Năm: Sự ghi nhớ đã trở nên kém quan trọng khi xuất hiện ngành in ấn xuất bản

 

Vậy tại sao ngày nay trí nhớ của con người lại tệ hơn? Chà, việc ghi nhớ giảm tầm quan trọng thực ra lại có liên quan chặt chẽ tới việc đọc và những cuốn sách.

Trước khi có những cuốn sách hiện đại thì chúng ta có sách kinh. Tuy nhiên, những sách kinh này chỉ là sự nhắc lại những gì mà người đọc đã biết. Nhìn chúng cũng không có vẻ gì dễ đọc lắm: trước năm 200 trước Công nguyên, sách kinh còn không có bất cứ một dấu chấm câu nào và các chữ cứ nối đuôi nhau, lại được viết in hoa và chẳng hề có khoảng cách. Nếu bạn không thực sự hiểu nội dung với cả trái tim mình, kiểu định dạng như vậy sẽ gần như là không thể đọc được.

Đấy là còn chưa kể đến chuyện ở thời kỳ này, việc đọc cũng không mấy được khích lệ bởi thậm chí triết gia nổi tiếng Socrates còn sỉ vả việc học viết. Ông đã cho rằng việc đó sẽ nuôi dưỡng tính hay quên và dẫn tới hao mòn cả về trí óc và đạo đức.

Nhưng vào năm 1440 mọi thứ đã thay đổi: Johannes Gutenberg đã phát minh ra ngành in.

Cùng với ngành in ấn, số lượng sách tăng lên khi chi phí và tốc độ viết ra một cuốn sách giảm xuống, càng làm cho những người không giàu có gì cũng có thể có được một thư viện nho nhỏ. Việc đọc đã được nhân rộng, và cùng với đó là sự suy giảm trí nhớ. Nhờ những cuốn sách, giờ đây mọi người không cần phải ghi nhớ sự kiện hay những tranh luận; họ có thể, một cách rất hiệu quả, lưu trữ toàn bộ chúng trong những trang sách. Giờ thì chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào bộ nhớ ngoài như sách, Internet hay điện thoại thông minh.

Nhưng mặc dù chúng ta quá lệ thuộc vào bộ ngớ ngoài, rất nhiều người lại không thỏa mãn với thực tế rằng chúng ta không thể ghi nhớ, tạo nên một cái vòng luẩn quẩn nhớ nhớ quên quên.