4. Nhịp đập hàng ngày của chúng ta

Năng lượng thể chất tiếp thêm nhiên liệu

 

Tầm quan trọng của  năng  lượng thể chất đối với các công việc, hoạt động bằng  cơ  bắp có vẻ như  hiển nhiên. Phần lớn những  người lao động bằng  trí óc có xu hướng xem  thường  vai trò của năng  lượng thể chất. Trên thực tế, thể chất là nguồn nhiên liệu cơ bản cho chúng ta dù bất kỳ lao động ở phương diện nào,  nó là tâm  điểm của nhận thức và cuộc sống, khả năng  kiểm soát cảm xúc, duy trì tập trung, suy nghĩ sáng tạo.

Năng  lượng thể chất được  bắt nguồn từ  sự  tương tác  giữa oxi và glucoza nên nó phụ thuộc vào nhịp thở, thực phẩm ta ăn, chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Chúng ta chỉ cảm nhận  được  oxi trở nên  quí giá  trong  trường  hợp bị ngạt thở, mắc một căn bệnh về đường  hô hấp, khi tức giận, lo lắng..  Hơi thở  là công cụ có tác  động mạnh  đến việc điều chỉnh. Thở sâu, nhẹ và nhịp nhàng đồng thời vừa là nguồn năng  lượng, vừa làm ta tỉnh táo và tập trung, giúp thư giãn, yên tĩnh và thanh thản.

 

Ăn uống có cân nhắc

 

Nguồn  năng  lượng  thể  chất quan trọng thứ  hai trong cuộc sống của chúng ta bắt nguồn từ những thứ mà ta ăn. Với dạ dày trống rỗng khó mà bận tâm đến điều gì khác ngoài thức ăn. Ăn quá mức dẫn đến béo phì, có hiệu quả không tốt đối với hiệu suất và sức khỏe.  Ăn nhiều chất béo,  đường  và các loại carbohydrate đem  lại sự hồi phục nhanh, song nghèo năng  lượng và hiệu quả thấp  hơn  nhiều so với Protein  có độ béo thấp và carbohydrate phức  như  ra và ngũ cốc.

Ăn sáng vô cùng  quan  trọng, nó không thể làm tăng  lượng đường  trong máu mà còn khởi động sự trao đổi chất. Tần số chúng  ta ăn cũng  ảnh  hưởng đến khả năng  duy trì sự toàn tâm toàn ý và hiệu suất cao, có thể ăn  năm,  sáu “bữa ăn” trong  ngày.  Việc ăn  quá  nhiều và quá  thường xuyên là vấn  đề  nan giải y như  việc ăn  quá  ít và không  thường xuyên.  Ăn các  thức  ăn  nhiều calo vào các khoảng thời gian sớm trong ngày  và ít calo hơn  vào buổi tối. Uống nhiều nước  có lợi cho tuổi thọ và sức khỏe, mỗi ngày uống khoảng gần 2 lít nước.

Bạn phải thực hiện nguyên tắc 80-20. Nếu 80% những thứ bạn ăn vào kích thích tăng  hiệu suất và sức khỏe thì bạn có thể ăn bất kỳ cái gì bạn thích trong 20% còn lại, với điều kiện là bạn có thể kiểm soát được  khẩu phần.

 

Nhịp sinh học hàng ngày và giấc ngủ

 

Ngủ là nền tảng quan trọng nhất giúp ta phục hồi sức khỏe. Nó cũng  là thứ có hiệu lực mạnh nhất trong nhịp sinh học hàng ngày bao gồm thân nhiệt, mức hooc-môn và nhịp tim.

Trung bình con người cần ngủ khoảng  7 đến 8 tiếng mỗi đêm  để có thể hoạt động tối ưu.  Thời điểm ngủ cụ thể cũng  ảnh  hưởng đến mức  năng  lượng sức khỏe và hiệu suất. Theo thống kê, những  người làm ca đêm có số lượng tai nạn giao thông  tăng  2 lần tỷ lệ mắc chứng  động mạch vành,  đau  tim cao  hơn  so với người làm việc ca ngày. Các vụ tai nạn lớn như  nổ nhà  máy điện hạt nhân (Chernobyl, Pensylvania), tràn dầu ở Alaska, khí độc thoát ra từ nhà  máy Bohpal đều đã xảy ra vào giữa  đêm.  Bạn càng làm việc  lâu hơn,  khuya  hơn,  và liên tục hơn  về đêm  bạn càng  đạt hiệu quả thấp và dễ sai lầm hơn.

Trong giấc ngủ say, bước  sóng não delta chậm chi phối, tế bào phân chia mạnh nhất, hooc- môn tăng  trưởng  và các enzyme phục hồi được  giải phóng với số lượng lớn nhất và cơ bắp có cơ  hội phục hồi. Những  người không  được  phép ngủ bình thường,  thay vào  đó sau mỗi 4 giờ chợp mắt 20-30 phút có thể duy trì tỉnh táo và hiệu suất cao  đó là kiểu hồi phục chiến thuật.

 

Nhịp đập hàng ngày của chúng ta

 

Ban đêm  chúng  ta tuần tự qua chu kỳ nhiều mức độ của giấc ngủ, ban  ngày  năng  lượng mà ta trải nghiệm lên xuống trong khoảng thời gian từ  90 đến  120  phút,  đa  số chúng ta không bận tâm đến nhịp điệu diễn ra tự nhiên đó, và vào khoảng 3 hoặc 4 giời chiều là đến  giai đoạn thấp nhất của cả nhịp điệu hồi quy lẫn tuần hoàn hằng ngày của mình.

Điều này giải thích tại sao, qua nhiều thế kỷ, nhiều nền văn hóa  đã xem giấc ngủ trưa  cũng  rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng bạn mất thời gian và làm việc ít đi vì ngủ ngày. Bạn sẽ hoàn thành nhiều công việc hơn,  bạn có 2 ngày trong một hoặc ít nhất là một ngày  rưỡi.  Giấc ngủ trưa  giúp ta lấy lại sức trong ngày, ít nhất hãy ngủ gà ngủ gật lúc nào đó sẽ duy trì được năng  lượng cao đến tối.

 

Khỏe để sống

 

Trung bình, chúng ta hao hụt đi  khoảng  227g khối  lượng  cơ  bắp  mỗi  năm  sau tuổi 40 nếu không  thường  xuyên luyện tập sức khỏe. Phụ nữ trên 55 tuổi, nếu không tập thể dục, sau một năm  có mật độ xương giảm 2% và độ thăng  bằng giảm 8,5%. Việc rèn luyện thể lực  làm tăng năng  lượng chung, thúc  đẩy quá trình trao đổi chất và làm trái tim khỏe mạnh  hơn.

Nhân  viên văn  phòng làm việc tĩnh tại, sự thiếu vắng của những  đòi hỏi thể lực  thường xuyên  đã cản trở việc rèn luyện tự nhiên, kết cục là khi chúng ta già đi, chúng  ta có ít năng  lượng hơn  để đương đầu với những thử thách và những tình huống căng  thẳng.