Nếu như người ở nhóm (2) thể hiện thái độ thờ ơ thì những người chọn thái độ (1) lại vui với thành công của người khác, đánh giá cao nỗ lực của họ, có suy nghĩ tích cực và cố gắng học hỏi để bản thân tiến bộ hơn mỗi ngày.
Cả hai trường hợp này đều khá dễ hiểu, nhưng trường hợp (3) thì lại phức tạp hơn. Những người chọn cách phản ứng như vậy có thể vì họ cảm thấy: Thành công của người khác nhắc nhở tôi về sự kém cỏi của bản thân. Tôi và họ đã có những nguồn lực và phương tiện gần như giống nhau, xuất phát điểm gần như tương đương, nhưng bây giờ họ đang dẫn trước tôi trong “cuộc đua”. Họ nhắc cho tôi nhớ tới sự lãng phí đáng xấu hổ về cơ hội, tài năng và nguồn lực của mình; đó là sự tức giận dành cho chính tôi, tôi thấy mình kém cỏi; tôi không vui khi kẻ khác có thành công còn tôi thì không, tôi phải tìm những lời tiêu cực để hạ thấp họ, làm cho họ tổn thương giúp tôi cân bằng tâm lý của mình.
Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với nhiều người khác nhau, tôi thấy rằng hầu hết mọi người đều có cùng một mục tiêu. Cha mẹ nào cũng muốn con cái thành người tử tế, hiểu biết, hiếu nghĩa, tự tin, tự chủ, độc lập, muốn gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Nhà quản lý nào cũng mong nhân viên làm việc tốt, hiệu quả cao, tự giác, có ý thức trong công việc... Dù ai cũng muốn những điều giống nhau như vậy nhưng không phải ai cũng muốn thay đổi bản thân mình, thay đổi cách mình sống, cách quản lý nhân viên, cách làm cha mẹ. Không phải ai cũng dám vứt bỏ những niềm tin thâm căn cố đế của mình để làm cha mẹ hay nhà quản lý tốt hơn. Họ muốn kết quả tốt hơn nhưng lại không muốn làm những việc khó để đạt được kết quả đó.
Và thế là nhiều người lựa chọn những con đường tắt: quản lý vi mô, cấm đoán, nếu không được kết quả như ý thì trừng phạt, mắng nhiếc và tiếp tục quản lý chặt chẽ hơn. Những việc đó có thể cho họ kết quả nhanh chóng như con cái hoặc nhân viên “ngoan” hơn, “nghe lời” hơn, “chăm chỉ” hơn... Nhưng thực ra cái giá họ phải trả cho những kết quả đó không hề nhỏ. Ngoài việc họ luôn phải dùng bạo lực, uy quyền, những thứ khiến họ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc, thì con cái hoặc nhân viên của họ sẽ tìm cách chống đối ngầm, sẽ phá phách khi có thể, sẽ nói dối, giả vờ và “diễn” giỏi hơn để che giấu những gì mà họ không muốn nhìn thấy.
Nếu bạn thấy mình ở xu hướng thứ ba và bạn thực sự muốn hành động để có kết quả tốt hơn, đây là một số lời khuyên cho bạn:
Cuối cùng, chúng ta nên hiểu rằng thành công không phải là những giá trị giả tạo đến từ sự giàu có, quyền lực hay danh vọng. Thành công thực sự là khi bạn được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ vì chính con người bạn. Đối với tôi, đó là loại thành công duy nhất đáng có và cũng là loại duy nhất khiến bạn hạnh phúc trong cuộc sống.
Và chúng ta cũng cần hiểu rằng đằng sau thành công của ai đó là những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính họ. Vì vậy, đừng tiếc lời chúc mừng họ.
- Trích dẫn từ cuốn sách "Thế bây giờ mẹ muốn 'cái giề'?" -