Năm 1780, John Adams viết một bức thư cho vợ ông, Abigail, trong đó ông đã vạch ra kế hoạch của mình cho những gì con cháu của ông sẽ đặt nhiều tâm sức trong cuộc sống của họ. Đã từng có thời gian tinh thông "Chính trị và Chiến tranh", hai nhu cầu mang tính cách mạng, Adams hy vọng con cái của ông sẽ tham gia vào các lĩnh vực thúc đẩy xây dựng đất nước, như "Toán học", "Hàng hải" và "Thương mại". Kế hoạch của Adams lần lượt là, những môn học thực tế mang lại không gian tuổi thơ cho con mình "học vẽ, thơ, âm nhạc, kiến trúc, tạc tượng ,nghệ thuật thêu thảm tapestry, và làm gốm sứ”.
Hai trăm ba mươi lăm năm sau, quá trình này- “từ những chiến binh đến những tài tử mê nghệ thuật”, theo lời của nhà nghiên cứu văn học Geoffrey Galt Harpham - diễn ra đúng như những gì Adams hy vọng: trẻ em có nhiều cơ hội toàn diện để học những điều có ích trong thực tế hơn là chỉ học ở trường. Kim Weeden, một nhà xã hội học tại Đại học Cornell, đã tìm hiểu dữ liệu thống kê giáo dục quốc gia sau khi tôi hỏi cô ấy về hiện tượng này, và phân tích của cô ấy tiết lộ một sự thật. Vâng, quả đúng là, số tiền mà phụ huynh của sinh viên đại học kiếm được có mối liên hệ tương quan với môn học sinh viên đó theo học tại trường. Những đứa con sinh ra trong các gia đình có thu nhập thấp có xu hướng chọn các chuyên ngành "hữu ích", có tính ứng dụng cao chẳng hạn như khoa học máy tính, toán học và vật lý. Trái lại, những người có cha mẹ kiếm được nhiều tiền hơn lại nghiêng về chọn những môn như lịch sử, tiếng Anh và nghệ thuật biểu diễn.
Lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học có liên quan gì đến thu nhập của phụ huynh?
Lời giải thích cho câu hỏi này khá trực quan và dễ thấy. "Điều đó... hoàn toàn thống nhất với ý kiến rằng trẻ em từ các gia đình có thu nhập cao hơn có thể đủ khả năng chi trả để chọn những chuyên ngành ít tính chuyên môn hơn hay ít mang tính ứng dụng cao. Bởi lẽ, họ có tấm đệm an toàn đảm bảo việc không bị thất nghiệp hay làm những công việc không đúng với khả năng." Weeden nói. Với thu nhập trung bình cho các bằng cấp chuyên ngành khác nhau được công bố rộng rãi - sự khác biệt về thu nhập lâu dài giữa các chuyên ngành có thể lớn hơn 3 triệu đô la, một nghiên cứu đã chứng minh thấy. Không khó để tưởng tượng một sinh viên quyết định con đường học tập của mình dựa trên mức chi trả trong mong đợi đó. Đặc biệt, thật không quá khó để tưởng tượng ra rằng những đứa con sinh ra trong gia đình nghèo hiển nhiên sẽ tính toán như vậy, trong khi người sinh ra trong gia đình giàu có sẽ bỏ qua suy nghĩ tìm một “phương tiện để kiếm sống”.
Ngoài ra, còn một xu hướng khác được thể hiện trong dữ liệu, Weeden lưu ý, là các gia đình có thu nhập thấp hơn và các gia đình có thu nhập cao có xu hướng gửi con đến những học viện khác nhau cho chuyên ngành. Chẳng hạn như hầu hết các trường đắt đỏ nhất, danh tiếng nhất không có chuyên ngành là Luật. Cũng có khả năng rằng những người con sinh ra từ các gia đình có thu nhập cao hơn có cơ hội tiếp xúc với các loại nghệ thuật, âm nhạc và văn học đáng được học ở bậc đại học, một sự tiếp xúc có thể truyền cảm hứng cho họ theo đuổi các chuyên ngành đó khi họ bước vào bậc đại học.
Bức tranh được vẽ bởi những con số của Weeden được điền đầy đủ bởi dữ liệu được cung cấp cho tôi bởi Greg Clark, giáo sư kinh tế tại Đại học California, Davis, và tác giả của cuốn “The Son Also Rises”. Clark quan sát từ các chuyên ngành được lựa chọn bởi những sinh viên theo học Đại học Cambridge trong suốt 15 năm qua, và ông đã đặc biệt chú ý đến những sinh viên có tên đệm hiếm có, quý tộc - mà ông đã sử dụng như một chỉ số thể hiện bậc thang xã hội cao. Khi so sánh các chuyên ngành của những sinh viên đó với những người Anh bình thường, anh thấy rằng các sinh viên danh giá thường có xu hướng học những môn kinh điển, tiếng Anh và lịch sử hơn, và ít có khả năng học khoa học máy tính và kinh tế hơn rất nhiều.
Những sinh viên sinh ra trong gia đình danh giá ở trường Cambridge có xu hướng chọn chuyên ngành chính như thế nào?
Dữ liệu của ông Cark, cùng với của Weeden, đã cho thấy một lý do để xem xét lại các số liệu thống kê thu nhập trong mong đợi theo chuyên ngành của các sinh viên đại học đã được xem xét kĩ lưỡng bởi những sinh viên chần chừ, do dự. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Giáo dục và Lực lượng lao động của Đại học Georgetown là chuyên ngành về nhân văn sẽ giúp bạn kiếm được khoảng 50.000 đô la mỗi năm trong thu nhập trung bình, trong khi mức độ khoa học máy tính sẽ tốt hơn và ở mức khoảng 75.000 đô la mỗi năm.
Thu nhập trung bình hằng năm của những người đã đi làm lâu năm thì ra sao?
Thật dễ dàng để nhìn thấy ở biểu đồ này và kết luận rằng các nhà khoa học máy tính cuối cùng sẽ giàu có hơn những người theo học các chuyên ngành tiếng Anh. Nhưng những con số này có thể bị sai lệch, do đó họ không nắm bắt được những điều mà dữ liệu của Weeden và Clark cho thấy: sinh viên sinh ra trong gia đình có mức độ an toàn tài chính cao có xu hướng bị thu hút bởi các ngành học có vẻ ít sinh lời hơn. Đó đơn thuần chỉ là suy đoán, nhưng cũng có thể những sinh viên giàu sẽ tiếp tục nhận các công việc trả lương thấp hơn vì họ hiểu rằng cuối cùng thì tiền của cha mẹ họ sẽ lại về đầy trong túi họ.
Bước tiếp theo sau khi nghiên cứu quyết định lựa chọn chuyên ngành ở bậc đại học là cố gắng suy nghĩ về việc thu nhập của cha mẹ định hình lựa chọn công việc của người con như thế nào, một mối liên hệ chưa được kiểm chứng ở mức độ sâu trong tài liệu học thuật. Năm ngoái, Quoctrung Bui. đến từ Planet Money của NPR đã thu thập dữ liệu từ trung tâm National Longitudinal Study và Cục Thống kê Lao động, nhận thấy rằng các bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật có xu hướng đến từ các gia đình có thu nhập thấp hơn các nhạc sĩ và nghệ sĩ. Khi so sánh về cha mẹ, một bác sĩ trung bình sẽ giúp cải thiện thu nhập của cha mẹ thêm 40%. Tuy vậy, các nghệ sĩ đã thu về được 35% thu nhập của cha mẹ. (Bảng của Planet Money cho thấy những mối quan hệ này đáng xem xét.)
Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên xây dựng bất kỳ lý thuyết cứng nhắc nào về các mối tương quan mà Bùi tìm thấy. Dalton Conley, giáo sư xã hội học tại Đại học New York, lưu ý rằng thu nhập hộ gia đình của cha mẹ là một chỉ số khá hạn chế - đó còn là sự giàu có của họ, uy tín của công việc của họ, và trình độ học vấn của họ. "Cá nhân tôi thấy rằng khi bạn đặt tất cả những phát hiện đó trong mô hình, hai vấn đề chính đó là giáo dục của cha mẹ và sự giàu có của cha mẹ," Conley nói.
Mặc dù thu nhập và uy tín nghề nghiệp thay đổi qua nhiều thế hệ, mức độ giàu có và trình độ học vấn vẫn tương đối ổn định theo thời gian. "Có một khái niệm rằng những gì mọi người đang tối đa hóa không phải là thu nhập, hoặc giàu có, hoặc uy tín của bản thân, nhưng vẫn có một quan điểm chung trong các tầng lớp của xã hội, và mọi người trong mỗi thế hệ lại phải có sự đánh đổi," Conley. "Có vẻ như có rất nhiều sự chuyển dịch trong xã hội khi mà con cái của các bác sĩ là những nghệ sĩ, nhưng có thể họ đã đánh đổi để lấy sự tự do và tự chủ trong nghề nghiệp ... Họ vẫn có trình độ học vấn cao và họ vẫn có tài sản."
Từ góc độ này, mối quan hệ giữa các chuyên ngành và nghề nghiệp đại học bắt đầu được làm sáng tỏ hơn, nói một cách hơi thô, nhãn mác mà con người có được dường dựa trên mức độ giàu có và trình độ học vấn của cha mẹ mà họ sinh ra. Dường như đó là lý do hợp lí cho câu hỏi đầu tiên tại các bữa tiệc thường là “Vậy, bạn làm nghề gì?” “Nếu chúng ta có xu hướng tránh hỏi người quen về thu nhập của họ,” có bốn nhà xã hội học nổi tiếng đã viết trong tuyển tập xuất bản năm 2011 The Inequality Reader, “không chỉ bởi vì làm như vậy được xem là quá xâm phạm và cá nhân nhưng mà là bởi vì chúng ta cũng cho rằng tìm hiểu về nghề nghiệp sẽ mang lại nhiều hơn những thông tin hữu ích. ”
Minh Tâm
Theo The Atlantic