Tối đa hóa năng lực bản thân: Tạo dựng chuyên môn (phần 2)
Tối đa hóa năng lực bản thân: Tạo dựng chuyên môn (phần 2)
Làm thế nào để có thể tối đa hóa năng lực bản thân hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 với nội dung tạo dựng chuyên môn trong bài viết dưới đây.

Như ở phần 1 chúng ta đã được tiếp cận về cách tạo dựng cơ hội nếu muốn phát huy tối đa năng lực bản thân. Và ở phần 2 này chúng ta sẽ đi sâu về cách tạo dựng chuyên môn cho bản thân để làm việc hiệu quả, thành công hơn.

  1. Ngừng cố gắng để “trở nên tốt”

Nếu bạn muốn nổi bật trong thế giới này, thì việc bước ra khỏi vùng thoải mái của bạn – nuôi dưỡng những kỹ năng mới – chính là xuất phát điểm tuyệt vời.

“Tập trung vào việc trở nên tốt nhất thay vì chỉ dừng lại ở mức tốt” — Heidi Grant Halvorson

Có một nghiên cứu với học sinh lớp 5 đã chỉ ra lời khen ảnh hưởng đến niềm tin của một người về những gì họ có thể và không thể làm. Những đứa trẻ được khen thông minh đã bị mất niềm tin về khả năng của mình, chúng nhanh chóng từ bỏ các vấn đề phức tạp. Những đứa trẻ được khen có cố gắng luôn coi vấn đề chúng chưa giải quyết được là do chưa cố gắng nên chúng tập trung hơn và làm tốt hơn. Tỷ lệ này được đo đếm là 25%.

 

 

- Những dạng phản hồi mà chúng ta nhận được từ cha mẹ, giáo viên, cố vấn khi chúng ta còn trẻ có tác động rất lớn đến niềm tin và chúng ta dựa vào để phát triển khả năng của mình.

Có 2 kiểu tư duy: tốt và tốt hơn:

  • Tư duy “Trở nên tốt”: bạn có sẵn nhiều khả năng và biết rõ những gì đang làm (muốn chỉ ra rằng bạn thông minh): Luôn so sánh thành tích của mình với người khác; Dễ tổn thương khi mọi thứ trở nên khó khăn, nghi ngờ bản thân.
  • Tư duy “Trở nên tốt hơn”: tập trung vào phát triển khả năng của bạn và học hỏi kỹ năng mới (muốn trở nên thực sự thông minh): Tự so sánh và quan tâm đến tiến độ (hôm nay tôi làm tốt đến mức nào so với hôm qua hay tháng trước, năm trước); Luôn thấy công việc hấp dẫn, thú vị, chấp nhận mắc sai sót.

- Thay đổi tư duy của bạn:

  • Cho phép bản thân được mắc sai lầm
  • Đề nghị giúp đỡ khi gặp rắc rối
  • So sánh hiệu suất làm việc hôm nay với thời gian trước
  • Nghĩ đến sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo

2. Chạy hết tốc lực để đạt đến sự tinh thông

“Công việc là một hành trình chứ không phải đích đến” – Elbert Hubbard

“Phát triển sự tinh thông thông qua thực hành có chủ đích” – Tony Schwartz

  • Thực hành là điểm cốt lõi của sự tinh thông

Ví dụ: K. Anders Ericsson – chuyên gia về hiệu suất đã nghiên cứu 30 nghệ sỹ violon trẻ tại học viện âm nhạc Tây Berlin. Ông đã phân loại các nghệ sỹ violon làm 3 nhóm. Nhóm có khả năng thấp nhất luyện tập không quá 90 phút 1 ngày. Hai nhóm còn lại luyện trung bình 4h mỗi ngày, cứ khoảng 90 phút là giải lao. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất trong quá trình tập luyện của 2 nhóm này là bắt đầu chơi violon từ khi còn nhỏ -> tích lũy được nhiều giờ tập luyện hơn nhóm thứ 2

  • 4,5h là giới hạn mức độ tập trung tự nhiên cao nhất của một người vào bất cứ ngày nào (kết quả của nghiên cứu trên)
  • Cách tốt nhất để tập luyện là chạy nước rút trong thời gian giới hạn chứ không phải vô hạn. Khoảng thời gian hạn chế khiến tránh được những phiền nhiễu từ email, mạng xã hội…
  • Luyện tập nhưng phải có nghỉ ngơi: Các nghệ sỹ violon kể trên bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hay tiến gần đến mốc 90’, họ ngừng lại để nghỉ ngơi và làm mới năng lượng bản thân. Họ cũng phải ngủ đủ giấc (8,5/24h mỗi ngày, bao gồm cả 20-30 phút chợp mắt vào buổi trưa)
  1. Tránh “cao nguyên bình ổn”

Cao nguyên bình ổn là điểm mà khi chúng ta đạt đến giai đoạn tự quản và tự nhủ một cách có ý thức hoặc vô thức rằng: “Tôi cảm thấy ổn với kết quả khả quan mà tôi đạt được trong công việc”, và ngừng chú tâm đến sự tiến bộ của chúng ta. Chúng ta đều đạt tới trạng thái bình ổn này trong mọi việc mình làm. Chúng ta học lái xe khi chúng ta còn trẻ, và đầu tiên, chúng ta tiến bộ rất nhanh, nhưng khi đã lái xe thành thục, chúng ta ngừng tiến bộ một cách đáng kể.

“Học cách sống ngoài vùng thoải mái của bạn” — Joshua Foer

Một điều mà các chuyên gia trong mọi lĩnh vực có khả năng làm khi họ đang trong quá trình thực hành đó là hoạt động ngoài vùng thoải mái và quan sát những sai lầm của bản thân. Những tay trượt ván xuất sắc nhất thế giới luôn dành nhiều thời gian luyện tập nhảy ở mức họ chưa làm được hơn những tay trượt kém hơn. Để trở nên tốt hơn ở một kỹ năng nào đó, bạn buộc phải nỗ lực luyện tập vượt ra khỏi những giới hạn của bản thân.

Quán quân ghi nhớ của Mỹ vào năm 2005, Joshua Foer cũng khẳng định: “Không có cách nào để giỏi làm việc gì đó hơn mà không dành thời gian tương xứng để luyện tập”

  1. Khao khát những phản hồi

Các chuyên gia luôn khao khát và phát triển mạnh mẽ hơn nữa dựa trên các phản hồi thường xuyên và tức thời. Một ví dụ cho điều này có thể được tìm thấy trong lĩnh vực y khoa. Bạn có thể nghĩ rằng, các bác sỹ càng có nhiều thời gian thực hành, thì họ càng có tay nghề giỏi. Tuy vậy, có một lĩnh vực y học mà điều đó có vẻ không đúng: đó là chụp X-quang tuyến vú. Các bác sỹ thực hiện chụp X-quang tuyến vú để xác định khả năng mắc ung thư ở bệnh nhân không có xu hướng đưa ra dự đoán tốt hơn nếu họ có kinh nghiệm trong việc này. Điều khác biệt nằm ở phản hồi. Việc chụp X-quang tuyến vú có thể diễn ra vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm trước khi bác sỹ đưa ra chẩn đoán bệnh nhân mắc hay không mắc bệnh. Mặt khác, một bác sỹ phẫu thuật có thể nhận được phản hồi chính xác và tức thời: Liệu bệnh nhân sau phẫu thuật có biểu hiện phục hồi sức khỏe hay không. Tuy nhiên, có một hướng đi mới cho vấn đề này: Các bác sỹ chụp X-quang tuyến vú cần được thường xuyên thử nghiệm với những tấm phim chụp cũ, để từ đó, họ có thể ngay lập tức nhận được phản hồi và học hỏi từ nó.

Hay với Quán quân ghi nhớ của Mỹ Joshua Foer, anh ta không thể trở thành Quán quân Trí nhớ tại Mỹ nếu không được Huấn luyện viên giúp đỡ. HLV đã thúc ép Foer tập luyện và không ngừng phản hồi về cách anh ấy có thể cải thiện hiệu suất của bản thân.

  1. Biến việc tạo dựng thói quen trở thành thói quen

“Trong kỷ nguyên của những thay đổi mạnh mẽ, người học hỏi sẽ nắm giữ tương lai” — Eric Hoffer

“Thay đổi lại thói quen hàng ngày của bạn” — Scott H.Young

Nếu nghĩ kỹ, bạn sẽ biết có bao nhiêu quyết định "tự động" mà bạn đưa ra mỗi ngày: bữa sáng ăn gì, đi đường nào để đến công ty… Đó là những thói quen

  • Tạo ra thói quen sẽ góp phần tạo dựng sức mạnh vô cùng hấp dẫn.
  • Muốn tạo ra thói quen cần có nguyên tắc của sự tập trung. Tập trung có nghĩa là chỉ thay đổi mỗi lần một thói quen. Tốt nhất nên dành ít nhất một tháng để thực hiện một thói quen trước khi chuyển sang thói quen tiếp theo.

Ví dụ: Bạn muốn thức dậy sớm hơn, tập thể dục thường xuyên hơn, và giới thiệu một hệ thống tổ chức mới ở nơi làm việc. Bạn nhận ra rằng những nói quen hiện tại của bạn dành cho việc ngủ, sức khỏe và công việc đang hạn chế bạn và bạn muốn tạo ra những thay đổi tích cực.

Tháng đầu tiên, bạn tập trung vào việc dậy sớm hơn. Tháng thứ hai là vào việc tập thể dục đều đặn hơn. Tháng thứ ba đến lượt hệ thống mới cho công việc của bạn. Mặc dù ba ngày có thể không đủ để định hình một thói quen mới (một nghiên cứu đã đưa ra con số trung bình là 66 ngày để hình thành một thói quen), nhưng ít nhất 30 ngày cũng đủ giúp bạn cần đến ít nỗ lực hơn nếu gặp trở ngại.

Một số người có thể thấy phương pháp này khá chậm, nhưng trong thực tế, việc hình thành được một thói quen chỉ trong một tháng là quá nhanh. Trong một năm, bạn có thể:

Dậy sớm hơn

Tập thể dục thường xuyên hơn

Ăn uống hợp lý

Đưa ra một hệ thống sản xuất

Dành thời gian luyện tập có chủ đích cho nghề nghiệp của bản thân

Trở nên có tổ chức hơn

Đọc một cuốn sách hàng tháng

Cắt giảm thời gian sử dụng Internet vô ích

Luôn giữ hòm thư điện tử của bạn trống

Cắt giảm việc xem tivi

Học hỏi những kỹ năng mới

Duy trì việc viết nhật ký

Ngay cả nếu bạn chỉ thực hiện ¼ những điều trong danh sách trên, tôi đoán là bạn cũng có thể tạo nên thành quả đáng kể trong cuộc sống của mình.

  • Nguyên tắc của sự nhất quán

Sự nhất quán đồng nghĩa với việc bạn cố gắng thực hiện một thói quen theo cùng một cách vào mọi lần.

Ví dụ: Bạn muốn hình thành thói quen tập luyện có chủ đích đồng nghĩa với việc bạn tập trung vào một kỹ năng khó khăn mà bạn đang cố làm tốt để phục vụ nghề nghiệp của bản thân.  Hãy tưởng tượng rằng bạn dành 35 phút mỗi ngày sau giờ làm việc để tập luyện kỹ năng này. Giờ đây, thói quen này đã trở nên nhất quán. Nó được thực hiện vào cùng các ngày trong tuần, trong cùng điều kiện, chính xác theo một cách. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian trước khi tập luyện thói quen của mình sau giờ làm nhằm biến nó trở thành một thói quen trong ngày của bản thân.

  1. Việc quan sát thường nhật dẫn đến sự tiến bộ

“Hãy viết nhật ký để tạo ra chất xúc tác cho sáng tạo” — Teresa Amabile, Steven Kramer & Ela Ben-Ur

Một cuốn nhật ký là nơi mọi người có thể giải khuây và khơi nguồn cảm hứng, có cái nhìn sâu sắc đối với những mô hình nổi bật, và có động lực để đạt đến được những tầm cao sáng tạo mới – nếu bạn biết cách sử dụng nó.

Phương tiện phổ biến tư tưởng này có rất nhiều chức năng, chức năng đơn giản nhất là lên kế hoạch.

Bằng việc viết nhật ký hàng ngày, bạn sẽ giảm được nguy cơ mà một sự kiện nào đó gần đây nhất sẽ làm thay đổi ký ức của bạn về trải nghiệm trong ngày. Vì vậy, khi bạn cảm thấy mình vừa hoàn thành một điều gì đó, hãy viết nó ra ngay, trước khi một khách hàng hoặc một người chỉ trích có cơ hội để nói điều gì đó làm giảm cảm giác về sự tiến bộ.

Đây là một trong những lý do quan trọng nhất để viết một cuốn nhật ký: nó có thể giúp bạn ý thức hơn về sự tiến bộ của mình, do đó, trở nên thích thú với ngày làm việc của bạn. Khi những chuyên gia tự nhìn thấy bản thân họ tiến bộ ở thứ mà họ quan tâm – ngay cả sự tiến bộ đó rất nhỏ – họ chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và càng gắn bó với công việc của họ. Hơn nữa, khi vui vẻ hơn và chuyên tâm hơn, họ sẽ đưa ra các ý tưởng mới hơn và giải quyết nhiều vấn đề một cách sáng tạo hơn.

Hình thành thói quen viết nhật ký đơn giản là một việc rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn phát triển bản thân dễ dàng hơn và tự thúc đẩy bản thân nhiều hơn. Bạn nên bắt đầu bằng bước tiến đơn giản. Thay vì tuyên bố sẽ thực hiện nó trong quãng đời còn lại, hãy cam kết viết nhật ký của bạn mỗi ngày trong một tháng. Việc bạn bỏ viết hôm nay sẽ khiến bạn dễ dàng từ bỏ vào ngày tiếp theo. Chọn thời điểm thích hợp, khoảng 10 phút cho bản thân. Lý tưởng thì, khung giờ này nên nhất quán mỗi ngày, để giúp bạn xây dựng thói quen.

Tiểu kết:

  • Ngừng cố gắng để “trở nên tốt”

Hãy cho phép bản thân bạn được phép mắc lỗi. Một khi ngừng cố gắng trở nên tốt (và trông

có vẻ thông minh), bạn có thể tập trung vào những thách thức thú vị có thể giúp bạn trở nên

tốt hơn.

  • Chạy hết tốc lực để đạt đến sự tinh thông

Dành thời gian để thường xuyên “chạy nước rút” cho những công việc mà bạn quan tâm nhất thuộc những dự án hoặc kỹ năng quan trọng mà không bị phân tán. Sau đó hãy thưởng cho bản thân một giờ nghỉ ngắn.

  • Tránh “cao nguyên bình ổn”

Tập trung luyện tập những công việc khó khăn khi phát triển những kỹ năng mới. Nhờ áp lực, bạn biết mình tiến bộ ra sao trong những lúc gặp khó khăn.

  • Khao khát những phản hồi

Đưa ra một phương thức thu thập phản hồi – dù bạn tự theo dõi những tiến bộ của bản thân hay thuê một huấn luyện viên. Đó là yếu tố cần thiết nhất để phát triển và học hỏi.

  • Biến việc tạo dựng thói quen trở thành một thói quen

Cố gắng thay đổi một thói quen quan trọng trong vòng một tháng. Nếu có thể tạo ra những hành vi giúp bạn làm tốt công việc một cách tự động, thì việc đạt được thành công hơn nữa sẽ rất dễ dàng.

  • Việc quan sát thường nhật dẫn đến sự tiến bộ

Theo dõi sự tiến bộ của bạn bằng việc bỏ ra vài phút mỗi ngày để viết nhật ký. Việc thực hành này sẽ giúp bạn xác định được những trở ngại, quan sát các mô hình và khảo chứng thành công.

Trạm đọc | Nguồn ảnh sưu tầm

Tags: