4 triết gia bàn về cách sống hạnh phúc
4 triết gia bàn về cách sống hạnh phúc
Triết học dường như tập trung vào những câu hỏi không liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều triết gia đã tập trung vào các chủ đề thực tế, chẳng hạn như làm thế nào để sống một cuộc sống hạnh phúc. Ý nghĩa của việc sống một cuộc sống hạnh phúc có thể rất khác nhau giữa các triết gia.

 

Trang Tử về tính “tự phát”

 

Trang Tử vừa là tên của một nhà tư tưởng Đạo giáo, vừa là một cuốn sách về triết học Đạo giáo. Cuốn sách được viết vào khoảng thời kỳ Chiến Quốc của Trung Quốc (476–221 TCN) và ảnh hưởng của nó đã khiến tác giả là Trang Tử trở thành nhà tư tưởng Đạo giáo quan trọng thứ hai sau Lão Tử. Theo ông, con đường dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc chính là sự “tự phát”.

Đối với hầu hết chúng ta, từ tự phát có một ý nghĩa không quá khác biệt với “bốc đồng”, nhưng đây không phải là ý nghĩa mà Trang Tử muốn đề cập. Theo quan điểm Đạo giáo, nó được hiểu rằng hãy chấp nhận cả cái đối lập. 

Trang Tử cho chúng ta ví dụ về một người bán thịt đã rèn luyện trong nhiều năm cho đến khi anh ta có thể tự nhiên cắt thịt mà không cần suy nghĩ. Anh ta thành thạo đến mức thậm chí không cần mài dao nữa. Tự phát ở đây không có nghĩa là “bốc đồng” mà là một cái gì đó gần hơn với “bản năng”. Trang Tử khuyến khích chúng ta rèn luyện bản thân cho đến khi không phải suy nghĩ về hành động của mình và biết cách hành động bằng trực giác.

Trang Tử nói rằng việc rèn luyện này có thể áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống, bất kể đời thường đến đâu. Khi làm như vậy, chúng ta có thể hiểu được Đạo trong cuộc sống và cảm nhận được niềm vui từ những điều nhỏ nhặt. Ông khuyên thêm rằng chúng ta nên học cách nhìn nhận nhiều quan điểm về thế giới và tránh chủ nghĩa ích kỷ.

Thật khó để biết Trang Tử có nghe theo lời khuyên của chính mình hay không. Cũng như nhiều triết gia cổ đại, chúng ta biết rất ít điều đáng tin cậy về ông, tuy nhiên, cách viết của ông là minh chứng cho việc ông đã thành thạo trong việc thực hành “tự phát”. Ông cũng khuyên rằng nên xem xét thế giới từ những góc nhìn đa dạng và hiểu được mối liên hệ của chúng ta với mọi thứ khác, đó chính là gốc rễ của sự hiểu biết. 

 

 

Antisthenes về việc sống có đạo đức

 

Là học trò của Socrates, Antisthenes sau này trở thành người sáng lập trường phái triết học Hoài nghi.

Xuất phát từ quan niệm của Socrates rằng đức hạnh là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc, Antisthenes lập luận rằng chỉ cần có đức hạnh là cuộc sống sẽ hạnh phúc. Ông lập luận thêm rằng niềm vui thường là một điều xấu vì nó khiến một người không có khả năng tự lập, nó nuôi dưỡng sự phụ thuộc vào bất cứ thứ gì mang lại niềm vui. Ông tuyên bố rằng mình thích sự điên rồ hơn là niềm vui và thường giảng dạy về lợi ích của việc sống một cuộc sống đơn giản, tự lập và có đạo đức. 

Vì chủ nghĩa hoài nghi được biết đến như một triết lý cực đoan nên không dễ để đưa ra cách áp dụng vào thực tế đối với lời khuyên này. Mục tiêu ở đây là “hạnh phúc”, là một cuộc sống tốt đẹp. Không nhất thiết phải có quan niệm rằng bạn sẽ luôn cảm thấy tuyệt vời. Phải nói rằng, Antisthenes đưa ra lời khuyên mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.

Đầu tiên, ông cho rằng đức hạnh có thể dạy được nên nếu là người khôn ngoan thì hãy học hỏi nó ngay lập tức. Đồng thời, ông coi trọng hành động hơn lời nói đơn thuần. Ông cảm thấy rằng nỗi đau và tiếng xấu sẽ giúp ích cho việc tránh xa niềm vui. Ông thậm chí còn nói rằng các quy tắc xã hội và luật pháp là không cần thiết vì đã có đức hạnh. Nói chung, nó dẫn đến việc quay lưng lại với phần lớn xã hội. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết ông cũng khuyến khích kết hôn và sinh con như một phần của cuộc sống sung túc. 

Đúng như những lời dạy của mình, Antisthenes đã chọn sống trong cảnh nghèo khó và được cho là đã lên án những điều đội lốt tôn giáo. Ông được biết đến là người có trí thông minh sắc sảo, thường sử dụng óc hài hước của mình để xuyên tạc văn hóa Athen. Diogenes - học trò nổi tiếng của ông, đã đưa những tư tưởng của ông lên tầm cao mới và có vẻ khá vui vẻ khi làm như vậy. 

 

 

Epicurus về chủ nghĩa Khoái lạc ôn hòa

 

Epicurus là một triết gia Hy Lạp vào khoảng năm 300 TCN. Đối lập với chủ nghĩa Platon thống trị lúc bấy giờ, ông đã hình thành tư tưởng về mọi thứ, từ công lý đến vật lý, nhưng nổi tiếng nhất trong số đó là cách để sống tốt. 

Epicurus lập luận ủng hộ chủ nghĩa khoái lạc - rằng cuộc sống tốt đẹp được đặc trưng bởi việc theo đuổi hạnh phúc. Tuy nhiên, chủ nghĩa khoái lạc này không phải là kiểu say xỉn theo như các buổi hội thảo học thuật Hy Lạp thường đề cập.

Không giống như Cyrenaics, Epicurus lập luận rằng những người theo chủ nghĩa khoái lạc có tư duy phải xem xét khả năng tồn tại lâu dài của việc theo đuổi. Với sự lựa chọn giữa việc thỏa mãn một ham muốn hoặc loại bỏ qua nó, Epicurus khuyên bạn nên thử làm điều thứ hai bất cứ khi nào có thể. Ông khuyến khích sự điều độ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và học cách hài lòng với những ham muốn được thỏa mãn hơn là tìm kiếm sự xa hoa. Theo cách hiểu này của ông, niềm hạnh phúc giống với “sự lặng lẽ” hơn là “niềm vui”. 

Như là cách thể hiện rằng lời khuyên này thiết thực, những người theo chủ nghĩa Khoái lạc có xu hướng sống cùng nhau trong các cộng đồng, cho phép cả phụ nữ và nô lệ tham gia cộng đồng đó (một điều hiếm thấy trong thế giới cổ đại).

Ông ca ngợi tình bạn, ngay cả khi ông coi nó là phương tiện mang lại niềm vui cá nhân và khuyến khích việc sống chung với bạn bè. Ông cũng khuyến khích thực hiện các biện pháp đơn giản để giải quyết ham muốn, chẳng hạn như thưởng thức những bữa ăn vừa phải trong những bữa tiệc xa hoa - cách mà trước đó ông cho rằng bền vững hơn nhiều và do đó dẫn đến hạnh phúc lâu dài hơn. Tuy nhiên, ông cũng cho phép có chừng mực và không nhất quyết bắt bạn phải liên tục sống như một kẻ ăn xin. 

Như bất kỳ triết gia Hy Lạp nào, Epicurus cũng sống theo triết lý của mình. Ông sống trong một ngôi trường do ông thành lập có tên là “The Garden” với lối sống khổ hạnh vừa phải và hướng dẫn học sinh của mình tham gia các hoạt động cộng đồng. 

 

 

John Stuart Mill về cấp độ hạnh phúc “cao” và “thấp”

 

John Stuart Mill là một triết gia, nhà kinh tế học và thành viên Nghị viện người Anh thế kỷ 19, nổi tiếng với quan điểm của ông về chủ nghĩa tự do, nữ quyền và triết học đạo đức. Ông đã nâng cao triết lý khá mới mẻ lúc bấy giờ về chủ nghĩa vị lợi.

Chủ nghĩa vị lợi được sáng lập bởi Jeremy Bentham và lập luận rằng “điều tốt” về mặt đạo đức duy nhất là niềm vui và “điều xấu” về mặt đạo đức duy nhất là nỗi đau. Điều đúng đắn cần làm trong bất kỳ tình huống nào là điều sẽ tối đa hóa niềm vui tổng thể. Đối với Bentham, bất kỳ niềm vui nào cũng tốt, vấn đề chỉ là có bao nhiêu niềm vui. 

Tuy nhiên, Mill không đồng ý với Bentham về quan điểm cho rằng mọi niềm vui đều bình đẳng. Thay vào đó, ông phân cấp niềm vui thành “cao” và “thấp”.  Nói chung, những niềm vui cấp độ “cao” là tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ; những niềm vui cấp độ “thấp” thì nhạy cảm hơn; và đối với những người có khả năng tận hưởng cả hai, niềm vui cấp độ “cao” luôn là lựa chọn tốt hơn. 

Vì vậy, ông lập luận rằng chúng ta nên hướng tới những niềm vui cấp độ “cao” khi cố gắng tối đa hóa hạnh phúc tổng thể, cả trong cuộc sống của chúng ta và cho thế giới nói chung. Điều này đòi hỏi chúng ta phải phát triển kỹ năng tận hưởng niềm vui cấp độ “cao” thay vì những thú vui thấp kém, và cố gắng tránh gây đau đớn. 

Về phần mình, mặc dù không phản đối những thú vui cấp độ “thấp”, Mill chắc chắn đã dành rất nhiều thời gian cho những niềm vui cấp độ “cao”. Ông thích đọc thơ, đặc biệt là William Wordsworth, và trao đổi thư từ với nhiều nhà tư tưởng trong các lĩnh vực khác nhau. 

- Trạm Đọc

- Theo Big Think

Tags: