Tư duy nhanh hay chậm? Có nên tin vào trực giác?
Tư duy nhanh hay chậm? Có nên tin vào trực giác?
Đừng để bản thân “mắc lừa” tâm trí dẫn đến những quyết định sai lầm không thể sửa chữa. Tìm đọc ngay cuốn sách “Tuy duy nhanh và chậm” để hiểu biết hơn về tư duy não bộ con người.
Tư duy nhanh và chậm
(6 lượt)

Bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi rằng liệu mình hiểu bản thân được bao nhiêu % hay chưa? Trên thực tế, khi có ai hỏi bạn đang nghĩ gì bạn sẽ trả lời được luôn, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn biết hết những gì diễn ra trong đầu. Não bộ mỗi người sẽ tư duy với một cơ cấu riêng nhưng thường kết cấu hết sức phức tạp, tác động đến nhận thức của bạn theo hai hệ thống. Hệ thống 1 gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Ngược lại, hệ thống 2 hay còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức

Cả hai hệ thống nêu trên đã được lý giải trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” của nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel Kinh tế - Daniel Kahneman. Đây là cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của tác giả và được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người. Điển hình là trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Nhưng phần lớn trong số những quyết định đó là hệ quả của những sai lầm khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Và bạn có biết điều gì thực sự tệ hơn những gì chúng ta tưởng không? Đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!

Đa số chúng ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh, sự vật, hiện tượng hay tư duy theo dạng nguyên nhân kết quả nhưng lại rất khó tư duy và phân tích những việc liên quan đến số liệu thống kê. Chúng ta tiếp nhận thông tin từ sách báo, truyền hình,... và đều trả lời được những câu hỏi về các vấn đề hot hiện nay nhưng đôi khi lại không biết nguồn gốc tin tức đó từ đâu và vì sao lại xảy ra tình trạng như vậy. Bạn cũng không thể biết được tại sao mình lại nắm bắt được tâm trạng một người chỉ thông qua nét mặt, tại sao mình tin rằng trong tủ lạnh sẽ còn nước ngọt trong khi trước đó bạn không hề kiểm tra tủ, tại sao bạn lại có linh cảm về chuyện chẳng lành,... và vô số những điều bí ẩn khác đang được thực hiện bởi chính não bộ của bạn. Kết quả của quá trình đó được thể hiện ra bởi hành động, trực giảm, cảm xúc,... của bạn. Vậy cuốn sách này ra đời để giải đáp những thắc mắc đó và phân tích cho bạn về tư duy bộ não của con người. Qua những phân tích, bạn sẽ tìm được câu trả lời rằng có nên tin vào trực giác của mình hay không, đưa ra quyết định về một vấn đề như thế nào cho hợp lý hay nhận biết giới hạn não bộ của mình như thế nào,...

Đừng để bản thân “mắc lừa” tâm trí dẫn đến những quyết định sai lầm không thể sửa chữa. Tìm đọc ngay cuốn sách “Tuy duy nhanh và chậm” để hiểu biết hơn về tư duy não bộ con người.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nguồn gốc và những bí ẩn về trí tuệ của người do thái

5 cuốn sách tư duy giúp bạn trở nên khác biệt & thành công vượt trội

Tư duy nhanh và chậm: CÁCH HAI HỆ THỐNG LÀM NÊN SUY NGHĨ VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÚNG TA

Tags: