Năm 1500, nếu bạn đặt cược tính mạng mình vào câu hỏi: Ai sẽ là bá chủ thế giới. A/ Phương Tây B/Trung Quốc, đừng dại gì mà chọn đáp án A. 500 trước, so với Dương Tử của Trung Quốc, sông Thames của Anh chỉ là một chiếc ao tù chật hẹp và hôi thối. London so với Nam Kinh, chỉ là thị trấn với những vách tường chắp vá tạm bợ, một mẩu nhỏ li ti so với các bức tường thành Nam Kinh.
Sách giáo khoa Việt vẫn dạy về những kì tích hàng hải của Christopher Columbus, nhưng trước đó 87 năm, Đô Đốc Trịnh Hòa, thời nhà Minh, trong một sự kiện có tầm vóc sánh ngang với việc dân Mỹ đưa người lên mặt trăng năm 1969, đã giương buồm đi khám phá thế giới với một hạm đội gồm hơn 317 thuyền đi biển đồ sộ, với hơn 28,000 người, lớn hơn bất kì hạm đội nào từng thấy ở Tây phương cho đến thế chiến thứ nhất, so với chỉ 4 thuyền và 150 thủy thủ của Columbus.
Trong khi Tây phương chìm thời kì tăm tối, loạn lạc, chiến tranh, dịch bệnh, Trung Quốc đã có chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên trên thế giới năm 1086, mà cho đến 100 năm sau vẫn chưa có một chiếc đồng hồ nào ở Anh đạt được độ chính xác cao như thế.
"Máy in được cho là sáng chế ở Đức vào thế kỷ 15 nhưng thực ra nó được phát minh tại Trung Hoa vào thế kỷ 11. Người ta thường cho rằng Jethro Tull (1674-1741), nhà tiên phong nông nghiệp Anh, đã sáng chế ra cối xay bột mì vào năm 1701. Thực ra người Trung Hoa đã phát minh ra nó từ 2000 năm trước.
Chính người Trung Hoa đã cách mạng hóa công nghiệp dệt vải với những cải cách như bánh xe quay và guồng quấn tơ, được du nhập vào Italy thế kỷ XIII. Và hoàn toàn sai lầm khi cho rằng người Trung Hoa sử dụng phát minh nổi tiếng nhất của họ là thuốc súng chỉ để đốt pháo hoa chơi! Cuốn sách (Hỏa long Kinh) của Tiêu Ngọc và Lưu Cơ xuất bản cuối thế kỷ XIV, đã mô tả địa lôi, thủy lôi, tên lửa và các quả đạn rỗng nhồi đầy thuốc nổ."
Nói như thế không phải để thần thánh hóa con rổng châu Á mà để đánh thức định kiến của rất nhiều người quá "rồ Mẽo", "rồ Tây" khi cho rằng từ xưa đến nay phương Đông luôn là cái gì đó thấp kép, lạc hậu so với chủng tộc da trắng thượng đẳng. Nhưng nói như thế nhằm tương phản với một thực tế lịch sử chua xót rằng vào năm 1500, 10 đế chế phương Tây nhỏ bé chỉ chiếm 5% diện tích, 16% dân số, 20% thu nhập thế giới, thì trước năm 1913, cũng 10 nước này, cộng thêm Hoa Kì, cũng chiếm bằng đó dân số, nhưng kiểm soát 58% lãnh thổ thế giới, và 3/4 sản lượng kinh tế toàn cầu.
Năm 1500, 10 thành phố lớn nhất thế giới hầu như đều ở phương Đông, đứng đầu là Bắc Kinh (diện tích lớn gấp 10 lần London). Năm 1900, hầu hết thành phố lớn nhất đều ở phương Tây, trong đó London rộng gấp bốn lần Tokyo – đô thị lớn nhất châu Á.
Phần còn lại của thế giới phải sống căm hờn dưới ách đô hộ, diệt chủng, đàn áp dã man. Khi được hỏi ông nghĩ gì về văn minh phương Tây, nhà lãnh tụ Ấn Độ Gandi nó đó "sẽ là một ý tưởng hay" vì những "đai dịch" và "tai họa" mà đế quốc Anh đã làm với đất nước ông. Trong bức thư gửi toàn quyền Đông Dương 1912-19, Albert Sarraut, Nguyễn Ái Quốc mỉa mai "dưới nhiệm kỳ cai trị của quý ngài, dân Annam .. được nhìn thấy đất nước mình đâu đâu cũng được tô điểm bằng ngày càng nhiều các cửa hàng rượu mạnh và thuốc phiện, cùng với các trường bắn, nhà tù, ‘nền dân chủ’ và mọi thứ máy móc tân kỳ của văn minh khai hóa hiện đại...Các hành động nhân từ, vốn đã cứu vớt chúng tôi khỏi những rắc rối khác, chẳng hạn như lao động và vay nợ cưỡng bức, đàn áp đẫm máu, phế truất và lưu đày nhà vua, báng bổ những nơi thờ cúng thiêng liêng, vân vân…"
Tại sao không phải Việt Nam đô hộ Pháp mà lại ngược lại? Tại sao không phải Trung Quốc xâu xé cái bánh ngọt châu Âu mà lại ngược lại? Tại sao không phải người Việt Nam có thu nhập 100 triệu/ tháng mà lại là dân Mỹ? Tại sao tiêu đề của tác phẩm này không phải là Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ và phần còn lại của thế giới mà lại là phương Tây? Phương Tây đã tìm được bí kíp võ công vô địch thiên hạ gì? Bằng cách nào mà người châu Âu mạnh đến như thế? Có phải vì người phương Tây có ADN ưu việt hơn, điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn? Sai, hoàn toàn sai.
"Đó là sai lầm, vì chúng ta đã thực hiện hai thí nghiệm tự nhiên lớn trong thế kỉ 20 để xem địa lý có quan trọng hơn thể chế không. Chúng ta thực hiện trên tất cả người Đức, chúng ta chia họ làm hai, và cho một nửa tiếp thu chủ nghĩa tập thể phương Đông, và đây là kết quả. Trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, những người sống trong Cộng hoà dân chủ liên bang Đức sản xuất Trabants, một trong những chiếc ô tô tồi tệ nhất thế giới, trong khi những người ở phương Tây sản xuất ra Mercedes Benz.
Nếu bạn vẫn không tin tôi, chúng ta cũng thực hiện thí nghiệm đó ở bán đảo Hàn quốc. Và chúng ta đã quyết định chúng tôi sẽ thực hiện trên người Hàn quốc trong một khu vực địa lý giống nhau với cùng một nền văn hoá, và chúng ta chia họ làm 2, và chúng ta cho những người phía Bắc chủ nghĩa độc tài. Và kết quả là một sự khác biệt lớn hơn trong một không gian ngắn hơn ở Đức. Thừa nhận là không có sự khác nhau lớn về thiết kế thống nhất để bảo vệ ranh giới, nhưng ở hầu hết các khía cạnh khác, đó là một khác biệt lớn. Điều đó làm tôi nghĩ rằng đó không phải do đặc điểm quốc gia hay địa lý, những giải thích phổ biến cho loại này".
Vậy đâu mới là bí kíp thành công thật sự. Trong cuốn sách Best-seller mới ra này "Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới", sử gia kinh tế Niall Ferguson vạch ra "6 ứng dụng sát thủ" - ông gọi là "6 killer app" mà ông tâm sư là nhằm hấp dẫn giới trẻ nghiên cứu lịch sử hơn - giúp phương Tây thống trị thế giới. Có 6 lý do tại nên sự khác biệt của phương Tây và chúng bao gồm:
1/ Cạnh tranh: "Cạnh tranh nghĩa là không chỉ có 100 thành phần chính trị khác nhau ở châu Âu năm 1500, mà trong mỗi thành phần, đã có sự cạnh tranh giữa các hiệp hội cũng như chủ quyền. Tổ tiên của các hiệp hội ngày nay là Hiệp hội Thành phố London đã tồn tại ở thế kỉ thứ 12. Không có sự tồn tại như thế này ở Trung Quốc, nơi có một bang rộng lớn bao phủ 1/5 nhân loại, và tất cả mọi người với mọi tham vọng phải vượt qua kì kiểm tra tiêu chuẩn hoá, mất khoảng 3 ngày và cực kì khó và liên quan đến một số lượng đặc điểm về trí nhớ và những bài luận rất phức tạp của các sĩ tử theo Nho giáo."
2/ Khoa học: "Cuộc các mạng khoa học rất khác so với khoa học của các nước phương Đông trong một số điểm quan trọng, mà điểm quan trọng nhất qua cách "làm thí nghiệm". Con người có thể điều khiển thiên nhiên theo cách mà trước đây dường như là không thể. Ví dụ: ứng dụng khác thường của Benjamin Robins về vật lý Newton đến đạn đạo học. Một khi bạn làm vậy, đường đi đạn pháo của bạn sẽ rất chính xác. Điều đó nghĩa là gì. Đó thực sự đó là một "ứng dụng sát thủ" theo nghĩa đen. Trong lúc ấy, không hề có một cuộc cách mạng khoa học nào khác. Đế chế Ottaman khá giống châu Âu, nhưng cũng không có cách mạng khoa học nào ở đó. Thực tế, họ đánh đổ đài thiên văn của Taqi al-Din bởi vì nó bị xem là báng bổ khi điều tra tâm trí của Chúa."
3/ Quyền về tài sản: "Nó không phải chế độ dân chủ, truyền thống; mà có quy định của luật dựa trên quyền về tài sản riêng. Điều đó tạo nên sự khác nhau giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Bạn có thể đến Bắc Mĩ ký một bản giao kèo và nói "Tôi sẽ làm việc không công trong 5 năm. Bạn chỉ phải cho tôi ăn" Nhưng cuối cùng, bạn có 100 mẫu Anh đất. Đây là những đất thưởng ở nửa dưới của slide thuyết trình. Điều đó là không thể ở Mĩ Latin nơi mà đất được giữ bởi những tầng lớp cao quý con cháu của những kẻ xâm chiếm người Tây Ban Nha. Và bạn có thể thấy ở đây là sự khác nhau lớn về sự sở hữu tài sản giữa Bắc và Nam. Hầu hết mọi người ở khu vực nông thôn Bắc Mĩ làm chủ vài mảnh đất trước 1900. Ít ai ở Nam Mĩ làm được. Đó là một ứng dụng sát thủ khác."
4/ Y tế: "Các loại thuốc mới vào cuối thế kỉ 19 đã tạo nên sự đổi mới chính chống lại các bệnh lây nhiễm mà đã giết chết bao nhiêu người. Và đó là một ứng dụng sát thủ khác - một sự đối lập hoàn toàn với một sát thủ, bởi vì nó nhân đuôi tuổi thọ của con người. Điều đó thậm chí đã xảy ra ở các đế chế châu Âu. Thậm chí ở những nơi như quốc gia châu Phi như Senegal, đầu thế kỉ 20, có sự đổi mới lớn trong lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng, và tuổi thọ con người bắt đầu tăng. Nó không tăng nhanh hơn sau khi những nước này trở thành những nước tự do. Những chủ nghĩa thực dân không phải tất cả đều tồi."
5/ Tiêu dùng: "Xã hội tiêu thụ là những gì bạn cần cho Cách mạng công nghiệp để có một dấu mốc. Bạn cần nhiều người để mặc rất nhiều quần áo... Đó là một xã hội tiêu thụ, và nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn hẳn những thay đổi công nghệ. Nhật bản là một xã hội không phải phương Tây đầu tiên chấp nhận nó. Sự thay thế, mà được đưa ra bởi Mahatma Gandhi, là thể chế hoá và tạo nên nghèo đói vĩnh viễn. Rất ít người Ấn Độ ngày nay mong muốn rằng Ấn Độ sẽ đi theo con đường của Mahatma Gandhi."
6/ Lao động: "Cuối cùng, hệ thống đạo đức. Max Weber nghĩ rằng đó chỉ dành cho người theo đạo Tin lành. Và ông ấy đã sai. Mọi nền văn hoá đều có thể có hệ thống đạo đức nếu có các quy tắc để tạo ra những khích lệ để làm việc. Chúng ta biết bởi vì ngày nay hệ thống đạo đức không còn là hiện tượng phương Tây, Tin Lành. Thực tế, các nước này đã mất hệ thống đạo đức của họ. Ngày nay, Người Hàn Quốc trung bình làm việc hơn 1000 giờ/ năm hơn người Đức trung bình - 1000 giờ. Đó là một phần của một hiện tượng rất kì lạ, và đó là sự kết thúc của Sự khác biệt lớn giữa phương Tây và phần còn lại"
Hãy thử phân tích một trường hợp của Nhật Bản. Khi các đế chế Tây Phương vươn mình ra mình biển lớn nhằm tìm kiếm những thuộc địa mới, Nhật bản bị đặt trong tầm ngắm. Họ đứng trước hai lựa chọn: Hoặc hiện đại hóa theo con đường Tây phương hóa, hoặc chết. Họ chọn sống, mà không chỉ sống ngoắc ngoải, mà "sống ngon, sống khỏe, sống mạnh".
Từ một nước phong kiến, lạc hậu, sau cuộc cải cách Minh Trị, họ không những thoát khỏi nguy cơ bị ngoại bang đô họ, mà còn tự biến mình thành một đế chế. "Năm 1895, hải quân phong cách châu Âu của nước Nhật đã tiêu diệt toàn bộ hạm đội Bắc Dương Trung Hoa lỗi thời tại vịnh Bột Hải. Theo mô tả của Nhật thời ấy, người thắng cuộc xuất hiện trông gần như giống hệt người châu Âu (ngay cả nét mặt). Người Trung Hoa được mô tả với những ống tay áo lụng thụng và tóc đuôi sam trông như y phục được chuẩn bị sẵn để bại trận."
Không một nước châu Á nào lại khao khát cách sống của phương Tây như người Nhật. Tất nhiên lúc đó, người Nhật không có cơ hội đọc cuốn sách này, vậy nên họ sao chép mọi thứ của phương Tây, từ cách đánh răng, cách mặc quần áo, cách làm khoa học, nói chung từ A đến Z. Nhưng may mắn là trong bắt chiếc mọi thứ, họ đã vô tình sao chép được "6 bí kíp võ công" vô cùng thâm hậu này để trở nên giàu có như ngày này.
Cái hay của 6 ứng dụng sát thủ này là nó không bị sở hữu độc quyền bởi phương Tây, mà thuộc "mã nguồn mở" để bất kì nhà lãnh đạo của bất kì quốc gia nào có thể sử dụng nó để tạo ra những thể chế nuôi dưỡng những ý tưởng về "sự cạnh tranh", "cách mạng khoa học", "quyền tư hữu", "thuốc hiện đại", "xã hội tiêu dùng" và "tinh thần làm việc." Nhưng không nhất thiết, họ phải "cài tất cả" các ứng dụng này. Trường hợp điển hình là Trung Quốc.
"Hãy nhìn những thành tựu về Toán học 15 năm tuổi. Đứng đầu bảng liên đoàn quốc tế theo nghiên cứu mới nhất của PISA, là Thượng Hải, Trung Quốc. Khoảng cách giữa Thượng Hải-Vương quốc Anh-Hoa Kì lớn ngang khoảng cách giữa Vương quốc Anh-Hoa Kì-Albania hay Tunisia [đứng áp chóp bảng]. Bạn chắc chắn rằng vì iPhone được thiết kế ở California nhưng lại lắp ráp ở Trung quốc nên phương Tây vẫn dẫn đầu về đổi mới công nghệ. Đó là một sai lầm. Về bằng sáng chế, không còn nghi ngờ gì về sự dẫn đầu ở phương Đông. Không chỉ có Nhật Bản dẫn đầu một thời gian, Nam Hàn đứng vị trí thứ 3, và Trung Quốc sắp sửa vượt Đức. Tại sao? Vì các ứng dụng sát thủ có thể được tải xuống. Đó là một nguồn mở. Mọi xã hội có thể làm theo những quy tắc này, và khi họ làm, họ có thể đạt được những gì mà phương Tây có sau 1500 -- thậm chí nhanh hơn.
Vì vậy Ferguson muốn đặt ra 3 câu hỏi cho những tỉ phú tương lai khi mà Hoa Kì mất vị trí kinh tế số 1 cho Trung Quốc. Câu hỏi đầu tiên là có thể bạn sẽ xoá những ứng dụng này, và chúng ta liệu có đang làm điều đó ở thế giới phương Tây? Câu thứ hai: sự sắp xếp của việc tải xuống có quan trọng không? Và liệu có phải châu Phi đã mắc phải sự sắp xếp sai? Một sự liên quan rõ ràng của lịch sử kinh tế hiện đại là khá khó để quá độ đi lên chế độ dân chủ trước khi bạn thành lập quyền bảo vệ tài sản. Cảnh báo: có thể sẽ ko hiệu quả. Và thứ 3, Trung Quốc có thể làm vậy không nếu ko có ứng dụng sát thủ 3: chính phủ đại diện và quyền tư hữu?"
Phương Tây xây dựng nên hệ điều hành để cài 6 ứng dụng sát thủ này không có nghĩa là họ vẫn tiếp tục giữ vững được chúng mà Ferguson ví von rằng "mối đe dọa lớn nhất đối với văn minh phương Tây không phải do các nền văn minh khác mang lại mà chính bởi sự nhu nhược yếu hèn của chúng ta và sự dốt nát về lịch sử đã nuôi dưỡng nó". Và nếu Trung Quốc hiện đại hóa, nhưng không nhất thiết họ phải phương Tây hóa? Một thế giới dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc chắc chắc sẽ màu sắc của Khổng Tử chứ không phải của John Stuart Mill.
Đọc cuốn sách này, hẳn là người Việt sẽ không thầm ước "Giá như". Nếu như bí quyết phát triển của phương Tây được tiết lộ sớm hơn vài trăm năm, liệu số phận của dân tộc ta có khác? Cơ hội vẫn còn để 100 năm sau con cháu chúng ta lại không phải giá như, chỉ là mỗi người dân, mỗi lãnh đạo có chịu bỏ thời gian nghỉ Tết này để đọc cuốn sách này, thay vì "1,2,3 Dô! Bao Nhiêu! 100%" hay không!
Tia
Trạm Đọc