Mọi đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Cách nghĩ cũ tạo ra mô hình cũ. Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới. Vậy thì trong những bộ óc chủ chốt thời đó, cách nghĩ cũ chuyển sang cách nghĩ mới như thế nào?
Những chủ trương chính sách mới đã được thai nghén rồi vào cuộc như thế nào? Bắt đầu từ những ai? Trong những hoàn cảnh nào? Rồi bằng những cách nào cái mới đã “Chín” dần từ người này sang người khác? Phép mầu nào đã làm cho những “huý kỵ” đầy quyền uy đã được hoá giải một cách êm thấm, trong đồng thuận, không đổ vỡ?
Cuốn sách Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam của Giáo sư Kinh tế học Trần Văn Thọ, Đại học Wadesa, Tôkyô, là một đóng góp tích cực vào công việc “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Là một nhà khoa học rất tâm huyết với vấn đề phát triển công nghiệp ở Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Thọ đã dành nhiều thời gian và công sức cho công trình. Đặt Việt Nam trong sự đối chiếu với các nền kinh tế Đông Á để tìm ra những lợi thế so sánh; phân tích những thách thức đến từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ Trung Quốc, từ đó tìm ra những chiến lược cạnh tranh thích hợp; khẳng định những yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế như vốn, công nghệ, tri thức quản lý, thị trường, tác giả đã phác họa toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay theo cách tiếp cận của mình.
Những đỉnh cao chỉ huy là tựa đề một bài diễn văn của V. I. Lenin. Lenin sử dụng khái niệm này trong báo cáo đọc tại Đại hội lần thứ 4 của Quốc tế Cộng sản để nói về những ngành kinh tế có thể kiểm soát được hiệu quả và hỗ trợ cho các ngành khác. Thực ra đây là một thuật ngữ quân sự chỉ những điểm cao quan trọng mang tính chi phối chiến trường, gọi là cao điểm chiến lược.
Báo cáo gồm 7 chương và 2 phụ lục, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới và Việt nam trong năm qua. Đặc biệt, gần như toàn bộ nội dung của Báo cáo được dành để phân tích ba chương trình tái cơ cấu kinh tế hiện nay là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công. Để làm rõ tính cấp thiết của chương trình tái cơ cấu kinh tế, Báo cáo dành một chương để phân tích khuynh hướng suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhiều khuyến nghị chính sách được đưa ra với mong muốn thúc đẩy một quá trình cải cách thực sự nền kinh tế.
Nội hàm "thất bại" được hai tác giả Daron Acemoglu và James A. Robinson trình bày bằng cách giải đáp câu hỏi từng gây bối rối cho các chuyên gia qua nhiều thế kỷ: Tại sao một số nước giàu còn nhiều nước khác lại nghèo, bị chia rẽ giữa phồn vinh và nghèo khó, mạnh khỏe và bệnh tật, no đủ và đói kém?
Tập sách vì thế đã chạm ngay vào những thực tế khốc liệt, vĩ đại, vinh quang và cả đau đớn của nhiều quốc gia, dân tộc. Ở thời đại toàn cầu hóa, kinh nghiệm về nghệ thuật quản trị xã hội và phát triển đất nước đang ngày một cởi mở trong tương tác bằng nhiều kênh. Nhưng mấu chốt vẫn là vấn đề con người.
Báo cáo kinh tế vĩ mô là ấn phẩm được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (MAG) xây dựng trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, do UNDP tài trợ và Ủy ban Kinh tế chủ trì, tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô của kinh tế Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề kinh tế và chính sách vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời đề cập những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách.
“Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự.
Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dầy và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho một xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức một xã hội như thế.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Sách Hay