35 cuốn sách triết học hay nhất giúp bạn sống tốt hơn và vĩ đại hơn trong tư tưởng (Phần cuối)
35 cuốn sách triết học hay nhất giúp bạn sống tốt hơn và vĩ đại hơn trong tư tưởng (Phần cuối)
Trong phần cuối series tổng hợp 35 cuốn sách triết học hay nhất giúp bạn sống tốt hơn và vĩ đại hơn trong tư tưởng, Trạm sẽ giới thiệu tới các bạn những cuốn sách triết học hay nhất về cách tăng năng suất và ứng dụng triết học trong cuộc sống hiện đại.
Sức Mạnh của Toàn Tâm Toàn Ý
(14 lượt)
Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản
(21 lượt)
Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi
(79 lượt)

Những cuốn sách triết học hay nhất về cách tăng năng suất

 

26/ “Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản” của Greg McKeown

 

“Hãy nhớ rằng nếu bạn không ưu tiên cuộc sống của mình, thì người khác sẽ tối giản cuộc sống của họ.” — Greg McKeown

“Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản” sẽ chỉ cho bạn một cách mới, tốt hơn để tăng năng suất, đó là chọn lọc những gì thực sự cần thiết trong cuộc sống và sau đó cắt bỏ mọi thứ khác một cách dứt khoát. 

Hầu hết các cuốn sách về năng suất chỉ là tuyển tập những lời khuyên thông thường. Cuốn sách này đưa ra một triết lý hoàn chỉnh về cách hoàn thành mọi  việc, cả trong công việc và cuộc sống. Đó là điều khiến cuốn sách này trở nên mới mẻ. Nó cũng cho bạn thấy triết học sẽ như thế nào khi chúng ta mở rộng nó ra ngoài những giới hạn thông thường, thường bị ảnh hưởng về mặt học thuật. 

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản”:

  1. Không làm gì và làm mọi thứ đều là dấu hiệu của sự bất lực tập nhiễm.
  2. Hãy trở thành người biên tập cho cuộc sống của chính bạn với quy tắc 90%.
  3. Luôn dành cho mình khoảng thời gian đệm là 50%.

 

 

 27/ “Làm ra làm chơi ra chơi” của Cal Newport

 
“Nếu bạn không làm việc, bạn sẽ không thể phát triển được - cho dù bạn có kỹ năng hay tài năng đến đâu”. — Cal Newport

“Làm ra làm chơi ra chơi” cho thấy chúng ta đã mất khả năng tập trung sâu và đắm mình vào một nhiệm vụ phức tạp, chỉ cho chúng ta cách trau dồi lại kỹ năng này và quản lý sự chú ý của mình tốt hơn bao giờ hết nhờ bốn quy tắc đơn giản.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung và cảm thấy khó có thể tập trung lại được, hãy đọc cuốn sách này. Đây là một trong số ít những cuốn sách về năng suất có cái nhìn mạch lạc và đó là điều khiến nó trở thành một trong những cuốn sách hay nhất.

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Làm ra làm chơi ra chơi”:

  1. Có bốn chiến lược để làm việc sâu, tất cả đều đòi hỏi phải có chủ ý.
  2. Thiền hiệu quả có thể giúp bạn làm việc tập trung hơn, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
  3. Hãy ngừng làm việc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

 

 

28/ “Sức mạnh của toàn tâm toàn ý” của Jim Loehr & Tony Schwartz

 

“Chúng ta phát triển các khía cạnh của cuộc sống bằng năng lượng và sự gắn kết, và loại bỏ những thứ khiến chúng ta thiếu động lực. Cuộc sống của bạn là những gì bạn tự nguyện hành động.” — Jim Loehr & Tony Schwartz

“Sức mạnh của sự toàn tâm toàn ý” sẽ chỉ cho bạn cách quản lý thứ duy nhất đáng quản lý – năng lượng của bạn – bằng cách dạy bạn cách duy trì hợp lý bốn loại năng lượng, chấp nhận những hạn chế của mình và sống một cuộc sống có mục đích.

Bạn đang đấu tranh để cân bằng các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống đòi hỏi thời gian và sức lực của bạn? Vậy thì cuốn sách này là dành cho bạn. Thực tế, đây không phải là một cuốn sách triết học nhưng nó trình bày một mô hình mà bạn có thể sử dụng để định hướng trong cuộc sống. Thêm vào đó, khái niệm quản lý năng lượng rất thú vị và đáng để bạn thử nghiệm đó.

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Sức mạnh của sự toàn tâm toàn ý”:

  1. Hãy quản lý năng lượng, chứ không phải thời gian của bạn.
  2. Hãy theo dõi tất cả bốn nguồn năng lượng trong cuộc sống của bạn.
  3. Hãy chấp nhận những hạn chế của mình.

 

Những cuốn sách triết học hay nhất cho cuộc sống hiện đại

 

29/ “Principles” (Tạm dịch: Những nguyên tắc) của by Ray Dalio

  

“Những người hạnh phúc nhất là những người khám phá ra bản chất của chính mình và kết hợp cuộc sống của họ với nó.” — Ray Dalio

“Principles” phác thảo và chia nhỏ bộ quy tắc cho công việc và cuộc sống mà nhà đầu tư tỷ phú Ray Dalio, Giám đốc điều hành của quỹ dự phòng lớn nhất thế giới, đã đạt được trong suốt 40 năm sự nghiệp tài chính của mình.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ vừa tìm thấy tiểu sử, vừa tìm thấy lời khuyên và cả cẩm nang triết học. Dalio đã đặt tất cả những gì ông có vào cuốn sách nên ngay cả khi bạn không phải là người đam mê triết học, bạn cũng sẽ học được nhiều điều từ kinh nghiệm sống phong phú của Dalio. Không chỉ vậy, cuốn sách cũng sẽ gợi cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ. Khi đọc xong cuốn sách này, bạn cũng hãy tìm hiểu thêm những cuốn sách khác của Dalio nhé. 

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Principles”:

  1. Nguyên tắc là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại tư duy sai lầm.
  2. Sự trung thực và minh bạch triệt để là hai trong số những ý tưởng quan trọng nhất của Ray.
  3. Các doanh nghiệp lớn sử dụng các nguyên tắc để tạo ra môi trường tạo ra những ý tưởng tốt nhất.

 

 

30/ “12 quy luật cuộc đời” của Jordan Peterson

 

“Thật tốt khi nghĩ rằng ý nghĩa của cuộc sống là hạnh phúc, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không hạnh phúc? Hạnh phúc là một tác dụng phụ tuyệt vời. Khi nó đến hãy đón nhận nó với lòng biết ơn. Nhưng nó chỉ thoáng qua và không thể đoán trước được.” — Jordan Peterson

“12 quy luật cuộc đời” là một cẩm nang kỹ năng dựa trên câu chuyện nghiêm túc nhưng thú vị dành cho người trẻ, đưa ra một bộ quy tắc đơn giản để giúp chúng ta trở nên kỷ luật hơn, cư xử tốt hơn, hành động chính trực và cân bằng cuộc sống của chúng ta trong khi tận hưởng cuộc sống nhiều nhất có thể.

Trong cuốn sách, tác giả Jordan Peterson sử dụng cách nói điềm tĩnh nhưng đầy thuyết phục để đưa ra những lời khuyên thiết yếu trong cuộc sống cho những người trẻ. Lời khuyên có ý nghĩa và những câu chuyện đầy cảm hứng đã khiến đây là một cuốn sách đáng để bạn xem qua.

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “12 quy luật cuộc đời”

  1. Hãy xử lý việc của bạn trước khi can thiệp vào việc của người khác. 
  2. Hãy đối xử với bản thân như một đứa trẻ mà bạn có trách nhiệm chăm sóc.
  3. Hãy nhắm tới việc làm những việc có ý nghĩa, chứ không phải những việc tiện lợi.

 

 

31/ “Chủ nghĩa tối giản” của Joshua Fields Millburn & Ryan Nicodemus

  

“Bạn không cần phải chấp nhận một cuộc sống tầm thường chỉ vì những người xung quanh bạn đã làm như vậy.” — Joshua Fields Millburn & Ryan Nicodemus

“Chủ nghĩa tối giản” là lời giới thiệu mang tính hướng dẫn về triết lý cần ít hơn và nó đã giúp hai chàng trai đạt được giấc mơ Mỹ, và cách họ từ bỏ vật chất cũng như những nỗi muộn phiền như thế nào.

Chủ nghĩa tối giản là một trong số ít những triết lý độc lập, hiện đại. Chỉ điều đó thôi cũng khiến cuốn sách này đáng đọc. Tuy nhiên, hơn thế, chủ nghĩa tối giản có thể khiến bạn hạnh phúc hơn.  Ít quan tâm đến của cải hơn là một cách tuyệt vời để nhường chỗ cho những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của bạn và cuốn sách này giải thích rất rõ cách tiếp cận đó. 

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Chủ nghĩa tối giản”:

  1. Giũ bỏ nợ nần là ưu tiên hàng đầu. Hãy thoát khỏi những chiếc nạng tài chính của bạn để cảm thấy tự do.
  2. Sử dụng phương pháp TARA để trở nên dễ chấp nhận hơn đối với người khác.
  3. Đừng để công việc định nghĩa bạn.

 

 

32/ “Digital Minimalism” (Tạm dịch: Chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số) của Cal Newport

 

“Hãy tập trung thời gian trực tuyến của bạn vào một số ít hoạt động được lựa chọn cẩn thận và tối ưu hóa khoảng thời gian này cho những điều bạn coi trọng, khi đó bạn có thể vui vẻ bỏ lỡ những thứ khác.” — Cal Newport

 “Digital Minimalism” cho chúng ta biết đâu là ranh giới của công nghệ, cách dành thời gian cho các thiết bị kỹ thuật số một cách hợp lý và tại sao làm như vậy lại là chìa khóa để sống một cuộc sống hạnh phúc, tập trung trong một thế giới ồn ào.

Chúng ta có rất rất nhiều công nghệ hơn so với 20 năm trước, tuy nhiên, chưa có ai cập nhật triết lý để giúp chúng ta thừa nhận thực tế này, ngoại trừ Cal Newport. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra ranh giới giữa màn hình và thực tế, cuốn sách này sẽ cung cấp nhiều mẹo và chiến thuật cho bạn, nhưng nó cũng có một số lý lẽ thuyết phục giải thích tại sao việc dành ít thời gian trực tuyến hơn lại quan trọng.

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách  “Digital Minimalism”:

  1.  Chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số tập trung vào 3 nguyên tắc: sự lộn xộn rất tốn kém, tối ưu hóa là điều quan trọng và tính chủ ý mang lại sự hài lòng.
  2. Hãy lên kế hoạch cho những sự kiện trong thời gian nghỉ ngơi như  một nguồn vui nội tâm và sự chiêm nghiệm sâu sắc.
  3. Những cách sửa chữa nhanh chóng và “mẹo vặt cuộc sống” có thể thúc đẩy một thói quen mới lành mạnh nhưng chúng không thúc đẩy sự thay đổi bền vững.

 

 

33/ “Kaizen: The Japanese Secret to Lasting Change” (Tạm dịch: Kaizen: Bí quyết thay đổi lâu dài của người Nhật) của Sarah Harvey

  

“Sự thay đổi có tính lan truyền và khi đạt được thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn được khuyến khích áp dụng những kỹ thuật tương tự vào lĩnh vực khác trong cuộc sống của mình”. — Sarah Harvey

Kaizen là triết lý “cải tiến liên tục” của Nhật Bản, thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng cũng có thể áp dụng cho sự phát triển cá nhân, mang đến cho chúng ta con đường tự hoàn thiện mà ít bị áp lực và lo lắng, và những điều nhỏ nhặt hàng ngày có thể cộng lại tạo thành sự tiến bộ to lớn và có ý nghĩa.

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trước tất cả những thay đổi tích cực mà bạn mong muốn đạt được trong cuộc sống, hãy dừng lại và đọc cuốn sách này. Triết lý mới mẻ này cho phép chúng ta thực hiện những mong muốn thay đổi ấy một cách chậm rãi, sống cuộc sống của mình từng ngày một mà vẫn cảm thấy hài lòng. Mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp khi bạn cải thiện từng chút, từng chút một.

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Kaizen: The Japanese Secret to Lasting Change”:

  1. Kaizen là một triết lý của Nhật Bản tập trung vào sự tăng trưởng gia tăng và nó bắt đầu bằng việc đánh giá thói quen của bạn.
  2. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu lớn là bắt đầu từ những bước nhỏ đến mức bạn khó có thể nhận thấy sự khác biệt.
  3. Hãy xem lại thói quen của bạn thường xuyên để theo dõi sự tiến bộ của bạn.

 

 

34/ “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” của Mark Manson

 

“Bạn là ai được xác định bởi những gì bạn sẵn sàng đấu tranh.” — Mark Manson

“Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” sẽ loại bỏ cơn sốt tâm lý tích cực, thay vào đó cuốn sách mang đến cho bạn cách tiếp cận chủ nghĩa Khắc kỷ không-nhảm-nhí để sống một cuộc sống có thể không phải lúc nào cũng hạnh phúc, nhưng điều đó sẽ có ý nghĩa và chỉ tập trung vào những gì quan trọng đối với bạn. 

Bạn bạn đã quá mệt mỏi với những lời khuyên là liên tục phải tích cực và nở nụ cười thì hãy đọc cuốn sách này ngay đi! Manson đã cố gắng phát triển chủ nghĩa hư vô - một triết lý cho rằng không có gì quan trọng và thường khiến mọi người chán nản - thành một điều gì đó có ý nghĩa: thế giới có rất ít thứ quan trọng, nhưng những thứ ấy thực sự rất quan trọng. Cuốn sách được viết theo cách hài hước này sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích, và chắc chắn là một cuốn sách đáng đọc. 

Những điều có thể rút ra được từ cuốn sách “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm”:

  1. Những giá trị bạn không thể kiểm soát là những giá trị không tốt để theo đuổi.
  2. Đừng tin rằng bạn biết chắc chắn bất cứ điều gì vì nó sẽ ngăn cản bạn tiến bộ.
  3. Việc cố gắng để lại những di sản có thể hủy hoại cuộc đời bạn.

 

 

35/ “Sức mạnh của hiện tại” của Eckhart Tolle 

 

“Thời gian không hề quý giá chút nào, vì nó chỉ là ảo ảnh. Điều bạn cho là quý giá không phải là thời gian mà là một điểm nằm ngoài thời gian: Hiện tại. Điều đó quả thật quý giá. Bạn càng tập trung vào thời gian - quá khứ và tương lai - bạn càng nhớ Hiện tại, điều quý giá nhất hiện có”. - Eckhart Tolle

“Sức mạnh của hiện tại” cho bạn thấy rằng mỗi phút bạn dành để lo lắng về tương lai hay tiếc nuối về quá khứ là bạn đã lãng phí một phút, bởi vì nơi duy nhất bạn có thể thực sự sống là hiện tại, là ngay bây giờ. Đó là lý do tại sao cuốn sách đưa ra những chiến lược hữu ích để bắt đầu sống từng phút và hiện diện 100% trong và cho cuộc sống của bạn.

Nếu bạn cảm thấy thực tế khiến bạn thất vọng, có lẽ bạn chưa dành đủ thời gian cho nó. Chúng ta đều buồn khi liên tục nghĩ về quá khứ hoặc tương lai! Cuốn sách này sẽ khắc phục vấn đề đó. Nếu bạn là người hoài nghi về chánh niệm hoặc cảm thấy kiệt sức, cuốn sách này có thể cung cấp góc nhìn mới mà bạn cần.

Những điều có thể rút ra từ cuốn sách “Sức mạnh của hiện tại”:

  1. Cuộc sống chỉ là một chuỗi những khoảnh khắc hiện tại.
  2. Mọi nỗi đau đều là kết quả của sự phản kháng lại những điều bạn không thể thay đổi.
  3. Bạn có thể giải phóng bản thân khỏi nỗi đau bằng cách liên tục quan sát tâm trí nhưng không phán xét suy nghĩ của mình.

 

>> Đọc lại: 35 cuốn sách triết học hay nhất giúp bạn sống tốt hơn và vĩ đại hơn trong tư tưởng (Phần 1)

>> Đọc lại: 35 cuốn sách triết học hay nhất giúp bạn sống tốt hơn và vĩ đại hơn trong tư tưởng (Phần 2)

- Trạm Đọc tổng hợp

 

Tags: