Bạn cũng có thể thành triết gia: Suy nghĩ về cuộc đời cùng gấu Pooh
Bạn cũng có thể thành triết gia: Suy nghĩ về cuộc đời cùng gấu Pooh
Điều quan trọng nhất là, dù chúng ta có chia xa, tớ vẫn luôn ở bên cậu!

Bạn thường thấy môn triết học lằng nhằng khó hiểu với một đống thuật ngữ bí hiểm?


Nhưng đôi khi bạn cũng thấy các triết gia khá “người thường” vì mấy câu tổng kết của họ cũng kiểu sâu đíp (so deep) như bạn mà thôi. Ví dụ: Không ai tắm hai lần trên một dòng sống – cũng thường thôi mà.

 

Bài viết này giới thiệu cho chúng ta một cách tiếp cận khác về triết học, rằng triết học cũng thể được khám phá bởi những người bình thường, những điều nhỏ nhặt, quan trọng chúng ta có luôn lắng nghe và học hỏi hay không mà thôi.

“Nếu người ta không có vẻ đang lắng nghe bạn, hãy kiên nhẫn. Có lẽ họ đang bị mắc một mẩu bông nhỏ trong tai”


“Nếu sợi dây này đứt thì thử sợi khác”. Thật ra Plato và Khổng Tử chẳng có gì liên quan tới Gấu Pooh xinh xắn cả, nhưng theo một nghiên cứu mới đây, những câu nói thông thái của nhân vật này lại sánh ngang với những triết gia vĩ đại nhất thế giới.
 

Chú gấu nổi tiếng vừa chào mừng sinh nhật lần thứ 90 đã khiến rất nhiều thế hệ trẻ em say mê và yêu thích với những lời khuyên súc tích cho một cuộc sống vui vẻ, những “triết lý của Pooh”.

 

  Winnie-the-Pooh sinh nhật lần thứ 90 - một triết gia sánh ngang Plato. 

Gấu Pooh là sáng tạo của AA Milne, vốn là một chú gấu với “bộ não rất bé”, thực ra lại là “nhà triết học vĩ đại nhất thế giới”, theo kết quả bình chọn của 25% khán giả nhân kỷ niệm sinh nhật lần này.

“Pooh giống hệt những nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Plato và Aristotle vậy.” Tiến sĩ Catherine McCall phát biểu.

 

Gần ⅓ số người tham gia bình chọn cho rằng triết lý của Pooh đã tác động lên hành vi của họ.

 

Triết lý của Pooh trả lời những câu hỏi lớn về cuộc sống

 


Theo Tiến sĩ Catherine McCall, người bảo trợ cho Quỹ Triết học, Gấu Pooh xinh xắn giúp trẻ em hiểu được những câu hỏi lớn về cuộc sống.

Bà nói: “Những gì tôi thấy về Pooh thật giống y như những gì các nhà triết học Hy Lạp cổ như Plato và Aristotle bàn tới, chính là “làm sao để có một cuộc sống tốt”. Đó cũng là nội dung triết học bàn tới từ thuở ban đầu và vẫn luôn như vậy suốt 2000 năm qua. Gấu Pooh xinh xắn cũng đề cập tới điều tương tự, nhưng theo một cách dễ hiểu hơn đọc triết học cổ rất nhiều”.

Một trong những tinh túy nổi bật của triết lý Pooh chính là: “Mọi người nói không có gì là không thể, nhưng tôi lại không làm được gì cả mỗi ngày”.

Theo Tiến sĩMcCall: “Ngay khi nghe tới đó, bạn liền nghĩ về ý nghĩa của từ “không gì cả”, vì có tới 4,5 nghĩa của từ này chỉ trong một câu nói ngắn gọn đó, và bạn bắt đầu suy nghĩ “không thể nghĩa là gì”, và “không gì là không thể nghĩa là gì”.

“Tức thì, bạn liền tư duy một cách triết học, dù đang ở bất kỳ lứa tuổi nào.”

 

Chiếc ghế dài trò chuyện Triết lý Pooh

 


Một khảo sát cho thấy 18% người yêu thích gấu Pooh khi lớn lên đã chia sẻ những triết lý của Pooh trên Facebook và Instagram.

Hãng Disney đã cho làm một chiếc ghế dài mang tên “Góc suy nghĩ” với tượng của gấu Pooh đặt ngồi trên ghế và có thể nói chuyện được. Chiếc ghế này sẽ được “lưu diễn” khắp nước Anh và kể những bài học của Pooh về cuộc sống.


Chiếc ghế được “kích hoạt” từ phía dưới này sẽ được đặt tại nhiều địa điểm như tại Hundred Acre Wood (tạm dịch Khu rừng Trăm mẫu) tại Ashdown Forest, East Sussex và các khu vườn tại trường King’s College London, nơi nó sẽ được đặt ngay cạnh bên tượng Khổng Tử.

Để chào mừng kỉ niệm 90 năm ngày phát hành cuốn truyện Winnie the Pooh đầu tiên, thêm bốn chuyến phiêu lưu nữa của Pooh đã được xuất bản.

Peiguine, một nhân vật mới dựa trên một bức ảnh của Milne và con trai ông Christopher Robin khi đang chơi với một chú chim cánh cụt, đã được đưa vào truyện “Mùa đông”, do Brian Sibley sáng tác.

Khi cuốn truyện Winnie the Pooh đầu tiên được xuất bản vào tháng Mười năm 1926 - dựa trên hình ảnh của Christopher và những con thú nhồi bông của cậu bé, cuốn sách đã có được thành công tức thời, bán được 35.000 bản tại Anh và 150.000 bản tại Mỹ.

 

Triết lý của Pooh

 

 

"Tốt nhất bạn nên biết mình đang tìm kiếm điều gì trước khi bắt đầu cuộc tìm kiếm.”

“Bạn không thể ở một chỗ trong Rừng rồi đợi người khác tìm tới mình. Thỉnh thoảng bạn cũng cần chủ động đi tìm họ.”

“Nói chuyện với người sử dụng từ ngắn gọn, dễ hiểu kiểu như “Ăn trưa không?” sẽ vui hơn nhiều những người thích dùng câu chữ dài dòng, phức tạp”.

“Một lý do tốt để đi gặp mọi người chính là vì hôm nay là Thứ Năm”.

“Một số người quan tâm quá mức. Tớ nghĩ cái đó gọi là tình yêu.”

“Hãy làm một việc tốt mà không nghĩ về lợi ích cho mình”

“Khi bạn cảm thấy râm ran lo lắng, đừng lo, có lẽ là bạn chỉ đang đói thôi.”

“Đừng bao giờ tới muộn vì bất cứ điều gì bạn muốn phải đúng giờ”.

“Nếu người ta không có vẻ đang lắng nghe bạn, hãy kiên nhẫn. Có lẽ họ đang bị mắc một mẩu bông nhỏ trong tai”

“Điều quan trọng nhất là, dù chúng ta có chia xa, tớ vẫn luôn ở bên cậu”.

 
Trạm Đọc (Read Station)

Theo Inews