8. Đánh giá sức mạnh của mục đích

Xác định mục  đích: nguyên tắc chuyên tâm

 

Mục đích  tạo ra một điểm đến,  nó thúc đẩy sự toàn tâm toàn ý bằng cách khích lệ lòng mong muốn danh  năng  lượng vào một hoạt động hoặc mục đích cụ thể có ý nghĩa.

Cuộc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích  là  một trong những chủ đề  có tác  động mạnh và lâu bền nhất trong mọi nền văn hóa từ khởi nguyên của lịch sử nhân loại. Nó miêu tả sinh động những người tìm kiếm  đa  dạng  kể  từ  Chúa   Jesus đến  Đức Phật,  Moses và Mohammed. Joseph Campbell miêu tả cuộc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích như  “cuộc hành trình của anh hùng”.

Tiếc  thay,  đa  phần  chúng  ta  không  đi theo  con  đường  của  người anh  hùng  đó,  đơn  giản là chúng ta cảm thấy quá bận bịu, làm sao có thể có thời gian  và năng  lượng  để  tích cực theo đuổi mục đích  sâu xa hơn? Chúng  ta mộng du trong cuộc đời của mình và hầu như  hoạt  động máy móc mọi lúc. Cây xanh muốn tồn tại trước  gió mạnh thì rễ của chúng phải ăn sâu vào đất. Chúng  ta thường  xuyên thiếu gốc rễ ăn sâu – những niềm tin chắc chắn và những chuẩn mực đạo  đức bắt buộc – ta dễ bị vùi dập bởi những luồng gió mạnh cuộc đời. Những thứ ngăn  trở ta đi tìm ý nghĩa là sự thờ ơ với cuộc sống, sự lười biếng hay thiếu quan tâm.

 

Đánh giá  sức mạnh của mục  đích

 

Mục đích là nguồn lực lớn nhất của năng  lượng, nó khích lệ sự tập trung, định hướng,  niềm say mê và tính kiên trì.

Vấn  đề  không phải ở chỗ cuộc sống của bạn có mang lại cho bạn nhận thức về ý nghĩa hay không mà chính là ở chỗ bạn có tích cực tận dụng cuộc sống  như  một phương tiện để  thông qua nó biểu  đạt những chuẩn mực  đích  thực của mình hay không. Mỗi con  người đều bị cuộc đời chất vấn, và ta có thể trả lời nói bằng cách chịu trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Nói như  Arthur Ashe: “Bằng những gì chúng ta nhận được  từ cuộc sống, chúng ta kiếm sống. Bằng những gì chúng ta cho cuộc sống. Chúng ta sống”.

Mục đích có nguồn gốc tiêu cực thường  mang tính chất phòng thủ và thiếu nền tảng vững chắc sinh ra tình cảm tiêu cực hút cạn kiệt năng  lượng và kích thích giải phóng các hooc-mon  độc hại.

Mục  đích  cũng  trở  thành nguồn năng  lượng mạnh mẽ hơn  khi nó chuyển  từ  trạng thái bị tác động từ bên ngoài sang trạng  thái có động lực nội tại. Động lực nội tại có xu hướng thúc  đẩy nguồn năng  lượng lâu bền  hơn  biểu hiện sự quan tâm, thích thú và tự  tin  hơn  cũng  như  tính kiên trì, sáng tạo và hiệu suất  cao  hơn  những người  có  động lực là những nhu cầu và phần thưởng  từ bên ngoài.

 

Mục đích cao cả hơn lợi ích cá nhân

 

Nhân tố tiếp theo về mục đích là chuyển  sự quan  tâm đáp  ứng nhu cầu và mong muốn của bản thân mình. Chẳng có gì khác thường khi người ta hy sinh cả tính mạng của mình để phụng sự một lý tưởng mà họ đặt niềm tin sâu sắc.

Hãy thử  nghĩ về hai bác sĩ có  kỹ năng  như  nhau, tay  bác  sĩ chỉ nghĩ đến  tăng  thu nhập  của mình có thể  đưa  ra  những  quyết  định khác xa với bác sĩ có  mối  quan  tâm  hàng  đầu  là chất lượng điều trị mà họ mang lại cho người bệnh. Bạn sẽ thích người nào  điều trị cho bạn khi gặp bệnh hiểm nghèo?

Bản chất của công việc không phải là điều tất yếu quyết định mức  độ ý nghĩa và tính hấp dẫn của nó. Thách thức  mà  chúng  ta đương đầu là phải tìm ra cách sử dụng  nơi làm việc như  một diễn đàn để biểu đạt và thể hiện những chuẩn mực đạo đức  đích thực.

 

Chuẩn mực và đánh giá

 

Trải qua các nền văn hóa,  tôn giá và thời đại, con người đã tôn thờ và khao khát những chuẩn mực phổ quát giống  nhau  như  tính chính trực, hào hiệp, dũng  cảm, khiêm tốn, trắc ẩn, chung thủy, kiên trì, và đồng thời chối bỏ những gì mâu thuẫn với các chuẩn mực đó.

Một chuẩn mực  được  áp dụng là một hành  vi đạo  đức. Các chuẩn mực ràng buộc ta với một tiêu chí quản trị năng  lượng khác. Thử  thách thật sự  là  khi hành  vi đạo  đức  đòi hỏi chúng ta phải cưỡng  lại sự vui thú và chịu sự hy sinh. Chính trong những hoàn cảnh  đó, các  chuẩn  mực mới hữu ích cho ta nhất, chúng vừa là nguồn năng  lượng vừa  là đạo lý đối nhân xử thế.