Tiểu sử 'hay nhất' về Beethoven: Thiên tài bất hảo quyết không đầu hàng nghịch cảnh
Tiểu sử 'hay nhất' về Beethoven: Thiên tài bất hảo quyết không đầu hàng nghịch cảnh
Một kiệt tác về con đường âm nhạc và cuộc đời của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven, được đề cử giải thưởng Pulitzer.
Beethoven_ Âm nhạc và cuộc đời
(27 lượt)

Chàng ta thấp, mập, mặt rỗ có thể do bệnh đậu mùa, với nước da đen. Khi còn là một cậu bé, chàng được gọi là "người Tây Ban Nha". Thính giác của chàng ta trở nên tồi tệ hơn khi bước sang tuổi 30, không đến nỗi điếc, nhưng chàng buộc phải sử dụng một chiếc máy trợ thính, sau đó là một cuốn sổ để người đối thoại viết lại câu hỏi và rồi chàng phải chịu những cơn đau tai và ù tai khủng khiếp. Chàng cũng mệt mỏi bởi những cơn đau bụng, viêm phế quản mãn tính và viêm đại tràng, còn chưa kể đến chứng suy nhược và nóng giận thất thường.

Là một người chú độc đoán, phải chăm sóc con trai của người anh trai đã khuất và đấu tranh quyền kiểm soát với mẹ của đứa bé, chàng ta dường như đã khiến cháu trai của mình phải tự sát. Chàng chưa từng kết hôn. Chàng ta theo đuổi những người phụ nữ từ chối mình - những người phụ nữ có địa vị xã hội cao hơn, những người chàng sẽ không bao giờ có thể yêu - có thể vì chàng ta biết rằng mình sẽ không thể vừa là một người chồng tốt lại và vừa đạt được những gì mình muốn. Vở opera duy nhất chàng sáng tác, "Fidelio", có chủ đề nói về sự tận tâm kiên định của một người phụ nữ tử tế, dám liều mạng để cứu người anh hùng. Tựa đề của nó là "Tình yêu vợ chồng"

Trong đám tang của mình, Ludwig van Beethoven được nhà soạn kịch Franz Grillparzer nhớ đến như một nghịch lý, trong cuộc sống cá nhân, ông bất mãn và xa lánh xã hội, nhưng lại tràn đầy tình yêu với nhân loại trong âm nhạc. Nam tước de Trémont, người đã đến thăm căn hộ của ông ở Vienna vào năm 1809, kể lại rằng đã nhìn thấy "một nơi bẩn thỉu nhất, bừa bộn nhất trần đời", cây đàn piano phủ đầy lớp bụi và đống giấy tờ, thậm chí còn có một chiếc bô tiểu chưa đổ phía dưới. Đây cũng là năm Beethoven đã viết Bản hòa tấu piano thứ năm của mình, 'Hoàng đế', và "Das Lebewohl," một trong những bản piano sonata tao nhã nhất của ông.

Cuốn sách ra mắt độc giả Việt Nam vào đầu tháng 4/2020

Mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật là gì? Làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn về nó? Tác giả Lewis Lockwood rất cẩn trọng về câu hỏi này trong cuốn tiểu sử mới của mình. Ông ấy nhắc nhở chúng ta rằng những khó khăn của Beethoven, sự tức giận, sự thiếu kiên nhẫn của thiên tài này có một phần liên quan đến những bệnh tật đã khiến ông ấy bị điếc từ lâu. Kiếp người thật mong manh, Beethoven nói, nhưng ông nói với một người bạn, nghệ thuật thì không có giới hạn.

Tuy nhiên thiên tài của chàng phụ thuộc vào khả năng đẩy lùi những hạn chế về thể chất, để khiến chúng không can dự đến quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Nhà phê bình Donald Francis Tovey đã từng viết rằng "việc nghiên cứu đời sống của các nghệ sĩ vĩ đại thường là một chướng ngại tích cực khi ta cố hiểu các tác phẩm của họ, vì nó thường là nghiên cứu về những gì họ chưa thành thạo [đời sống], và do đó nó làm suy yếu thẩm quyền của họ trong những điều họ đã thành thạo. [âm nhạc]"

Lockwood đưa ra quan điểm rằng "đời sống nội tâm luôn là nền tảng cho quá trình sáng tác" trong đó "chúng ta cảm thấy một nội lực mạnh mẽ" ở các tác phẩm, một sự chống lại nghịch cảnh. Trong khoảng thời gian từ năm 1797 đến 1802, khi chàng biết rằng thính giác của mình ngày càng tệ đi và gần như tuyệt vọng, Beethoven đã làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết. Vượt qua nghịch cảnh đã trở thành mô-típ của âm nhạc như Bản giao hưởng thứ năm và thứ chín và "Fidelio", vở kịch chuyển từ đấu tranh và hỗn loạn sang chiến thắng.

Lockwood, một học giả nổi tiếng về Beethoven và giáo sư Harvard, đã dành công sức học tập và trí tuệ cả đời vào cuốn tiểu sử trung lập, sâu rộng này. Trong đó, ông vừa tóm tắt tất cả các loại tác phẩm chuyên biệt và được giới hàn lâm mến mộ về Beethoven, trong khi vẫn kể chúng bằng một giọng văn rõ ràng và chắc nịch, đôi khi có chút nghiêm nghị. Cuốn sách luân phiên giữa câu chuyện về cuộc đời của nhà soạn nhạc, môi trường sống và phân tích âm nhạc của ông, với sự nhấn mạnh về phần sau. Nếu bạn hiểu nhạc lý thì đọc sách sẽ thấm hơn, tuy vậy không có khảo cứu nào tốt hơn về các tác phẩm của Beethoven cho công chúng tốt hơn cuốn sách này.

Lockwood giải thích làm thế nào một tác phẩm như Bản giao hưởng thứ ba, "Eroica" thể hiện một phong cách anh hùng mới bằng cách cho thấy, trước tiên là về mặt âm nhạc, trong đó các đoạn bất hòa kéo dài tạo ra những khoảnh khắc căng thẳng và cương quyết, khuếch đại cảm giác xung đột rất cần thiết cho mô típ anh hùng. Sau đó, ông liên hệ âm nhạc với Napoleon; đến tác phẩm của các nghệ sĩ tân cổ điển như David và Canova; với văn học cổ điển (Beethoven đã so sánh Napoleon "với các quan chấp chính tối cao La Mã vĩ đại nhất"," Lockwood nhắc nhở chúng ta); và cuối cùng là cuộc đấu tranh của Beethoven để vượt qua bệnh điếc và nhiều căn bệnh khác nhau. Cuối cùng, chúng ta thấy âm nhạc là một phần của một thế giới rộng lớn hơn nhưng không bao giờ có thể giải thích tính đặc trưng của thời đại: với Lockwood, đúng là âm nhạc cuối cùng cũng tự có tiếng nói riêng của mình

Tác phẩm "Eroica" vĩ đại và dài hơn bất kỳ bản giao hưởng nào được sáng tác trước đó. Âm nhạc của Beethoven đặt ra những yêu cầu chưa từng có đối với người biểu diễn. Những bản giao hưởng của ông bắt đầu một cách bảo thủ, không hoành tráng. Về phần đầu, Berlioz nói, "ngắn gọn là Beethoven không ở đây" - nhưng tới phần ba thì không chỉ quy mô trở nên rất to lớn mà tham vọng còn hoàn toàn mới. Âm nhạc chàng sáng tác trong đầu là điều quan trọng hơn cả, bất kể có ai có thể chơi những gì chàng viết hay không. Nhạc sĩ sẽ tự phải thích nghi.

Bìa gốc cuốn sách Beethoven- Âm nhạc và cuộc đời

Bản thân chàng là một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Carl Czerny, học trò của chàng và giáo viên của Liszt, nhớ lại, "Không ai sánh bằng chàng về các kĩ thuật chơi đàn... ' Những tay chơi piano trong thời đó phải chứng tỏ khả năng của mình qua sự biến tấu. Âm nhạc, ví dụ như những tiết tấu chậm của các bản sonata Opus 10, Số 3, hoặc mở màn "Ánh trăng," đầy suy tư và tìm kiếm, nhắc nhở chúng ta về những gì người ta nói về việc Beethoven khiến khán giả rơi lệ khi chàng ta chơi ngẫu hứng. "Bản Piano sonata vẫn là thể loại gắn liền với sự ngẫu hứng nhất, '' Lockwood nói, "một phòng thí nghiệm cho những sáng tạo." Đến những bản sonata cuối cùng, Beethoven đã viết nhạc rất tự do và độc đáo đến nỗi người tả cảm giác nó được sáng tạo ngay tại chỗ.

Sự phức tạp và độc đáo của nó làm đau đầu bao người vào đầu thế kỷ 20. Mozart nói, "Niềm đam mê, bạo lực hay không, không bao giờ được thể hiện đến mức ghê tởm và âm nhạc không bao giờ làm mất lòng ai, ngay cả trong những tình huống khủng khiếp nhất." Nhưng Beethoven đã lật đổ sự lịch thiệp của Mozart và thay vì làm hài lòng người nghe, đã tìm cách khơi dậy, làm phiền và thậm chí náo động cho họ.

Từ thời điểm các tác phẩm của ông được xuất bản lần đầu tiên, năm 1795, ông được công chúng công nhận là nhà soạn nhạc tài năng nhất thời đó. Nhưng vào năm 1806, mặc dù người ta lúc nào cũng coi ông một ngôi sao, Beethoven đã bắt đầu sáng tác các tác phẩm như "Appassionata" và "Waldstei", làm các các nhà phê bình rối trí. Một nhà phê bình đã viết rằng âm nhạc của anh ấy đã trở nên "không thể hiểu được, đột ngột và tối tăm" và "vô cùng khó khăn mà lại không có một vẻ đẹp đặc biệt nào để bù đắp cho tính khó nhằn này." Ngày nay, dĩ nhiên, có rất ít, bản sonatas phổ biến hơn "Appassionata" hoặc nhạc piano tuyệt diệu hơn so với một số phần sau của "Waldstein."

Beethoven đã coi Bach, Handel, Mozart và Haydn là những vị thầy và đối thủ cạnh tranh. Những lá thư của ông không nói gì về những người đương thời như Muzio Clementi hay Ignace Joseph Pleyel hay Jan Ladislav Dussek, mặc dù ông dành sự ngưỡng mộ cho các vở opera của Luigi Cherubini, có lẽ vì opera là thể loại mà ông cảm thấy khó khăn nhất. Khác với Mozart, ông không viết opera và đến khi ông chú ý đến nó, sự điếc đã khiến ông khó đối phó với tất cả các ca sĩ, đạo diễn và nhà quảng bá mà các nhà soạn nhạc opera buộc phải hợp tác.

"Khi tôi bắt đầu so sánh bản thân mình với các nhà soạn nhạc khác, tôi khó có thể tập trung," Beethoven viết vào năm 1801. Nhưng ông tiếp thu và mở rộng phần lớn triết lý của thời đại đó. Những vở kịch sau này của Schill xuất hiện trong thời niên thiếu của Beethoven, với các chủ đề tự do, những anh hùng bi thảm, đã cung cấp các tư liệu cho ông như một nhà soạn nhạc đang tìm cách phá vỡ các khuôn mẫu âm nhạc.

BEETHOVEN chưa bao giờ dễ dàng tóm tắt, và cuốn sách của Lockwood đồng tình về sự không nhất quán của vị thiên tài này. Beethoven đã thuyết giảng tự do và nhân quyền, nhưng ông không bao giờ ngừng thi đua với tầng lớp quý tộc đã trả tiền cho ông. Haydn gọi anh ta là "ông trùm vĩ đại". Hướng tới những người bảo trợ, Lockwood quan sát, anh ta "dao động công khai giữa tham vọng cháy bỏng để thành công trong mắt họ và sự độc lập, quyết liệt... Là một nhà soạn nhạc và biểu diễn tự do, không có vị trí cố định, anh cần sự hỗ trợ của khách hàng thân quen để thăng tiến sự nghiệp và được công nhận. Nhưng anh ta yêu cầu sự tôn trọng hoàn toàn, và sự nóng nảy, đôi khi dữ dội, nóng nảy của anh ta lặp đi lặp lại. Những người ngưỡng mộ có tầm nhìn xa của anh ta sẵn sàng tha thứ cho phong cách xấc xược và hỗn hào của anh ta như cái giá của tài năng." Có bao nhiêu nghệ sĩ kể từ đó, ý thức hay không, bắt chước được chàng? Beethoven, theo nghĩa này và các khía cạnh khác, là những người hiện đại đầu tiên.

Chàng đã sáng tác những bản nhạc nghiêm túc nhất từng được viết nhưng cũng viết các tác phẩm nhạt nhòa và đôi khi đáng xấu hổ, bởi vì, một trong các lý do là chàng ấy thấy khó từ chối tiền phí. Trong suốt cuộc đời, nhạc của ông thường xuyên được in bởi các nhà xuất bản khác nhau, cái sau lại cẩu thả hơn cái trước, những người cạnh tranh để có được nhạc của ông. Nhưng vì không có luật bản quyền, các bản sao lậu rất phổ biến và Beethoven chỉ có thể sống nhờ vào khoản thanh toán một lần cho tác phẩm của mình. Một phần để khiến các nhà xuất bản tiếp nhận các bản nhạc phức tạp hơn và khó tiếp cận hơn của mình, chàng hứa với họ những tác phẩm dễ tiếp thị hơn. Vì vậy, chàng đã sáng tác các bản tuần hành nhanh chóng cho các ban nhạc quân đội, các biến thể của bài hát "Rule Britannia," và những gì Lockwood gọi là "cantata oanh tạc", "Khoảnh khắc vinh quang" cho các nguyên thủ quốc hội tại Đại hội Vienna...

Vậy nên, những gì nổi lên từ cuốn tiểu sử này là một hình ảnh của một người đàn ông như rất nhiều nghệ sĩ thông minh, khó tính khác, mà sự vĩ đại của họ không bị giảm bớt cũng không được giải thích đầy đủ như là kết quả của đời sống cảm xúc. Lockwood lưu ý những người chỉ trích các tác phẩm thậm chí như Bản giao hưởng số 9 ("quái dị", nhà soạn nhạc Ludwig Spohr nói trong thế kỷ 19) hoặc người phàn nàn về "sự tôn thờ tự động" ngày nay đối với Beethoven, ví dụ điển hình của bản canon "đã trở thành thứ sáo rỗng đối với giới công chúng hóng hớt". Nhưng cuối cùng tác giả cũng gạt bỏ những hoài nghi. Bản giao hưởng số 9, ông viết, "mở ra nhiều cách hiểu và dường như nó có sức mạnh mạnh mẽ để chống lại sự ngưỡng mộ lẫn đổ lỗi như nhau."

Lockwood cho biết thêm, "Bản canon có thể đã không còn hấp dẫn trong tâm trí của các nhà phê bình thông qua việc tiếp xúc quá mức, nhưng giá trị của nó vẫn còn tươi mới khi các thế hệ mới được tiếp cận với các tác phẩm hay nhất và bị lay động bởi trí thông minh và giá trị nhân đạo mà chúng truyền tải." Âm nhạc của Beethoven, tác nhắc nhở chúng ta, đã sống sót qua thời kỳ khó khăn bởi vì nó là mẫu mực của khát vọng cao cả - và nó rất đẹp. Đó là "một sự bảo vệ chống lại bóng tối."

Nếu bạn mong muốn sở hữu cuốn tiểu sử hay nhất về âm nhạc và cuộc đời của Beethoven, thì bạn hãy truy cập đường link này để được miễn phí giao hàng nhé!

- Trạm đọc -

Bài gốc: The First Modern | Nytimes

Tags: