Tám: Sử dụng hình ảnh hay cảm xúc để ghi nhớ những văn bản dài

 

 
 (0 lượt)

 

Bạn đã bao giờ có một buổi cắm trại dưới bầu trời sao với một người bạn đang hẹn hò và thứ duy nhất còn thiếu là một vài câu thơ của Shakespeare chưa? Kể cả thơ ca có không liên quan gì đến bạn thì việc thuộc một vài bài thơ hay những câu trích dẫn nổi tiếng có thể tạo điểm nhấn cho một sự lãng mạn nào đấy.

Nhưng làm cách nào bạn ghi nhớ được những văn bản phức tạp đó?

Để ghi nhớ cả một đoạn văn, bạn có thể sáng tạo ra bảng chữ cái bằng hình ảnh riêng của mình giống như Gunther Karsten – một bậc thầy người Đức nổi tiếng về trí nhớ đã làm. Thách thức trong việc ghi nhớ một bài thơ nằm ở chính tính trừu tượng của nó, vì vậy mà Karsten đã thường hình dung ra những từ hoặc sự chơi chữ dựa trên sự phát âm tương tự. Cho từ “và”, Karsten dùng hình ảnh một vòng tròn (vì từ “und” (và) nghe tương tự như từ “rund” (vòng tròn) trong tiếng Đức) và khi đoạn văn có dấu chấm, ông hình dung đang đóng một cái đinh vào chỗ đó.

Kỹ thuật của Karsten rất hiệu quả đặc biệt là với hình ảnh hoặc sự chơi chữ liên quan tới giới tính hay gây cười, bởi đấy là những loại hình ảnh mà não bộ có khả năng ghi nhớ tốt nhất. Ví dụ như, nếu bạn muốn ghi nhớ từ “nhất” bạn có thể hình dung ra bộ ngực lớn nhất mà bạn từng nhìn thấy.

Phân công cho cảm xúc việc ghi nhớ thơ hay văn xuôi là một phương pháp khác được sử dụng bởi những vận động viên thi đấu mảng trí tuệ, những người cạnh tranh bằng trí nhớ trong những cuộc thi như Vô địch trí nhớ Mỹ.

Vận động viên người Úc Corinna Draschl là một ví dụ, cô chia những bài thơ ra thành những đoạn ngắn và chia mỗi phần đó cho một loại cảm xúc. Thay vì hình dung, cô dùng cảm giác để làm cho từ ngữ bớt tính trừu tượng và liên kết từng phần của bài thơ với nhau thành một chuỗi liên tục của các cảm xúc, khiến cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn nhiều so với ghi nhớ những câu từ trừu tượng. Một đoạn văn về mùa xuân có thể được cô liên kết với các cảm xúc yêu thương, trong khi cô cũng có thể đơn giản đặt những bài thơ với cảm xúc căng thẳng giận dữ thành mùa đông.