã huyền thoại đang sống động với cơ thể mỗi ngày một còm cỏi nhưng ngũ tạng vẫn nguyên lành.
Theo những tài liệu mà nxb Gallimard vừa công bố, người ta thấy một Beethoven càu nhàu và ác khẩu, thân thiết và khó tính. Ông ở bẩn, nét mặt cau có, có dáng của một con gấu, khinh người một cách hung tợn và chân bước nặng nề... Tóm lại ông rất giống bức tranh biếm họa của chính ông. Ấy vậy mà ông lại còn điếc nữa.
Trong ông, tất cả những gì là dịu dàng dễ thương đều bột lộ trên dòng nhạc, mà cũng chính từ đó, chúng ta hiểu được từ đáy lòng ông là người thế nào và điều đấy chúng ta không thể biết được nếu chỉ nhìn vào cái đầu quái đản của ông với bộ tóc lòa xòa như muôn ngàn con rắn.
Với khuôn mặt đỏ như gấc kia, tai lại điếc mà viết giao hương đồng nội. Bởi vì cái tướng mạo của ông chỉ là vẻ bề ngoài và ông luôn ao ước nó phải khác đi. Tất cả những gì đẹp mà ông đã viết chính là ở nhờ niềm ao ước đấy. Ông, một con người hữu tình luôn muốn thoát khỏi thể xác của chính mình. Cũng như các vũ công biết rất rõ họ chỉ có thể dướn cao khi đặt mạnh ngón chân xuống đất, ông đã rút cái siêu hình của mình từ lòng đất mà ông đã bám rễ rất sâu: đó là lòng đất nước Đức, lòng đất của địa cầu. Chất siêu hình của ông đã vươn tới trời xanh, với những nét phác thảo đầy nét gạch xóa...
Nói đến tài năng của ông, phải liên tưởng đến Victor Hugo, rất ít tính dễ dãi. Ông đi từ những chủ đề luộm thuộm, xiêu vẹo, rồi ông làm lại, rút ngắn đoạn này, kéo dài đoạn kia, thêm bớt và thay thế y như là Flaubert viết tiểu thuyết vậy. Cho đến khi ông đạt được một câu hoàn hảo, mạnh mẽ, hiệu quả. Lúc ấy, chất thiên tài của ông vậy phát triển chủ đề mới vận hành và cứ thế, ông dựng lên một tòa lâu đài bằng âm thanh dường như không phải cố gắng gì.Nhìn gần những chi tiết của ban tứ tấu hoặc giao hưởng có vẻ vô duyên, thô ráp, sượng sùng như sản phẩm của một ông già dở hơi. Chớ nên nhìn gần nhạc của Beethoven: nó đầy sẹo!
Đôi khi, những cơn nản lòng khiến ông rồ dại. Ông phàn nàn về người khác, nhưng lại muốn tự kết liễu cuộc đời mình. Cũng như những người Đức khác, như Bach, như Nietzche, ông gầm lên "Ôi loài người!".
Có nhiều người điếc thì vẫn nghe được đôi chút, nhưng đã điếc như Beethoven là điếc đặc. Ông cắn chặt miếng âm thanh mẫu, những dao động chuyển qua xương sọ vào não. Thế là đủ để ông rên lên "Ôi loài người!"
Ông đã mắc phải lỗi lầm gì mà phải trả giá đến mức như vậy?
NCB chép từ tờ báo TTVH ra ngày 5.11.1994
Đọc thêm: Tiểu sử hay nhất về Beethoven- Thiên tài bất hảo quyết không đầu hàng nghịch cảnh