3: Não vô thức của chúng ta có thể phân biệt thông tin liên quan và không liên quan chỉ trong tích tắc.

Mặc dù tính tỉ mỉ là một đức tính tốt, việc nghiên cứu tỉ mỉ từng mẩu thông tin lại không giúp ích nhiều khi ra quyết định. Thông thường, tập trung vào một vài thông tin quan trọng và loại bỏ những thứ khác tỏ ra hiệu quả hơn.

Thử tưởng tượng bạn đang quan sát một cặp đôi và nảy sinh ý định muốn đoán chính xác liệu mối tình của họ có kéo dài được hay không. Để trả lời, cách tốt nhất là thử tập trung vào một vài dấu hiệu quan trọng: ví dụ nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu của sự coi thường trong sự tương tác của họ, đó là một dấu hiệu cho thấy những vấn đề về tình cảm có thể sẽ xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng phân tích từng mẩu thông tin, bạn cũng sẽ cảm thấy khó để đưa ra một dự đoán chính xác bởi vì có rất nhiều những mẩu thông tin không liên quan đã ẩn nấp sau những thông tin quan trọng và thích đáng. Ví dụ, nếu như bạn chú tâm quan sát tới đôi chân, cử chỉ hay những lời tâm sự của cặp đôi đó, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một chỉ dẫn quan trọng hơn của trường hợp này như là những cái liếc nhìn khinh thường chẳng hạn.

Trong nhiều tình huống ra quyết định, não vô thức có thể giúp chúng ta phân biệt một cách chính xác: Bằng cách phân biệt thông tin quan trọng với thông tin không quan trọng, nó sẽ suy xét những phần mà nhận thức của chúng ta cho là quan trọng nhất để đưa ra phán đoán chuẩn xác.

Chúng ta có thể đưa ra những phán đoán chớp nhoáng này một cách chính xác bởi vì não vô thức của chúng ta cực kỳ giỏi trong quá trình lọc thông tin này. Nó cũng giống như cách mà các nhà nghiên cứu về mối quan hệ biết được về dấu hiệu của sự khinh thường chẳng hạn, họ sẽ chú ý ngay tới sự tương tác của cặp đôi, và rồi những phán đoán của chúng ta cũng được đưa ra ngay lập tức dựa trên một vài thông tin thu thập được một cách chọn lọc.