Mâu thuẫn xảy ra vì chúng ta căn bản nhìn thế giới như một chốn đầy thù địch với những nguồn tài nguyên khan hiếm. Khi chúng ta nhìn người khác như những đối thủ đang cạnh tranh nguồn tài nguyên đó, tự nhiên sẽ có những thái độ đối kháng với họ - chúng ta thấy lo sợ hoặc không tin cậy. Điều này dẫn tới các mâu thuẫn xã hội.
Bạn có thể thay đổi thái độ này bằng cách tái cấu trúc lại thế giới quan một cách lạc quan và có tinh thần hợp tác. Điều này cho phép bạn nắm lấy quyền tự chủ sự hạnh phúc của mình.
Khi bạn nhìn nhận thế giới là một nơi thân thiện, bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận người khác như những người bạn hay đối tác tiềm năng thay vì như những kẻ thù.
Bạn nghĩ ai sẽ hạnh phúc hơn: một người vừa thắng xổ số hay một người vừa mất cả đôi chân? Đây là câu hỏi do nhà tâm lý học Daniel Gilbert tại trường đại học Harvard đặt ra. Có thể bạn nghĩ câu trả lời thật hiển nhiên, nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy sau một năm, cả hai người đều hạnh phúc như nhau giống như trước khi sự việc đó xảy ra.
Điều này cho thấy những biến cố hay tổn thương gần như không có ảnh hưởng tới sự hạnh phúc của hiện tại. Hạnh phúc là do chúng ta định đoạt - đó là một trạng thái tồn tại.
Chúng ta cho rằng hạnh phúc được quyết định bởi các ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng thật sự đó là điều chúng ta có thể làm được từ bên trong. Đây là lý do vì sao việc thay đổi thái độ về thế giới lại có sức mạnh to lớn như vậy.
Khi bạn điều chỉnh thái độ, bạn có thể nhìn nhận môi trường sống một cách lành mạnh hơn. Tự nhiên bạn sẽ mong muốn kết nối với mọi người theo những cách tích cực hơn.
Đây là lí do lực lượng cảnh sát hiện đại không phản ứng bằng cách sử dụng súng và hơi gas gây chảy nước mắt trong các tình huống đe dọa con tin. Thay vào đó, họ cố gắng đàm phán một cách lịch sự với sự kiên trì và nhẫn nại. Đàm phán với sự tôn trọng sẽ tạo nhiều khả năng giúp giải cứu con tin hơn - đó là kiểu đàm phán mà thậm chí những tên tội phạm cũng đáp lại.