1. Năng lượng chứ không phải thời gian – mới là nguồn lực quý giá nhất

Năng lượng chứ không phải thời gian – mới là nguồn lực quý giá nhất

 

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, chúng ta sống hối hả, chạy đua với thời gian; chúng ta sống trong sự ràng buộc song lại đang  bị phân tán. Chúng ta cho rằng mình không còn lựa chọn nào khác,  đến nỗi khi thực hiện công việc mới được  nửa thời gian bạn đã cảm thấy năng  lượng của mình cạn kiệt, mệt mỏi; không bao giờ có đủ toàn tâm toàn ý cho gia đình và cho những hoạt động khác.

 

Năng lượng chứ không phải thời gian – mới là thước đo cơ bản của hiệu suất cao

 

Ta  thường không  chú  ý đến  tầm quan trọng của  năng  lượng  trong công việc và cuộc sống riêng. Nếu không  có đủ lượng, chất, trọng  tâm và tác động của  năng  lượng cần thiết, mọi hoạt động sẽ kém hiệu quả.

 

Hiệu suất, sức khỏe và hạnh phúc được tạo lập  trên cơ sở quản trị năng lượng thông minh

 

Số lượng giờ trong ngày là cố định, nhưng khối lượng và chất lượng năng  lượng mà ta có thể sử dụng thì không.

Các nhà lãnh đạo  là những  người quản  lý năng  lượng của tập thể, của công ty, tổ chức và thậm chí cả trong  gia đình. Họ truyền cảm hứng và đầu  tư phục hồi nguồn năng  lượng chung. Việc quản  lý năng  lượng thông minh, cả từ góc độ cá nhân lẫn tổ chức khiến điều mà ta gọi là toàn tâm toàn ý hoàn toàn có thể thực hiện  được.  Vậy chúng ta phải học cách quản trị năng lượng hiệu quả và thông  minh hơn  có sức mạnh biến  đổi lạ thường đối với cá nhân cũng  như tổ chức.

 

Một phòng thí nghiệm sống

Chúng tôi nghiên cứu tầm quan trọng của  năng  lượng trong phòng thí nghiệm sống của các môn thể thao chuyên nghiệp. Sau khi thành công trong lãnh vực thể thao, chúng tôi áp dụng qua các lãnh vực  khác  như  với đội giải cứu con tin của FBI, phòng cảnh  sát tư pháp  Hoa  Kỳ, nhân viên y tế, giới kinh doanh điều hành các doanh nghiệp.

Với thực tế khắc nghiệt, điều gì giúp bạn có khả năng  làm việc ở mức độ tối ưu mà không  phải hy sinh sức khỏe, hạnh phúc và niềm vui của bạn?

Có 4 nguyên tắc quản lý năng  lượng chủ đạo chi phối quá trình này.

 

Nguyên tắc 1: 

Toàn tâm toàn ý đòi hỏi sử dụng bốn nguồn  năng lượng tách biệt nhưng có  quan hệ  với nhau: thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần

 

Để làm việc với mức độ tối ưu,  chúng  ta cần phải khéo léo quản trị từng thứ trong những  năng lượng liên kết lẫn nhau này.

 

Nguyên tắc 2: 

Vì năng lượng sẽ tiêu  hao đi cả  khi bạn lạm dụng lẫn khi không tận dụng nó, chúng ta phải bù  đắp năng lượng tiêu hao bằng năng lượng phục hồi xem kẽ.

 

Để duy trì nhịp sống khỏe mạnh  trong  đời mình, chúng ta cần học cách tiêu hao và phục hồi năng  lượng  điều hòa. Chúng ta toàn tâm toàn ý với những chu kỳ thời gian,  và sau đó hoàn toàn tách khỏi chúng và cố gắng phục hồi năng  lượng trước khi bật trở lại trận chiến đối mặt với bất kỳ thử thách nào.

 

Nguyên tắc 3: 

Để phát triển khả năng, chúng ta  phải  cố gắng vượt qua những giới hạn  thông thường của mình, luyện tập  theo phương pháp hiệu quả mà các vận  động viên giỏi nhất thường tập luyện.

 

Sự căng  thẳng không phải là kẻ thù trong đời ta. Trái lại, nó là mấu chốt của sự phát triển.  Để tăng  cường  sức mạnh  cơ bắp, chúng ta luyện tập tiêu hao  năng  lượng vượt  mức bình thường, có thể  có những vết rách li ti trong sợi  cơ,  nhưng khi  cơ  bắp  được  nghỉ  để  hồi phục sau 24 hoặc 48 giờ nó sẽ mạnh mẽ hơn  lúc ban đầu.  Tương tự, chúng ta phát triển khả năng  tình cảm, trí tuệ  và tinh thần bằng chính cách chúng ta phát triển khả  năng  thể  chất.  Nietzche đã nói: “Những gì không giết chết được  ta sẽ làm cho ta mạnh mẽ hơn  lên.”

 

Nguyên tắc 4: 

Những thói  quen năng lượng tích cực – các công việc hằng ngày rất cụ thể để  quản lý năng lượng – là then chốt để  luôn toàn tâm toàn ý và đạt hiệu suất cao bền vững.

 

Thói quen nề nếp tích cực là một hành vi trở nên vô thức theo thời gian – được  khích lệ bởi một chuẩn mực  nào  đó – sức mạnh của các thói quen nề nếp là ở chỗ chúng  đảm bảo rằng ta sử dụng năng  lượng ý thức ở mức ít nhất có thể ở những  nơi không  cần thiết, để ta tự do tập trung nguồn  năng  lượng  có sẵn của mình vào những lĩnh  vực có tính sáng tạo và nâng cao chất lượng.

 

Qui trình thay đổi

 

Việc thực hiện thay đổi lâu dài cần tiến hành theo qui trình ba bước: xác định mục đích, đối diện với sự thật và bắt tay hành  động.  Qua  đó, hãy lập những thói quen nề nếp tích cực có thể thúc đẩy  và đem  lại sức sống mới bằng cách tích lũy và duy trì năng  lượng về mọi mặt trong cuộc sống thay vì thụ động ngồi nhìn khả năng  hoạt  động giảm dần theo ngày tháng. “Gieo thói quen gặt tính cách” hay như  Đạt-Lai Lạt Ma nói: “Không có điều gì mà ta không thể làm cho dễ dàng hơn bằng việc làm liên tục làm quen và tập luyện. Bằng việc tập luyện, ta có thể thay đổi bản thân mình.”