Cú sốc Covid-19 liệu có phải một sự kiện “Thiên Nga Đen”?
Cú sốc Covid-19 liệu có phải một sự kiện “Thiên Nga Đen”?
“Thiên nga đen” – hiện tượng kinh tế vô cùng hiếm và không thể dự đoán trước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế – đang được dùng để chỉ đại dịch COVID-19.

Khoan bàn về những hệ lụy nặng nề mà Covid-19 gây ra vì đã có quá nhiều tin tức cập nhật nóng hổi mỗi ngày, chúng ta hãy cùng xét về bản chất, liệu Covid-19 có phải một sự kiện “Thiên Nga Đen” khi đối chiếu với khái niệm này trong cuốn sách cùng tên của Chuyên gia hàng đầu về chống khủng hoảng kinh tế - Nassim Nicholas Taleb?

Trong cuốn sách, tác giả giải thích khái niệm thiên nga đen như sau: 

"Đầu tiên, nó là một ngoại lệ, vì nó nằm ngoài sức tưởng tượng  của nhân loại. Thứ hai, nó có một "tác động" vô cùng lớn. Thứ ba, bất chấp sự khác thường của nó, theo bản năng của con người khiến chúng ta phải tìm ra và đưa ra lý do nó xuất hiện.”

Chúng ta sẽ phân tích và đối chiếu 3 yếu tố trong khái niệm này.

1. Đại dịch Covid có phải là một ngoại lệ không?

Lịch sử đã chứng minh rằng các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh và đại dịch, là những kẻ giết người hàng loạt nguy hiểm nhất hành tinh. Thậm chí khả năng tàn sát nhân loại của nó còn kinh khủng hơn cả những thảm họa thiên nhiên và chiến tranh (thực tế, số người chết vì dịch cúm năm 1918 còn nhiều hơn số người chết trong thế chiến thứ nhất).

Có rất nhiều đại dịch đã bùng phát, được nhiều người biết đến và được ghi chép rất rõ ràng. Và đó cũng là dấu hiệu cho chúng chúng ta biết dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

"Trong những năm gần đây, hàng trăm chuyên gia y tế đã cảnh báo về khả năng này. Bill Gates đã từng đề cập đến vấn đề này trên chuyên mục Ted Talk. Vào năm 2018, tôi cũng từng viết về vấn này trên báo The Atlantic với quan điểm nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với trận đại dịch tiếp theo "- Nhà báo Ed Yong.

Cả George W. Bush và Barack Obama cũng đã cảnh báo về đại dịch trong các bài phát biểu tại viện y tế quốc gia.

Vì có nhiều cảnh báo như vậy nên bản thân các chính phủ thường tiến hành mô phỏng và lập kế hoạch để chuẩn bị ứng phó nếu đại dịch thật sự bùng phát.

Ví dụ: 7 ngày trước khi Donald Trump nhậm chức, các trợ lý của ông cùng các quan chức sắp mãn nhiệm đã được yêu cầu mô phỏng sự bùng phát của một loại vi rút cúm có tên là H9N2. Tuy nhiên, những gì mà chính phủ dự đoán về vi rút này đều không giống với vi rút SARS-CoV-2.

Tương tự, vào năm 2019, bộ y tế của Mỹ đã thực hiện một mô phỏng đại dịch có tên là "Crimson Contagion". Và họ đặt ra giả thuyết là dịch bệnh này bắt nguồn từ Trung Quốc và có thể giết chết gần 600.000 người ở Mỹ.

Vậy xét cho cùng thì vẫn có người có khả năng dự đoán được đại dịch COVID-19 sẽ xảy ra?

2. COVID-19 có tác động mạnh không?

Đặc điểm thứ hai của sự kiện thiên nga đen là là nó phải có tác động lớn. Hiện tại, không thể đo lường chính xác những gì mà COVID- 19 đã gây ra, nhưng đại dịch đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đối với con người và nền kinh tế thế giới..

3. Chúng ta có thể bình thường hóa COVID-19 hay không?

Khái niệm "bình thường hóa" một sự kiện lớn có nghĩa là bằng cách nào đó chúng ta có thể giải thích nguyên nhân của nó và có thể dự đoán được trong nhận thức muộn màng. Tuy nhiên, yếu tố này có vẻ không logic cho lắm và dẫn đến nhiều khúc mắc:

  • Ai có đủ khả năng để bình thường hóa một sự kiện theo cách này, và cú sốc ban đầu mà sự kiện gây ra sau đó có biến mất một cách tự nhiên không?
  • Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt được đâu là một sự kiện được bình thường hóa một cách chính đáng hoặc không chính đáng?

Bryan Walsh đã nói rằng: "COVID-19 không dễ đoán" và "COVID-19 đánh dấu sự trở lại của một kẻ thù rất quen thuộc ". Còn Yong nói: "Một đại dịch toàn cầu là điều không thể tránh khỏi". Hai ý kiến có ý nghĩa khá giống nhau. Liệu hai ý kiến này có bị bác bỏ? Nếu điều này thực sự xảy ra thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang bác bỏ tính tất yếu của một đại dịch như COVID-19, khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai, và sự cần thiết của việc chuẩn bị đối phó với đại dịch.

Ngoài ra, xu hướng bình thường hóa có thể là một điểm mù trong nhận thức của con người (nghĩa là, con người được phép bình thường hoá), nên ngay từ đầu nó có đúng với lý thuyết thiên nga đen không?

Vì chúng ta vẫn đang trong cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra nên chúng ta vẫn chưa biết liệu đại dịch COVID-19 có thể được bình thường hóa hay không.

Bạn đọc, vậy theo bạn Covid- 19 có phải là một sự kiện thiên nga đen không?

Lược dịch: https://theconversation.com/coronavirus-is-significant-but-is-it-a-true-black-swan-event-136675 

Tags: