Niềm đam mê kiểm soát này đã tạo ra một vài xung đột đặc biệt là với Microsoft và Google.
Bill Gates của Microsoft đã có cách tiếp cận hoàn toàn khác đối với kinh doanh và công nghệ. Ông mong muốn cấp phép cho các nhà sản xuất bên thứ ba xây dựng hệ thống hoạt động và phầm mềm cho công ty ông. Thực tế, Gates đã viết phần mềm cho máy tính Macintosh.
Mối quan hệ kinh doanh thân thiện đã không còn nữa mà giờ đây hai thiên tài Jobs và Gates đã trở thành địch thủ.
Khi Gates sản xuất hệ điều hành Windows, Jobs đã buộc tội ông sao chép ý tưởng từ giao diện đồ hoạ Macintosh. Tuy nhiên, sự thật là cả hai hệ điều hành của hai công ty đều đã “bòn rút” ý tưởng từ công ty công nghệ Xerox.
Vào cuối sự nghiệp của mình, Jobs cũng lại một lần nữa đối đầu với Google. Trong bản thiết kế hệ điều hành Android, Jobs chỉ ra Google đã sao chép rất nhiều thứ từ tính năng chữ ký của iPhone.
Mặc dù cả Microsoft và Google đều tin rằng để có sự cạnh tranh công bằng, hai bên cần xác định công nghệ nào tốt hơn cả. Nhưng sau cùng, Jobs vẫn luôn khẳng định Google đã đánh cắp ý tưởng của Apple.
Nhưng mục tiêu của Jobs không chỉ dừng lại ở việc đánh bại các công ty đối thủ. Jobs còn luôn đấu tranh không ngừng để hướng đến sự hoàn hảo cho Apple, ông luôn yêu cầu nhân viên phải làm việc hết mình nếu không muốn bị sa thải. Đối với Jobs, Apple sẽ không có chỗ cho bất cứ ai làm việc kém hiệu quả.
Bất cứ khi nào ông thấy một nhân viên nào đó không phải “nhân viên hạng A” và không làm đủ 90 tiếng một tuần, ông thường không quan tâm lý do mà sẽ đuổi việc họ ngay lập tức.
Khi đối tác không thể cung cấp đủ chip máy tính đúng thời hạn cho công ty ông, Jobs đã xông thẳng vào một cuộc họp và bắt đầu la hét với những từ ngữ vô cùng thô tục, thậm chí ví họ là “thằng khốn nạn”. Hành động này chính là một trong những biểu hiện của tính cầu toàn và hay cáu gắt của ông.