Dựa trên các khái niệm và góc nhìn của Neel Burton – Tác giả cuốn, Trốn và tìm tâm lý học của sự tự huyễn, con người sử dụng sự tự huyễn như một phương tiện để bảo vệ và nâng cao cái tôi.
Theo nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud tóm gọn rằng “Các cơ chế phòng vệ cái tôi”. Neel Burton lý giải khái niệm phòng vệ cái tôi là quá trình vô thức, mà con người thực hiện để xua tan nỗi sợ hãi lo lắng nảy sinh giữa cái tôi chúng ta cho mình là với cái tôi thật sự của chúng ta.
Trong Trốn và tìm tâm lý học của sự tự huyễn, Neel Burton cho rằng sự tự huyễn dựa trên sự phòng vệ cái tôi của chúng ta gồm 5 điểm.
- Trừu tượng hoá.
- Chuyển hoá.
- Trốn tránh bằng gian lận hoặc ảo tưởng.
- Trốn tránh qua con người hoặc thế giới.
- Phóng chiếu.
Thông thường, một người mắc vào tự huyễn thường thiết lập một số cơ chế phòng về cái tôi dựa trên 5 điểm kia. Tất cả những điều trên đều được triển khai, phân tích, đối chiếu và lập luận một cách logic và vô cùng dễ hiểu trong cuốn Trốn và tìm tâm lý học của sự tự huyễn.
Neel Burton lập luận rằng không ai có thể tránh khỏi hoàn toàn việc sử dụng các cơ chế phòng vệ cái tôi. Nhưng có một cơ chế phòng vệ được cho là “hiệu quả” và “ trưởng thành|” khi học cách chuyển hoá những cảm giác khó chịu thành những hoạt động tích cực, hữu ích ví dụ như :
- Bị sếp quát mắng ở công ty thay vì về nhà trút giận lên vợ con thì có thể ra ngoài đi dạo hoặc tập luyện để thay đổi trạng thái bực bội sang thư thái, điềm tĩnh.
- Thay vì than thở về cuộc sống khó khăn bạn hãy tham gia một số những hoạt động cộng đồng, từ thiện để học cách quan tâm, khơi gợi lòng trắc ẩn và cảm thấy mình may mắn như thế nào.
- Thay vì trách cứ bản thân về bất cứ sai lầm nào, bạn hãy tỏ ra hài hước với những lỗi lầm và thiếu sót của mình.
Trốn và tìm tâm lý học của sự tự huyễn như một sự nhắc nhở đến với người đọc một nguyên tắc đơn giản để có thể chế ngự được tự huyễn và cái tôi: Mỗi người luôn có nhiều lựa chọn các cơ chế phòng vệ cái tôi, và sự kết hợp của chúng cũng như hoàn cảnh mà chúng ta sử dụng phản ánh tính cách của chúng ta. Neel Burton so sánh rất hay giữa cái tôi với một chiếc mặt nạ: là những mảnh ghép (các cơ chế phòng vệ) được nối lại với nhau thành một diện mạo (cái tôi).
Nhận biết về sự tự huyễn và các phương pháp phòng vệ cái tôi không ngăn cản chúng ta bị ảnh hưởng bởi hai điều này. Nhưng chúng ta có thể chọn một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất tuỳ vào thời điểm và hoàn cảnh. Trong cuộc sống, chúng ta có thể hành xử như một người mất kiểm soát vào lúc này, hay không thể hiểu được chính bản thân vào lúc khác. Đó đều là những phương pháp phòng vệ. Khi chúng ta hiểu được sự tự huyễn và bản chất của cái tôi. Chúng ta hiểu về bản thân. Hiểu về người khác. Hiểu về thế giới xung quanh.
Và chúng ta cũng khai phá được tiềm năng cao nhất, đầy đủ nhất của chính bản thân mình.