3. Chúng ta là những bản thể dao động trong một vũ trụ dao động. Nhịp điệu là di sản thừa kế của chúng ta

Nhịp điệu của hiệu suất cao: cân bằng giữa căn thẳng  và hồi phục

 

Năng  lượng chỉ đơn  thuần  là khả  năng  thực hiện công việc. Nhu cầu  cơ  bản  của  loài người chúng ta là tiêu hao và phục hồi năng lượng. Cân bằng giữa căn  thẳng và phục hồi sức lực rất cần thiết không chỉ đối với thi đấu thể thao mà còn đối với quản trị năng  lượng trên mọi phương diện trong cuộc sống.

Tiêu hao năng lượng quá nhiều mà không phục hồi đầy đủ cuối cùng sẽ dẫn  đến kiệt lực và suy sụp. Khôi phục quá nhiều  mà  không  dùng  đủ mức dẫn  đến tình trạng hao mòn và suy yếu. Với tình cảm, trí tuệ và tinh thần cũng  xảy ra tiến trình y hệt. Chiều sâu tình cảm và khả năng  phục hồi phụ thuộc vào việc  tương giao tích cực với những  người khác và những tình cảm của chính mình.

Toàn tâm toàn ý đòi hỏi phải  nuôi dưỡng  ực cân bằng năng  động giữa tiêu hao và hồi phục năng lượng. Chúng tôi gọi đó là dao  động nhịp sống, và nó tượng trưng  ho nhịp đập cơ bản của cuộc sống.

 

Nhịp đập của cuộc sống

 

Chính thiên nhiên cũng có nhịp đập, một chuyển động nhịp nhàng như  sóng giứa hoạt động và nghỉ ngơi. Sự  luân chuyển giữa  các  mùa,  ngày  và đêm, chim muông di trú, gấu ngủ đông…tất cả  đều  theo chu kỳ. Con  người cũng  vậy, nhịp  thở,  sóng não, thân nhiệt, nhịp  tim, mức  độ hooc-môn, huyết áp…được dẫn dắt bằng nhịp điệu do tự nhiên điều khiển được  mã hóa trong gien của chúng ta.

 

Chúng ta là những bản thể dao động trong một vũ trụ  dao động. Nhịp điệu là di sản thừa kế của chúng ta

 

Những nhịp điệu xảy ra nhiều lần theo chu kỳ, thường xuyên  dao  động lên xuống trong ngày. Những chỉ số sinh học  như  nhịp  tim, mức  độ  hooc-môn,  cường độ  căng  cơ  bắp,  hoạt  động sóng não, tất cả đều  tăng  lên trong giai đoạn  đầu của chu kỳ, sau khoảng thời gian giữa 90 và 120 phút bắt đầu giảm,  đòi hỏi một khoảng thời gian nghỉ ngơi  và hồi phục.

Chúng ta có khả năng  vượt  qua  được  những chu kỳ tự  nhiên này bằng cách bắt  cơ  thể  nỗ lực bằng những hooc-môn  căng  thẳng hỗ trợ,  nhưng cái giá  phải  trả về lâu dài là độc tố tích lũy bên  trong  cơ thể. Nếu bạn uống  cà phê  để duy trì sự tỉnh táo, uống  ít rượu để  giảm căng  thẳng, dùng thuốc ngủ để hỗ trợ giấc ngủ thì chính bạn đang  che giấu tình trạng nguy ngập của chính mình.

 

Thời điểm giữa các cao trào

 

Sống  như  một  người đang  chạy  nước  rút là chia nhỏ cuộc đời  thành một chuỗi những  bước nghĩ có kiểm soát phù hợp với nhu cầu sinh lý của chính mình và với nhịp điệu, chu kỳ của tự nhiên.

Một vận  động viên nếu biết cách phục hồi ở thời gian giữa  các  cao  trào: động  tác,  tư thế, nhịp thở…thì họ sẽ có hiệu quả cao phục hồi sức lực trong một thời gian ngắn,  nói như  vận  động viên Jack Nicklaus: “…tôi đã phát kiến ra một thói quen cho phép tôi di chuyển từ đỉnh cao của sự tập trung xuống những thung lũng của sự thư giãn…”

 

Phục hồi trong công việc

 

Làm thế nào để tránh kiệt sức khi đối diện với những công việc rất căng  thẳng?

Bà Maggie Wilderotte, chủ  tịch công ty Wink Communications nói: “…bạn  phải có khẳ  năng kiểm soát tốc độ của mình và dành thời gian để nghỉ giữa chừng nhiều lần…tôi lượn quanh văn phòng, hỏi thăm  mọi người, việc này giúp tôi có cơ  hội giao tiếp với nhân viên, dù chỉ 30 phúc mà tôi thấy thư giãn lạ thường…”.

Bill Norman, phó chủ tịch công ty nội thất nói: “Tôi biết có những  người mà công việc là cuộc sống của họ, là sự quan tâm duy nhất của họ. Nhưng  tôi nghĩ làm những gì mà bạn thấy thích thú ngoài lề công việc cũng rất quan trọng (chụp ảnh chẳng hạn)”.

 

Phục hồi năng lượng tổ chức

 

Bruce  F. điều hành một ban trong công ty viễn thông lớn,  thường  tổ chức những buổi họp kéo dài ba bốn tiếng đồng hồ không nghỉ giải lao. Chúng tôi chỉ cho ông thấy rằng nếu mục đích của ông là tối đa hóa  hiệu suất, thì trái lại ông đang  quản  lý năng  lượng của đội ngũ nhân viên theo cách không hiệu quả chút nào.  Lúc đầu ông hoài nghi, cuối cùng ông trở thành một tín đồ đích thực tin tưởng  vào sức mạnh của sự hồi phục cách quãng. Ông bắt đầu lên kế hoạch nghỉ giải lao 15 phút sau mỗi 90 phút họp, và ông yêu cầu không  ai được  bàn công việc trong những lúc giải lao này. Bruce nói: “Giờ nghỉ giải lao thực sự đã làm cho cả tập thể chúng  tôi thư giãn, hiệu quả cuộc họp cao hơn  trong thời gian ngắn hơn”.

 

Một thế giới chống đối sự nghỉ ngơi

 

Robert Iger, chủ tịch công ty Walt Disney, miêu tả ảnh  hưởng  của email: “Nó làm thay đổi hoàn toàn nhịp độ trong ngày làm việc của tôi…số lượng email ngày  càng  tăng,  cái dây  rốn nối với công việc dài hơn  bao  giờ hết”.

Chúng ta sống trong một thế giới nơi tôn vinh công  việc và hoạt động,  nơi phớt  lờ sự phục hồi và tiếp thêm sức sống mới. Nhiều người trong chúng ta coi cuộc đời như  cuộc chạy đua  việt dã và không dừng lại trước  khi có kết thúc có hậu, có nghĩa là từ từ rệu rã trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, giống như  Roger  B.

 

Chứng nghiện áp lực

 

Làm việc với nhịp độ quá  căng  thẳng mà không nghỉ ngơi thực sự có thể mắc nghiện. Những hooc-môn sinh ra khi căng  thẳng kích thích sự hưng  phấn và tạo sự thúc bách hấp dẫn, cái gọi là tình trạng adrenaline cao. Khi chúng ta làm việc với cường độ căng  thẳng  đến một lượng thời gian nhất định, chúng ta sẽ mất khả năng  chuyển sang tốc độ khác.

Dick Wolf, nhà sản xuất chương trình truyền hình nói: “Cái khinh khủng nhất là tôi đã mất khả năng  dừng lại. Tôi có cảm giác tội lỗi khi không làm việc, và hầu như  lúc nào  tôi cũng sẽ tìm ra việc gì đó để  làm. Đó là sự bất lực không thể giật phích cắm  điện ra khổi ổ để  chỉ sống nhàn tản”.

Mark Ethridge, tổng biên tập một tờ nhật báo thú nhận: “ Càng ngày tôi càng nhận ra rằng mọi người không còn sống với hiện tại nữa. Ta không bao giờ hướng  toàn tâm toàn ý vào công việc đang  làm, vì rằng cái mà ta thực sự muốn làm là kết thúc việc đó để bắt tay vào làm việc khác. Dường như  ta chỉ lướt qua bề mặt của cuộc sống. Thật là nản”.

Những  người tự  cho mình là nghiện công việc  thường  lạm dụng  rượu  cồn, hay li dị và mắc những bệnh  có liên quan  đến stress nhiều hơn  đáng  kể so với tỷ lệ trung bình.

 

Chết do làm việc quá sức

 

Không phải cường độ tiêu hao  năng  lượng gây kiệt sức, hiệu suất sút kém và thể lực suy sụp, mà là sự tiêu hao lâu dài và không có phục hồi. Ở Nhật Bản, thuật ngữ karoshi có thể dịch theo nghĩa đen  là “chết do làm việc quá sức”, thường  do những  cơn  đau  tim, đột quỵ.

Qua nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố chính:

-    Những giờ  làm việc quá dài cản trở  nhịp  độ  hồi phục sức lực thông thường  và nghỉ ngơi.

-    Làm việc buổi đêm

-    Làm việc không có ngày nghỉ hoặc nghỉ giải lao

-    Công việc áp lức cao mà không nghỉ giải lao

-    Lao động  tay chân  đòi hỏi quá khắt khe và áp lực công việc thường  xuyên

 

Khi cái ta có chưa phải là đủ

 

Việc thường  xuyên phải khôi phục năng  lượng đảm bảo để chúng ta có thể duy trì sự toàn tâm toàn ý chừng nào mà mức  độ đòi hỏi của công việc  không  thay  đổi. Những  điều gì xảy ra khi những  đòi hỏi tăng  lên vượt quá khả năng  của chúng ta và thậm chí ngay cả khi năng  lượng dự trữ dù còn đầy cũng vẫn không đủ?

Để phát triển  năng  lượng, chúng ta cần phải thường xuyên  đặt mình vào công việc áp lực cao hơn  – và tiếp theo  đó là phục hồi đầy đủ - việc bù đắp. Giả dụ nếu bắt cơ bắp phải chịu những đòi hỏi vượt  quá khả năng, bạn sẽ có nguy cơ  bị tổn thương nghiêm trọng.  Nhưng  nếu chỉ đặt cơ  bắp vào những nhu cầu bình thường  thì nó sẽ không phát triển  được.  Phát triển  năng  lực đòi hỏi sự tự nguyện chịu đựng  đau  đớn chốc lát để được  lợi ích lâu dài. Khái niệm tâm lý này Mihalf gọi là Flow (thuận lòng). Ông viết: “Giây phút tuyệt hảo nhất (trong  đời ta) thường đến vào  lúc cơ  thể  hoặc  tâm  trí ta  căng  hết  mức trong một nỗ lực tự  nguyện  để  hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn và đáng  giá”.

 

Những cơn bão dự đoán và không được dự đoán

 

Trong suốt cuộc đời, ta phải đối mặt với những thời kỳ sóng gió với các mức độ khác nhau trên các phương diện thể chất, tình cảm, trí óc và tinh thần.

Khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa,  chúng  ta có xu hướng  lùi lại. Sự phục hồi sức lực  là phương tiện để giải độc và tiếp thêm nhiên liệu để chúng ta có thể quay trở lại thử thách với nguồn năng lượng mới được phục hồi lại. 

Khi chúng ta cảm thấy bị thử thách chứ không phải gặp nguy hiểm, chúng ta sẵn sàng cố gắng hết sức  hơn,  dù cho  có phải chấp nhận rủi ro và trải qua  khó khăn  nào  đó suốt  chặng  đường này.