Bắt tay vào hành động: sức mạnh của những thói quen tích cực
Ivan Lendl không phải là vận động viên quần vợt tài năng nhất vào thời anh, nhưng anh đã được xếp hạng nhất thế giới trong 5 năm liền. Lợi thế của anh chính là ở những thói quen mà anh đã tạo ra.
Anh đã triển khai một chế độ tập luyện nghiêm ngặt, anh tuyệt đối gắn bó với chế độ ăn kiêng và ăn vào những giờ giấc cố định. Khi tham dự trận đấu anh không liên lạc với gia đình, bạn bè. Anh sắp đặt thời gian biểu để thư giãn và hồi phục sức khỏe rất tỉ mỉ.
Những thói quen nề nếp này là một phương tiện đầy sức mạnh mà nhờ vào nó ta biến những chuẩn mực và ưu tiên của ta thành hành động, để thể hiện những gì quan trọng nhất đối với bản thân trong những hành vi thường nhật.
Sự thích nghi thiết thực
Những thói quen nề nếp có ích như những mỏ neo, đảm bảo trong tình huống xấu nhất ta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng cho những chuẩn mực mà ta coi là quan trọng nhất, đó là sự lựa chọn về cách quản trị năng lượng mang tính chất sống còn.
Bão tố càng mạnh bao nhiêu, chúng ta càng nghiêng ngã để trở về với những thói quen tồn tại đã lâu bao nhiêu thì những thói quen tích cực càng trở nên quan trọng bấy nhiêu. Ví dụ, những thói quen tâm sự vào buổi đêm trước khi đi ngủ cho cha mẹ và con cái có cơ hội nói với nhau những gì họ suy nghĩ về mọi thứ trên đời là bộc lộ niềm tin vào một kiểu quan hệ cho mẹ - con cái với sự ấm êm, yêu thương và an toàn.
Những thói quen nề nếp còn cho ta sự thoải mái, tính liên tục và an toàn trong chừng mực. Nhà tâm lý học Whitehead viết: “Chúng ta không nên nuôi dưỡng thói quen suy nghĩ về cái chúng ta đang làm. Đúng ra ta nên làm ngược lại. Nền văn minh tiến bộ bởi việc gia tăng số lượng những hoạt động chúng ta có thể thực hiện mà không cần suy nghĩ về chúng”.
Trái với ý chí và kỷ luật – nghĩa là thúc đẩy mình hành động – một thói quen nề nếp được xác định rõ sẽ thúc đẩy ta. Do ý chí và kỷ luật là một nguồn lực rất quí giá và hữu hạn hơn ta tưởng, chúng phải được sử dụng rất chọn lọc, vì thậm chí những hành động tự kiềm chế nhỏ nhặt cũng tiêu hao nguồn lực hữu hạn này. Để chắc chắn hơn là ta có thể bù đắp sự hạn chế của ý chí chủ động và kỷ luật bằng cách để những thói quen nề nếp tích cực trở thành tự động và không cần cố gắng lắm.
Những thói quen chịu áp lực và hồi phục
Vai trò quan trọng nhất của thói quen nề nếp là đảm bảo sự cân bằng hữu hiệu giữa tiêu hao và phục hồi năng lượng để phụng sự cho việc toàn tâm toàn ý. Tất cả những người đạt thành tích xuất sắc đều có những thói quen nề nếp để nâng cao hết mức khả năng di chuyển nhịp nhàng của họ từ áp lực sang hồi phục.
Tính liên tục của sự thay đổi
Khi một thói quen nề nếp bắt đầu bị cảm nhận là trống rỗng, nhàm chán và nặng nề, cách gải thích có vẻ phù hợp là nó đã mất sự nhất quán với những chuẩn mực đích thực. Để giữ vững thói quen nề nếp có hiệu lực và có sức sống đòi hỏi một sự cân bằng tinh tế. Đó là một thách thức kép đối với chúng ta là bám nhanh được vào những thói quen nề nếp khi áp lực trong cuộc sống đe dọa đẩy chúng ta chệch hướng, và thường xuyên thay đổi chúng để chúng luôn mới mẻ.
Hành động đối kháng với không hành động
Khi những dự định có chiều hướng tiêu cực – “tôi sẽ không ăn quá mức” hay “tôi sẽ không nổi giận” – chúng nhanh chóng hút kiệt dự trữ ý chí và kỷ luật vốn hữu hạn của ta. Hãy thở sâu vài lần ngay khi ta cảm thấy nỗi tức giận dâng lên và kiềm chế không nói gì trong thời điểm đó. Mĩm cười thực sự đã làm giảm sự kích thích và tránh được phản ứng căng thẳng cấp tính. Nhưng vừa mĩm cười mà vẫn còn thấy giận dữ cùng một lúc là điều hầu như bất khả thi.
Nếu bạn không thực hiện được một thói quen nề nếp cụ thể hoặc không đạt được kết quả mong muốn, có lẽ có nhiều nguyên nhân, thói quen đó không có cơ sở trở thành một chuẩn mực hoặc một viễn cảnh có sức thuyết phục bạn, hoặc bạn quá tham vọng, hoặc thói quen đó chưa được hoàn thiện. Dù cho nguyên nhân nào đi nữa thì việc đánh giá tiến triển của bạn vào cuối mỗi ngày phải được sử dụng để cung cấp thông tin trong quá trình thay đổi.