2: Hãy tin vào phán đoán trực giác của bạn – vì chúng thường hữu ích hơn cả những phán đoán có ý thức của bạn.

Để ra quyết định trong bất kỳ tình huống nào, bộ não con người đều sử dụng hai chiến lược dưới đây:

Chiến lược thứ nhất là ghi lại và xử lý có ý thức các thông tin, cân nhắc lợi và hại, sau đó tiến đến một kết luận lý trí về lựa chọn tốt nhất có thể. Kiểu chiến lược xử lý thông tin này diễn ra chậm, và trong một vài tình huống, chúng ta sẽ không có đủ thời gian khi sử dụng cách này.

Trải qua quá trình tiến hóa của loài người, một chiến lược thứ hai nhanh hơn nhiều đã được sử dụng: nhanh như chớp, sự vô thức đưa ra những phán đoán chớp nhoáng dựa trên sự cảm nhận từ bên trong chứ không phải thông qua sự phân tích thấu đáo.

Kiểu chiến lược ra quyết định thứ hai này cho phép não bộ  loại bỏ bớt những sự lo lắng khi phải tiêu hóa những suy nghĩ phức tạp thông qua việc sử dụng sự vô thức. Chúng ta không nhận thức được rằng, chỉ ngay dưới vỏ não, phần vô thức của bộ não chúng ta xử lý tình huống chỉ trong chớp mắt và đã có thể ra quyết định về hướng hành động tốt nhất.

Nhiều người có xu hướng chỉ tin vào những phán đoán có ý thức của họ và cảm thấy khó khăn khi phải quyết định dựa trên trực giác. Tuy nhiên, kết quả là chính những quyết định chớp nhoáng lại thường xuyên tốt hơn nhiều so với những quyết định đã phải qua một cuộc phân tích kĩ lưỡng.

Ví dụ, có những trọng tài dây tennis - những người có khả năng dùng trực giác phán đoán khi một tay vợt giao bóng lỗi, mặc dù họ không thể chỉ ra chính xác lý do tại sao. Lại có những chuyên gia nghệ thuật có thể phát hiện ra một tác phẩm nghệ thuật giả mạo ngay từ cái nhìn đầu tiên chỉ bởi vì họ có một cảm giác kì quặc về tác phẩm đó và về sau này họ mới có thể lý giải một cách lý trí những phán đoán chớp nhoáng đó của họ.

Trong nhiều trường hợp, có những thứ khuôn mẫu và chuẩn mực mà óc vô thức nhận ra nhanh hơn óc ý thức và logic. Trong những trường hợp này, chúng ta hãy tin vào những quyết định chớp nhoáng của mình.