Mặc dù là người Hà Lan, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình ở Pháp và nổi lên như một trong những họa sĩ nổi tiếng của Pháp. Từ một nhà buôn tranh trở thành họa sĩ, ông đã có gần 900 bức tranh và hơn 1.100 tác phẩm trên giấy.
Mặc dù hầu hết các tác phẩm nghệ thuật của ông đã được công nhận sau khi ông qua đời, với màu sắc nổi bật và đường nét độc đáo, Vincent Van Gogh vẫn là một cái tên không thể bị gói gọn trong một bài blog.
Hãy cùng đi sâu vào thế giới của những tác phẩm nghệ thuật bậc thầy và những bức tranh nổi tiếng của Van Gogh ngay sau đây!
12 bức tranh nổi tiếng sau có thể sẽ thay đổi quan điểm sống của bạn. Hãy đón nhận những bức tranh với trái tim và khối óc rộng mở!
1/ “Sorrow” (Nỗi buồn) (1882)
Năm 1882, Van Gogh gặp một người phụ nữ say rượu tên là Sie, người đã dành phần lớn cuộc đời mình để hành nghề bán dâm và chịu những sỉ nhục của người đời để nuôi con.
Cảm thông, Van Gogh đã cho cô ấy chỗ ở và chăm sóc con cái của cô trong khi cô trở thành nguồn cảm hứng cho ông.
Cô uống rượu và hút xì gà còn Vincent thì đói chỉ để vẽ nên nỗi buồn của cô.
Bức tranh nổi tiếng của Van Gogh mô tả cô đang ngồi gục xuống, bầu ngực héo hon và bụng đang mang bầu. Cô ấy trông như đang tuyệt vọng, trong nỗi đau khổ của riêng mình.
Ở cuối bức tranh là những dòng cảm xúc của Vincent dành cho Sien, dòng chữ được dịch ra là: “Tại sao lại có những phụ nữ cô đơn và bị bỏ rơi trên thế gian này?”
Ông đã đến Mauritius để nâng cao kiến thức nghệ thuật của mình và dành hàng giờ xem tranh của Rembrandt.
Chỉ khi ông thoát ra khỏi sự tự ti của mình, ông gặp Sien, điều này khiến ông đặt câu hỏi về những ý tưởng tôn giáo và xã hội, kéo ông trở lại cõi đen tối của nghệ thuật.
Từ đó, Van Gogh bắt đầu trượt vào cơn điên loạn.
Đầu tiên, trong trải nghiệm ở Borinage và sau đó là gặp gỡ Sien, Van Gogh gần như không thể kết nối với những khía cạnh sáng sủa hơn của nghệ thuật.
Sau sự kiện này, Van Gogh lang thang và đến Drenthe, một nơi nghèo khó và cô quạnh, nơi sẽ là nền tảng cho sự suy sụp tinh thật và sự phát triển nghệ thuật của ông.
“Tôi nhìn thấy những bản vẽ và bức tranh ở những túp lều tồi tàn nhất và những góc bẩn thỉu nhất.” - Vincent van Gogh
2/ “The Potato Eaters” (Những người ăn khoai) (1885)
Đây là bức tranh duy nhất của Van Gogh mà có ba bản phác thảo trước khi tác phẩm cuối cùng được hoàn thành.
Được biết, Vincent van Gogh đã thực hành vẽ tay và đầu suốt cả mùa đông trước khi hoàn thành tác phẩm cuối cùng và cá nhân ông coi đây là bức tranh đẹp nhất của mình.
Một bức tranh khác nữa nói lên cảm xúc xã hội và đạo đức của ông, không phải vì nó vẽ về người nghò, mà vì sự cảm thông của Van Gogh đối với những người bị chà đạp.
Sự đoàn kết của ông với họ được thể hiện một cách đầy hình ảnh trong những bức tranh gốc của Van Gogh.
Trong bức The Potato Eaters (Những người ăn khoai), Van Gogh vẽ rất đẹp công việc hàng ngày của một gia đình nông dân và sự an ủi họ tìm thấy trong bữa ăn cùng với nhau.
Bức tranh nắm bắt một cách nổi bật tính nhân văn và vẻ đẹp đạo đức của những người lao động chăm chỉ đang tận hưởng thành quả lao động trong ngày của mình.
Van Gogh đã suy nghĩ rất nhiều và đặt tên bức tranh là “The Potato Eaters” làm cho khoai tây trở thành biểu tượng của sự nghèo khó.
Họ ăn dưới một ngọn đèn duy nhất, và mặc dù đó có vẻ là khoảng thời gian sinh hoạt chung nhưng mỗi cá nhân đều phản ánh một suy nghĩ của riêng mình.
Hai người trong số họ gợi lên sự cô đơn và có thể được cho là phản chiếu cảm xúc của chính Van Gogh.
Những màu sắc – xanh dương, xanh lá cây và nâu – được sử dụng một cách tiết chế, góp phần làm tăng thêm sắc thái và hoàn cảnh cho bức tranh.
Bức tranh là sự thuần khiết trong việc thể hiện những cảm xúc của công việc vất vả, của những người tìm thấy nguồn sống trong củ khoai tây và khoảnh khắc được quan tâm sau một ngày vất vả.
3/ “Bedroom in Arles” (Phòng ngủ ở Arles) (1888)
Bức tranh phòng ngủ mang tính biểu tượng của Vincent van Gogh, "Bedroom in Arles," là một bức tranh miêu tả căn phòng của ông, nơi mang lại sự thoải mái khi ông nghỉ ngơi.
Nhưng điều gì làm cho bức tranh trở nên đặc biệt?
Đó là một trong rất ít những bức tranh của Vincent van Gogh có bố cục "tranh trong tranh."
Trong khi toàn bộ căn phòng thể hiện cách ông sống và vẻ bề ngoài của nó,nhưng ẩn sau đó là có điều gì đó hơn thế.
Có ba phiên bản của bức tranh, và các vật thể và hình ảnh bắt đầu trở nên méo mó hơn trong mỗi phiên bản.
Điều này cũng có thể người nghệ sĩ đã trải qua những cơn điên loạn ngày càng tăng, khiến ông dần dần mất cảm giác nhớ về con người.
Tuy nhiên, hơn hết, ý định của Van Gogh là tập trung vào màu sắc của bức tranh.
Sự pha trộn linh hoạt của màu cam, vàng, xanh dương và đỏ gần như khiến bức tranh được tạo ra chỉ để thử nghiệm màu sắc.
Trong khi trọng tâm chính vẫn là màu cam và đỏ đậm, màu xanh lam và xanh lá cây được sử dụng nhiều hơn làm điểm nhấn.
Bức tranh còn có cảm giác phối cảnh mạnh mẽ, với nhiều đường nét cứng hội tụ về một điểm ở giữa. Tuy nhiên, phối cảnh trông cũng rất kỳ quặc.
Một chi tiết khác của bức tranh là vị trí tối tăm và kích thước kỳ lạ của căn phòng. Bức tường quá xa và cửa sổ gần như nghiêng.
Cứ như thể cả căn phòng đang chìm vào một loại thuốc gây ảo giác.
4/ “ Sunflowers” (Hoa hướng dương) (1888)
Đây là biểu tượng hạnh phúc của Van Gogh, Hoa hướng dương.
Bức tranh này là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Van Gogh, được sáng tạo từ niềm hứng khởi khi gặp gỡ nguồn cảm hứng của ông, họa sĩ nổi tiếng Paul Gauguin.
Sau tất cả, mục tiêu duy nhất của Van Gogh khi chuyển đến Arles là tạo ra một cộng đồng nghệ sĩ, trong đó Gauguin là người hướng dẫn.
Rõ ràng hoa hướng dương là nguồn hạnh phúc của Van Gogh vì ông luôn muốn vẽ một bó hoa hướng dương khắp phòng của mình.
Giống như các tác phẩm khác, Van Gogh đã vẽ bốn phiên bản khác nhau của “Hoa hướng dương”.
Ông đã sử dụng kỹ thuật impasto của mình một cách rất tinh tế, thể hiện các giai đoạn trong vòng đời của hoa hướng dương cắm trong một chiếc bình đất nung.
Các nét cọ dày và các sắc thái khác nhau của màu vàng thể hiện sự tàn phai khiến bức tranh không chỉ là tĩnh vật, mà là một bức tranh về sự tiến triển của cuộc sống.
Bức tranh này của Van Gogh giống như các bức tranh khác của ông, từ một chồi non đến một bông hoa tàn.
Bức tranh sử dụng bảng màu trầm mặc dù hoa hướng dương có màu vàng rực rỡ vào mùa hè. Ban đầu, ông đã vẽ một phiên bản màu sáng nhưng có vẻ ông không hài lòng với lựa chọn đó.
Trong một lá thư, Vincent viết: “Với hy vọng được sống trong một studio của riêng chúng tôi với Gauguin, tôi muốn trang trí cho studio. Không có gì ngoài những bông hoa hướng dương lớn.”
Dù chưa được chứng minh nhưng rất nhiều nhà sử học nghệ thuật tin rằng Van Gogh và Paul Gauguin có mối quan hệ đồng giới.
Họ đi du lịch khắp thành phố, vẽ chân dung nhau và thường xuyên xảy ra tranh cãi.
Đối với Gauguin, những bức tranh về hoa hướng dương mang âm hưởng tính cách của Van Gogh. Đó có thể là một trong những lý do khiến Van Gogh vẽ và tặng bức ‘Hoa hướng dương” cho Gauguin.
Đáng tiếc, hai ngày trước Giáng sinh và chỉ sau 9 tuần Gauguin đến, cả hai nghệ sĩ đã có một cuộc cãi vã tồi tệ.
Vincent đã dùng dao cạo đe dọa Gauguin và cuối cùng đã cắt một phần tai trái của mình.
Họ không bao giờ gặp lại nhau, nhưng vẫn tiếp tục viết thư cho nhau.
5/ “Starry Night Over The Rhone” (Đêm đầy sao trên sông Rhone) (1888)
“Starry Night Over The Rhone” là bức tranh đêm của Vincent van Gogh nhận được sự công nhận nhiều nhất.
Kể từ khi van Gogh đến Arles, ông đã bị ám ảnh với ý tưởng thể hiện bầu trời đêm của thành phố ven biển này.
Trong một bức thư gửi em trai mình là Theo van Gogh, ông viết: “Anh cần một đêm đầy sao với cây bách hoặc có thể trên cánh đồng lúa mì chín.”
Bức tranh nổi tiếng này của Van Gogh được vẽ trên bờ sông, chỉ cách nơi ông sống hai phút đi bộ.
Các xoáy trên bầu trời đêm và hiệu ứng ánh sáng sẽ rõ ràng hơn trong những tác phẩm sau này của Van Gogh.
Khác với những bức tranh bầu trời đêm khác, bức tranh này có hình ảnh một cặp đôi đang bị mê hoặc bởi cảnh quan, mặc dù không hoàn toàn thể hiện được như vậy, nhưng vẫn là một biểu tượng.
Một quả cầu ánh sáng tự nhiên bao quanh các ngôi sao.
Điều thú vị là bức tranh nổi tiếng này, chòm sao Đại Hùng bị đặt hơi không chính xác.
Nhưng dù sao đi nữa, sự sáng tạo của bức tranh này đã đẩy Van Gogh hướng tới một phong cách hội họa mới.
Cố gắng hiểu ý nghĩa của bức tranh có thể là cánh cửa giúp bạn hiểu tại sao bức tranh van Gogh vẫn được chú ý. Nó được tạo ra khi Vincent đang tìm kiếm sự hướng dẫn về tôn giáo. Bộ tranh "Starry Night" chỉ xuất hiện khi ông đang tìm kiếm câu trả lời, sự hướng dẫn, hoặc sự cứu rỗi.
Nếu phân tích kỹ, “Starry Night Over The Rhone” cho thấy Vincent đã coi trọng mỗi hình ảnh ông vẽ. Ông không tạo ra những thay đổi về màu sắc và hầu như không có sự phân biệt giữa đất và trời. Yếu tố duy nhất làm sáng bức tranh là ánh sáng phản chiếu từ các ngôi sao và ánh sáng của thành phố.
6/ “Café Terrace at Night” (Cà phê vỉa hè trong đêm) (1888)
“Café Terrace at Night” là bức tranh này không được Van Gogh ký tên.
Việc sử dụng đêm đầy sao làm nền là dấu hiệu rõ ràng để các nhà sử học nghệ thuật kết luận tác giả của bức tranh.
Hầu hết các nhà sử học nghệ thuật đều tin rằng bức tranh này của Van Gogh là kết quả của niềm đam mê mới của ông với tôn giáo.
Mặc dù động lực vẫn mang phong cách hậu ấn tượng với chủ thể chính, nhưng ông cũng chú ý rất nhiều đến bầu trời đêm.
Bức tranh mô tả 12 nhân vật trung tâm đang ăn trong Quán cà phê, gợi nhớ đến Chúa Giêsu và các môn đồ của Ngài.
Van Gogh đã dành phần lớn thời gian của mình để đi lại quanh quán cà phê, nghiên cứu bầu trời đêm và tìm kiếm khung hình hoàn hảo để vẽ. Bức tranh được vẽ từ một góc nhìn trên đường phố. Xung quanh là con đường lát đá cuội dẫn đến ranh giới của bức tranh.
Ngoài ra còn có cây cối và bụi cây xanh ló ra trong bố cục. Càng đi về phía bên trái của đường phố, ta càng đi vào bóng tối.
Trong bức tranh của Van Gogh, ta cũng thấy ánh sáng của bóng đèn xuyên qua khe cửa sổ. Đã có sự sử dụng các màu tương phản rõ rệt để phân biệt bầu trời và mặt đất trong bố cục.
Việc sử dụng màu vàng đậm và cam ở phần dưới tạo ra cảm giác của ánh sáng nhân tạo.
Những đường kẻ dày màu đen phác họa các hình dạng. Các tòa nhà dẫn vào hậu cảnh dường như cũng được sơn màu đen, điều này làm tăng thêm chiều sâu cho bức tranh.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết Van Gogh chưa bao giờ sử dụng màu đen trong tranh của mình.
Là khởi đầu cho loạt tranh vẽ về đêm nổi tiếng của Van Gogh, “Café Terrace at Night” luôn là một kiệt tác.
7/ “The Starry Night” (Đêm đầy sao) (1889)
Một bức tranh mà sự lạc quan đến từ bầu trời đêm chứ không phải từ thị trấn.
Bức tranh nổi tiếng nhất của Van Gogh, “The Starry Night” là một kiệt tác của nghệ thuật.
Bức tranh thể hiện những gì Van Gogh có thể nhìn thấy từ nhà thương điên của mình. Bức tranh này quá tươi sáng để được vẽ trong giai đoạn đau khổ nhất của cuộc đời ông.
Trong khi nhiều người cho rằng bức tranh này trên thực tế là một tiếng kêu nổi loạn, thì những người khác lại cho rằng đó là sự miêu tả trạng thái tinh thần mong manh của ông.
Hãy phân tích bức tranh thành các yếu tố và sau đó hiểu các mảnh ghép trong sự thống nhất của nó.
Những đám mây xoắn ốc đã trở thành đối tượng thu hút sự chú ý. Hình dạng xoáy lớn bao trùm bức tranh như một làn sóng hút ánh nhìn của người xem, khiến họ choáng váng và ngơ ngác, cho thấy cái nhìn sâu vào tâm trí của Van Gogh.
Để mô tả tâm trí rối loạn của mình, ông đã mô phỏng các mô phỏng khoa học của tinh vân.
Bầu trời gợn sóng và chảy như một dòng sông, mê hoặc người xem và mang năng lượng giống như con người.
Bức tranh Van Gogh nổi tiếng này có yếu tố tâm linh được phản ánh trong những bức thư Van Gogh gửi cho em trai vào thời điểm đó, trong thư ông nói về “nhu cầu mãnh liệt về tôn giáo”. Vì vậy vào ban đêm, ông ra ngoài để vẽ các vì sao.
Bầu trời trở thành phương tiện để Van Gogh hiểu và khám phá cuộc sống sau cái chết. Các nhà vật lý thiên văn đã kết luận rằng bầu trời của Van Gogh khớp với các quan sát thiên văn tại Saint-Rémy-de-Provence vào ngày 25 tháng 5 năm 1889.
Ngôi sao Capella sáng bất thường khi ông vẽ bầu trời, khiến các ngôi sao trở nên lớn hơn và sáng hơn. Mặt trăng, cũng như các ngôi sao, tạo ra một lượng ánh sáng khổng lồ. Tuy nhiên, ánh sáng vẫn nằm trong bầu trời và không lan đến rìa bức tranh. Mặt đất vẫn tối.
Khi ở trong trại tâm thần, ông chỉ có thể nhìn thấy một mảnh đất nhỏ từ phòng của mình. Không giống như vô số ngôi sao và bầu trời rộng lớn, ông không thể nhìn thấy tháp chuông và ngôi làng. Ông tái hiện chúng từ trí tưởng tượng, đặt ở phía dưới của tác phẩm, chỉ chiếm một phần ba không gian.
Điểm nhấn chính của tác phẩm là cây bách, có thể là yếu tố quan trọng nhất. Dày đặc, đau khổ, và vươn lên như ngọn lửa, một loài cây liên tưởng tới cái chết, là cách duy nhất để tiếp cận cuộc sống vượt ra ngoài trái đất!
8/ “Irises” (Hoa diên vĩ) (1889)
Trong thời gian ở trại tâm thần, Vincent Van Gogh đã vẽ 130 bức tranh, phần lớn trong số đó lấy cảm hứng từ môi trường xung quanh ông, đặc biệt là khu vườn.
Được biết, Van Gogh đã dựng giá vẽ của mình trong khu vườn và vẽ tại đó một thời gian. Những bức tranh của Van Gogh không có các bản phác thảo thô mà ông vẽ trực tiếp trên vải canvas.
Giống như hoa hướng dương, hoa diên vĩ là cũng là một đề tài khiến Van Gogh say mê. Nếu bạn để ý, mỗi cánh hoa diên vĩ trong bức tranh đều độc đáo, với các sắc thái, hình dạng và kích thước khác nhau. Ngoại trừ một bông hoa có màu sắc hoàn toàn khác. Không rõ liệu cánh hoa đó thực sự có màu khác hay đó là tính cách nổi loạn của Van Gogh muốn phá vỡ trật tự một chút.
Các bản in khắc gỗ của Nhật Bản đã có ảnh hưởng lớn đến Van Gogh, và điều này thể hiện rõ trong bức tranh này. .
Các bản in khắc gỗ có chiều sâu hoàn hảo, cách phối màu sáng tạo, góc nhìn mới lạ, và những đường viền rất mạnh mẽ.
Bức tranh “Irises” dường như đã vượt qua tất cả những đặc điểm này bằng cách khắc họa sống động về hoa, lá và hậu cảnh.
Bức tranh đơn giản chỉ bao gồm một cây hoa với một phông nền, và bức tranh cũng thể hiện hướng gió thổi. Toàn bộ bức tranh được vẽ từ góc nhìn đứng của họa sĩ.
Dù Van Gogh không đánh giá cao tác phẩm này nhưng nó đã được tán dương cùng với bức “Starry Night” trong buổi triển lãm đầu tiên của ông.
9/ Chân dung tự họa với đôi tai băng bó (1889)
Bức tranh này của Van Gogh mô tả vết thương của bản thân sau khi ông dùng một lưỡi dao cứa vào tai mình.
Chân dung tự họa với đôi tai bị băng bó là tác phẩm đầu tiên phản ánh nỗi đau khổ và bệnh tâm thần của Van Gogh một cách rõ ràng.
Bức chân dung rõ ràng truyền tải trạng thái tâm lý của ông. Cho phép khán giả nhìn sâu vào tâm hồn ông. Có những chi tiết trong bức tranh thể hiện trạng thái tâm lý phân rã đã hành hạ ông suốt cuộc đời.
Bức tranh này của Van Gogh khắc họa ông như một nhân vật tiều tụy và tinh thần suy sụp, vật lộn với những con quỷ nội tâm.
Để phản ánh tình trạng của mình, Van Gogh quyết định thể hiện giai đoạn tâm thần của mình, thời điểm ông cắt tai mình khi tranh cãi với Gauguin.
Các chi tiết trong tranh cho thấy hội họa là cách duy nhất giúp ông tỉnh táo. Việc chọn vẽ tranh in Nhật Bản trong phần hậu cảnh của bức tranh đã nhấn mạnh niềm đam mê và nguồn cảm hứng của ông đối với nghệ thuật. Bên cạnh đó là một khung tranh trắng gợi ý rằng ông khao khát tiếp tục vẽ và thể hiện hy vọng của ông về việc tạo ra nhiều tác phẩm hơn nữa.
Điều này nêu bật cách ông dũng cảm chống chọi lại bệnh tật, thậm chí coi bệnh tật là nguồn cảm hứng sáng tạo.
Việc sử dụng các màu sắc sáng, rực rỡ và ấm áp thay vì màu tối củng cố thêm quan điểm rằng việc vẽ tranh đối với ông là liệu pháp trị liệu. Như thể, ông đang cố gắng trở nên tốt hơn qua mỗi bức tranh, ông đang cố gắng để trở nên tốt hơn.
Mỗi bức tranh là một nỗ lực khác để tự giải thoát khỏi đau khổ. Mỗi nỗ lực đều là để thay thế sự dằn vặt thường trực trong đầu ông bằng nghệ thuật.
Bức tranh này thực sự là bằng chứng cho nỗ lực của Van Gogh trong việc đối phó với rối loạn tâm thần của mình.
Nó mô tả chu kỳ trong đó họa sĩ chịu đựng sự lo âu và trầm cảm tái diễn không thể tránh khỏi. Sau đó là những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật, để rồi lại rơi vào trầm cảm.
Ông cũng có thể muốn nói với thế giới rằng sự giày vò của ông là lý do đằng sau những kiệt tác của mình. Bệnh tâm thần của ông cản trở công việc và thường khiến ông chán nản với nghệ thuật. Nhưng đồng thời, nó cũng mang lại cho ông nguồn cảm hứng sáng tạo.
Cuối cùng, chu kỳ này chỉ có thể kết thúc nếu ông quyết định chấm dứt cuộc đời mình.
10/ “Almond Blossoms” (Hoa hạnh nhân) (1890)
Cũng như những bức tranh hoa khác của ông, bức họa “Almond Blossoms” là hình ảnh mang đến sự sống của Vincent Van Gogh.
Trên nền xanh dịu nhẹ là những bông hoa hạnh nhân đang nở rộ, miêu tả và khám phá ý tưởng về sự sống. Đây là một trong những bức tranh phong phú nhất của Van Gogh, ôm trọn mùa xuân và sự tươi mới của cuộc sống.
Hoàn thành vào năm 1890, bức tranh được vẽ khi ông sống trong bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole. Vì hiếm khi có thể thoát khỏi bốn bức tường, tất cả những gì ông có thể vẽ là phong cảnh nhìn thấy từ cửa sổ phòng mình.
Không giống như những bức tranh của Frida Kahlo, thường nói về nỗi đau của bà, Van Gogh tập trung nhiều hơn vào mặt tươi sáng mặc dù bị quấy rầy bởi những suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, bức tranh này không chỉ là về Vincent Van Gogh và những suy nghĩ của ông. Thực tế, bức tranh này là một sự vinh danh cho đứa cháu mới của ông - con của Theo, em trai ông.
Và trong phần lớn cuộc đời mình, ông đã làm việc để hỗ trợ tài chính cho Theo. Cứ như thể Theo là người duy nhất giúp Vincent sống sót.
Cuối cùng, bức tranh này được tạo ra để chào đón đứa con mới sinh của Theo và vợ, những người muốn đặt tên đứa bé theo tên Vincent.
Với việc đặc tả những bông hoa hạnh nhân theo phong cách gần giống phong cách Nhật Bản, Vincent đang ám chỉ về mùa xuân đang đến ở Pháp và sự ra đời của đứa cháu trai đã mang lại cho ông niềm vui thuần khiết.
11/ “Wheatfield with Crows” (Cánh đồng lúa mì quạ bay) (1890)
“Wheatfield with Crows” đã từng được coi là tác phẩm cuối cùng của Van Gogh. Tuy cũng được đề ngày tháng qua đời của ông nhưng việc cho rằng đây là bức tranh cuối cùng thực tế chỉ là một giai thoại.
Cũng có giả thuyết rằng ông đã bị giết trong khi đang vẽ bức tranh này, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất hiện nay.
Ý nghĩa của bức tranh này là gì?
Vincent luôn bị mê hoặc bởi những cánh đồng lúa mì trên cao nguyên ở một ngôi làng phía bắc Paris, nơi ông sống trong mười tuần cuối cùng. Các cánh đồng này chỉ cách nhà trọ nơi ông ở khoảng năm phút đi bộ, và ông thường xuyên đến đó.
Một phong cảnh tương tự như “Wheatfield with Crows” được Charles-François Daubigny một người mà Van Gogh rất ngưỡng mộ, ghi lại.
Vào tháng Bảy, Vincent đã vẽ một trong những bức tranh phong cảnh toàn cảnh nổi tiếng của mình, ông viết cho Theo và Jo:
“Chúng là những cánh đồng lúa mì trải dài dưới bầu trời hỗn loạn, và anh đã cố gắng thể hiện nỗi buồn, sự cô đơn cùng cực.”
Nhưng sau từ "buồn bã," Vincent đã kìm lại.
Ông tiếp tục viết: "những bức tranh này sẽ nói cho em những gì anh không thể diễn đạt bằng lời, những gì ạm coi là lành mạnh và bổ dưỡng ở nông thôn."
Vincent đang cố gắng trấn an Theo về tình trạng tâm lý của mình và bày tỏ tình yêu của ông đối với phong cảnh.
Ông đã vẽ chủ đề yêu thích của mình về vùng Provence. Lúa mì mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc đối với ông.
Những cánh đồng sẽ xanh tươi vào mùa xuân. Và sẽ chín vàng óng vào cuối tháng Bảy – sẵn sàng để thu hoạch.
Dù chỉ tạm thời, vụ thu hoạch khiến những cánh đồng trống trải, tượng trưng cho khoảng thời gian dồi dào với vòng đời không bao giờ kết thúc.
Ba tuần sau khi vẽ “Wheatfield with Crows”, Vincent trở lại cao nguyên lần cuối.
Bị bắn hay tự bắn, vẫn là một trong những bí ẩn, nhưng theo lịch sử ghi lại, Vincent đã chết trên cánh đồng lúa mì mà ông đã vẽ nhiều lần, tự bắn vào bụng mình.
Van Gogh bày tỏ những linh cảm đen tối nhất của mình trên cánh đồng lúa mì trước khi sự điên loạn hoàn toàn chiếm lấy ông.
12/ “Tree Roots” (Rễ cây) (1890)
Bức tranh "Tree Roots" thực sự là tác phẩm cuối cùng của Van Gogh, gợi lên một sự kết hợp đẹp mắt giữa rễ và thân cây. Tác phẩm nghệ thuật này tượng trưng cho những cuộc đấu tranh suốt đời của người họa sĩ.
Thoạt nhìn, bức tranh có thể là một mớ màu sắc tươi sáng và các hình dạng kỳ quặc, không rõ ràng. Nhưng khi đưa góc nhìn ra xa hơn, bức tranh là một sườn dốc với rễ cây và thân cây, loại cây mọc ở các mỏ đá cẩm thạch và được sử dụng để lấy gỗ.
Nó chưa được hoàn thiện về mặt nghệ thuật nên có thể thấy đây là một tác phẩm nghệ thuật còn dang dở, chứng tỏ nó là bức tranh cuối cùng của Van Gogh.
Sau khi quan sát kỹ, bức tranh trở nên rõ ràng: cây, lá, rễ cây và nền rừng đầy cát với một chút màu nâu và vàng.
Van Gogh cũng đã mô tả các cảnh rừng và cây khác. Hầu hết các bức tranh là cây không có ngọn, để rồi trong các tác phẩm cuối cùng, chỉ còn lại phần rễ cây.
Bức tranh là nguồn cảm hứng cho những khoảnh khắc bế tắc của Van Gogh. Buổi sáng trước khi qua đời, ông đã vẽ nên một khung cảnh rừng cây đầy sức sống.
Từ phân tích, có thể thấy rõ Van Gogh đang giải thích trạng thái cảm xúc của mình. Bức tranh độc đáo về nhiều mặt.
Điều gây tranh cãi là nó đại diện cho sự phát triển của nghệ thuật hiện đại và mang lại cảm giác cho những tác phẩm nghệ thuật còn dang dở.
Thế giới này chưa bao giờ là dành cho Vincent!
Người họa sĩ đau khổ, bị giày vò nhưng không bao giờ tuyệt vọng!
Vincent Van Gogh đã dạy cả một thế hệ nghệ sĩ hiện đại biết cách biến sự điên rồ của họ thành nhiên liệu cho sự sáng tạo.
Ông đã dạy cả thế hệ nghệ sĩ hiện đại thoát khỏi sự đấu tranh và vẽ, vẽ cho đến khi được tự do.
Vincent van Gogh an nghỉ cạnh em trai mình ở Auvers-Sur-Oise, sau cánh đồng lúa mì mà ông đã mê mẩn.
Có thể ông đã trải nghiệm thế giới bên kia, và có lẽ cũng đang vẽ ở đó. Nhưng Vincent vẫn mãi trong trái tim của các nghệ sĩ, và tình yêu của họ dành cho ông ngày càng lớn hơn.
- Theo Portrait Flip