8. Trở lại, vực dậy Apple và nắm trong tay chiếc ghế CEO

Nhiều năm sau khi sa thải Jobs, Apple bắt đầu tụt dốc.

 

Để ngăn chặn tình trạng này, Gil Amelio đã được bổ nhiệm chức CEO năm 1996. Để có thể đưa Apple quay về đúng hướng, Amelio nghĩ ông cần phải xây dựng một công ty với nhiều ý tưởng  mới mẻ hơn.

Vào năm 1997, Amelio đã mua phần mềm của NeXT và đưa Jobs quay trở lại Apple với tư cách l cố vấn.

Khi quay trở lại, Jobs đã nắm trong tay nhiều quyền kiểm soát. Ông đã âm thầm xây dựng quyền lực bằng việc sắp xếp những nhân viên mà ông yêu thích tại NeXT nắm giữ những chức vụ cao tại Apple.

Trong suốt thời gian này, Ban lãnh đạo Apple nhận ra Amelio không thể là vị cứu tinh của Apple, thay vào đó họ đã tin tưởng lựa chọn Jobs.

Ban lãnh đạo đã đề xuất cho Jobs nắm giữ vị trí CEO của Apple. Song, Job đã từ chối và bày tỏ mong muốn tiếp tục làm việc dưới vị trí cố vấn và sẽ giúp công ty tìm một CEO mới.

Jobs đã sử dụng vị thế của mình là một cố vấn để gia tăng ảnh hưởng của mình tại Apple. Ông thậm chí còn buộc Ban lãnh đạo từ chức – những người đã từng đề bạt ông lên làm CEO – vì Jobs cảm thấy những người này đang làm chậm tiến độ thay đổi công ty của ông.

Là một cố vấn, Jobs cũng thiết lập mối quan hệ với đối thủ Microsoft, xây dựng một phiên bản mới của bộ Microsoft Office cho máy tính Mac, kết thúc một thập kỷ tranh chấp pháp lý và giúp giá cổ phiếu của Apple tăng vọt.

Cuối cùng sau nhiều lần do dự, Jobs đã trở thành CEO và yêu cầu công ty tái tập trung tạo ra ít sản phẩm hơn nhưng chất lượng hơn.

Jobs đã chốt được các giao dịch cấp phép với một vài nhà sản xuất máy tính khác. Ông quyết định chỉ tập trung sản xuất các loại máy tính chính: máy tính để bàn và máy tính xách tay cho thị trường khách hàng chuyên nghiệp và người tiêu dùng thông thường.

Năm 1997, Apple thua lỗ 1,04 tỷ đô. Nhưng cho đến năm 1998, tròn 1 năm Jobs lên làm CEO, công ty đã đạt lợi nhuận khoảng 309 triệu đô. Như vậy, Jobs chính là người đã cứu rỗi công ty.