Những phản ứng có tính phản xạ như vậy thường rất khó cưỡng lại. Chúng còn gây hại và phản tác dụng rất cao.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một người mẹ muốn gần gũi hơn với cô con gái bốn tuổi của mình. Bà ấy rất yêu cô bé, nhưng việc cô bé lại không chịu đi ngủ sớm mỗi tối khiến bà rất bực mình.
Nếu bà mẹ để cho cơn giận lấn lướt và quát cô bé, đứa trẻ có lẽ sẽ dần tạo khoảng cách để tự vệ. Rốt cục, bà mẹ tự hủy hoại những ấp ủ nuôi dưỡng mối quan hệ mẹ-con gần gũi với cô bé.
Khi chúng ta đánh giá người khác thay vì cố gắng hiểu họ, chúng ta thường quên mất mối quan tâm thật sự của mình. Phản ứng trong cơn giận hoặc do niềm kiêu hãnh bị tổn thương chỉ khiến tình huống trở nên tệ hơn.
Bạn có thể tránh được điều này bằng cách tập trung vào thấu hiểu bản thân - quan sát bản thân từ một góc độ tâm lý và tình cảm lành mạnh dựa trên sự đồng cảm và tự chủ.
Thấu hiểu bản thân cho phép chúng ta xác định những suy nghĩ và cảm xúc đang trôi qua rồi trung hoà ảnh hưởng của chúng. Điều này giúp chúng ta giữ được trạng thái bình tĩnh và cân bằng.
Vì vậy thậm chí khi bà mẹ nản lòng, sự thấu hiểu bản thân cũng có thể giúp bà mẹ nhận ra những quy luật tính cách của con gái và lựa chọn không phản ứng ngay lại.
Một điều cốt yếu trong thấu hiểu bản thân chính là tự quan sát chính mình, lắng nghe những suy nghĩ của mình với sự chia sẻ và kiên nhẫn, như cách bạn sẽ làm với một người mà bạn yêu quý vậy. Điều này đặt nền tảng cho tính tự chủ.
Trong trường hợp của bà mẹ, sự quan sát bản thân giúp bà mẹ nhận ra cơn giận để giữ lại bình tĩnh và quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng một mối quan hệ tốt và tích cực với cô con gái.