Tóm tắt sách: Trong chớp mắt: Sức mạnh của việc nghĩ mà không cần suy nghĩ
Tóm tắt sách: Trong chớp mắt: Sức mạnh của việc nghĩ mà không cần suy nghĩ
Bạn có tin rằng trong một tích tắc, khi nhìn một người, bạn đã xác định ngay trong đầu mình thích người đó hay không?

 

Gii thiu khái quát

Trong chp mt (Blink) kiểm nghiệm hiện tượng phán đoán chớp nhoáng, nghĩa là chúng ta đưa ra quyết định tức thì trong vô thức. Những phán đoán chớp nhoáng này là công cụ ra quyết định vô cùng quan trọng, nhưng cũng có thể dẫn tới những lựa chọn sai lầm và tất cả cách giải quyết vấn đề. Trong chp mt giải thích làm thế nào để chúng ta có thể tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Ai nên đc cun sách này?

  • Bất cứ ai hứng thú với trực giác và quá trình ra quyết định
  • Bất cứ ai quan tâm đến tự chỉ trích định kiến và sự rập khuôn của bản thân
  • Bất cứ ai muốn biết khi nào nên tin vào trực giác của chính mình

Ai viết cun sách này?

Malcolm Gladwell là một nhà báo và một tác gia người Mỹ. Ông đã xuất bản những cuốn sách bán chạy như Đim bùng phát (The Tipping Point)Nhng k xut chúng (Outliers), cả hai cuốn đều được nhắc tới trong cuốn sách này.

 

MỘT: Cuốn sách này có ích gì cho bạn? Để học được cách sử dụng phán đoán vô thức trong chớp nhoáng theo cách có lợi cho mình.

 

Bạn có tin vào trực giác của mình khi phải ra quyết định không?

Nếu câu trả lời là có, thì đây là một vài điều bạn nên biết về trực giác:

Một là, bạn chắc chắn đã sử dụng nó nhiều lần hơn bạn tưởng. Thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn cho rằng mình đã phân tích một tình huống hết sức lý trí và lập luận chặt chẽ cho lựa chọn của mình, thì chắc chắn bạn cũng chỉ dựa vào tiếng nói sâu thẳm bên trong của bạn mà thôi.

Hai là, trực giác của bạn thường có thể đưa ra những quyết định tốt hơn nhiều so với một sự phân tích thấu đáo. Đơn giản vì trực giác sẽ bỏ qua tất cả những thông tin không liên quan, và chỉ tập trung vào các yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, trực giác cũng bị ảnh hưởng bởi tất cả những yếu tố vô thức như định kiến hay thành kiến vốn là những thứ dễ khiến bạn lầm lạc.

Việc biết được khi nào nên và không nên tin vào trực giác của mình là điều tối quan trọng để có một quyết định tốt.

Trong cuốn sách này, bạn cũng sẽ học được:

  • Tại sao thương hiệu nước giải khát với vị tuyệt hảo lại từng thất bại thảm hại khi tung ra thị trường,
  • Tại sao các chuyên gia phát hiện những tác phẩm nghệ thuật giả mạo lại tin vào trực giác của họ hơn là những phân tích lý trí, và
  • Làm thế nào mà một người lại được lựa chọn làm Tổng thống Mỹ chỉ qua dáng vẻ của mình?

 

HAI: Hãy tin vào phán đoán trực giác của bạn – vì chúng thường hữu ích hơn cả những phán đoán có ý thức của bạn.

 

Để ra quyết định trong bất kỳ tình huống nào, bộ não con người đều sử dụng hai chiến lược dưới đây:

Chiến lược thứ nhất là ghi lại và xử lý có ý thức các thông tin, cân nhắc lợi và hại, sau đó tiến đến một kết luận lý trí về lựa chọn tốt nhất có thể. Kiểu chiến lược xử lý thông tin này diễn ra chậm, và trong một vài tình huống, chúng ta sẽ không có đủ thời gian khi sử dụng cách này.

Trải qua quá trình tiến hóa của loài người, một chiến lược thứ hai nhanh hơn nhiều đã được sử dụng: nhanh như chớp, sự vô thức đưa ra những phán đoán chớp nhoáng dựa trên sự cảm nhận từ bên trong chứ không phải thông qua sự phân tích thấu đáo.

Kiểu chiến lược ra quyết định thứ hai này cho phép não bộ  loại bỏ bớt những sự lo lắng khi phải tiêu hóa những suy nghĩ phức tạp thông qua việc sử dụng sự vô thức. Chúng ta không nhận thức được rằng, chỉ ngay dưới vỏ não, phần vô thức của bộ não chúng ta xử lý tình huống chỉ trong chớp mắt và đã có thể ra quyết định về hướng hành động tốt nhất.

Nhiều người có xu hướng chỉ tin vào những phán đoán có ý thức của họ và cảm thấy khó khăn khi phải quyết định dựa trên trực giác. Tuy nhiên, kết quả là chính những quyết định chớp nhoáng lại thường xuyên tốt hơn nhiều so với những quyết định đã phải qua một cuộc phân tích kĩ lưỡng.

Ví dụ, có những trọng tài dây tennis - những người có khả năng dùng trực giác phán đoán khi một tay vợt giao bóng lỗi, mặc dù họ không thể chỉ ra chính xác lý do tại sao. Lại có những chuyên gia nghệ thuật có thể phát hiện ra một tác phẩm nghệ thuật giả mạo ngay từ cái nhìn đầu tiên chỉ bởi vì họ có một cảm giác kì quặc về tác phẩm đó và về sau này họ mới có thể lý giải một cách lý trí những phán đoán chớp nhoáng đó của họ.

Trong nhiều trường hợp, có những thứ khuôn mẫu và chuẩn mực mà óc vô thức nhận ra nhanh hơn óc ý thức và logic. Trong những trường hợp này, chúng ta hãy tin vào những quyết định chớp nhoáng của mình.

 

BA: Não vô thức của chúng ta có thể phân biệt thông tin liên quan và không liên quan chỉ trong tích tắc.

 

Mặc dù tính tỉ mỉ là một đức tính tốt, việc nghiên cứu tỉ mỉ từng mẩu thông tin lại không giúp ích nhiều khi ra quyết định. Thông thường, tập trung vào một vài thông tin quan trọng và loại bỏ những thứ khác tỏ ra hiệu quả hơn.

Thử tưởng tượng bạn đang quan sát một cặp đôi và nảy sinh ý định muốn đoán chính xác liệu mối tình của họ có kéo dài được hay không. Để trả lời, cách tốt nhất là thử tập trung vào một vài dấu hiệu quan trọng: ví dụ nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu của sự coi thường trong sự tương tác của họ, đó là một dấu hiệu cho thấy những vấn đề về tình cảm có thể sẽ xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng phân tích từng mẩu thông tin, bạn cũng sẽ cảm thấy khó để đưa ra một dự đoán chính xác bởi vì có rất nhiều những mẩu thông tin không liên quan đã ẩn nấp sau những thông tin quan trọng và thích đáng. Ví dụ, nếu như bạn chú tâm quan sát tới đôi chân, cử chỉ hay những lời tâm sự của cặp đôi đó, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một chỉ dẫn quan trọng hơn của trường hợp này như là những cái liếc nhìn khinh thường chẳng hạn.

Trong nhiều tình huống ra quyết định, não vô thức có thể giúp chúng ta phân biệt một cách chính xác: Bằng cách phân biệt thông tin quan trọng với thông tin không quan trọng, nó sẽ suy xét những phần mà nhận thức của chúng ta cho là quan trọng nhất để đưa ra phán đoán chuẩn xác.

Chúng ta có thể đưa ra những phán đoán chớp nhoáng này một cách chính xác bởi vì não vô thức của chúng ta cực kỳ giỏi trong quá trình lọc thông tin này. Nó cũng giống như cách mà các nhà nghiên cứu về mối quan hệ biết được về dấu hiệu của sự khinh thường chẳng hạn, họ sẽ chú ý ngay tới sự tương tác của cặp đôi, và rồi những phán đoán của chúng ta cũng được đưa ra ngay lập tức dựa trên một vài thông tin thu thập được một cách chọn lọc. 

 

 BỐN: Chúng ta đã ra nhiều phán đoán chớp nhoáng hơn chúng ta tưởng, và rồi sau đó mới nghĩ ra những lý lẽ để giải thích chúng.

 

 

Có một sự thật là chúng ta đưa ra những phán đoán chớp nhoáng hàng ngày. Ví dụ, khi bàn về tình yêu, nếu chúng ta cảm thấy bị thu hút bởi một người ở ngay thời điểm ta gặp họ, chúng ta đã biết đó là tình yêu. Theo một cách khác, các cầu thủ bóng đá sử dụng “bản năng săn bàn” của mình để chọn vị trí ghi bàn một cách vô thức. Một vài nhà đầu tư chứng khoán thậm chí còn cảm nhận những cơn đau lưng của họ để nhận định thời điểm nào là thời điểm cần phải bán ra.

Trong tất cả những tình huống như thế này, quyết định được đưa ra trong phần vô thức của bộ não.

Tuy nhiên, nhiều người lại có xu hướng tin vào thông tin đầy đủ và chính xác chứ hơn là cảm giác hay trực giác của bản thân, đó là lý do tại sao họ luôn có những lý giải logic cho những phán đoán chớp nhoáng trước đó của mình.

Ví dụ, sau một trận bóng, một người thủ môn có thể sẽ cho rằng những pha cứu thua ngoạn mục trong suốt trận đấu của mình đơn giản là nhờ vào việc“đã ở đúng chỗ đúng lúc”, mặc dù lời giải thích này không thực sự phản ánh những gì đã diễn ra trong đầu anh ấy ở thời điểm đó: chính là phản ứng một cách vô thức của anh ấy đối với những pha bóng về phía khung thành.

Tương tự, cách phần não ý thức của chúng ta giải thích về người bạn đời lý tưởng của mình có rất ít mối liên hệ với người mà chúng ta thực sự yêu mến. Chúng ta có thể nói hàng giờ liền về những nét tính cách quan trọng nhất mà người bạn đời tương lai của mình nên sở hữu, nhưng khi chúng ta gặp một ai đó, chúng ta lại không nghĩ đến những phẩm chất này. Thay vào đó, trực giác của chúng ta mách bảo rằng chúng ta thích họ. Và như thường lệ, những quyết định đến từ trực giác này đi ngược lại với những phẩm chất lý tưởng mà chúng ta đã dùng lý trí để ngồi vạch ra trước đó. 

 

 NĂM: Những quyết định của chúng ta phần lớn bị ảnh hưởng bởi những sự liên tưởng vô thức.

 

Phần vô thức của mỗi con người ảnh hưởng lên hành động của họ theo cách rất riêng.

Thử xem ví dụ sau đây, trong một nghiên cứu, một nhóm người được yêu cầu chơi Trivial Pursuit (một trò chơi yêu cầu trả lời các câu hỏi về khoa học thường thức hoặc kiến thúc chung), nhưng trước khi bắt đầu, họ được chia thành hai nhóm và trao một nhiệm vụ: nhóm đầu tiên được yêu cầu nghĩ về những ý nghĩa của việc trở thành một giáo sư và nhóm thứ hai thì nghĩ về ý nghĩa khi là một cổ động viên bóng đá quá khích.

Kết quả là thành tích của hai nhóm rất khác nhau: nhóm đã suy nghĩ về vị giáo sư thông minh trả lời đúng nhiều câu hơn nhóm chỉ nghĩ về những tên cổ động viên quá khích. Và như vậy, những sự liên tưởng đã có ảnh hưởng tới thành tích của những người chơi.

Tương tự, những sự liên tưởng vô thức liên tục ảnh hưởng lên những hành vi của chúng ta.

Ví dụ, đa số chúng ta đã từng học cách liên kết một cách vô thức và tự động những thuộc tính như “trắng”, “nam giới” và “cao” với những thứ như quyền hành và năng lực. Thậm chí ngay cả khi chúng ta không dám thẳng thắn thừa nhận rằng những người đàn ông cao ráo và trắng trẻo giỏi giang hơn những người phụ nữ đen và lùn, rất nhiều người trong số chúng ta đều đã hình thành những sự liên tưởng này một cách vô thức.

Thực tế là, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người đàn ông cao ráo, trắng trẻo thường dễ đạt được thành công hơn. Thậm chí người ta còn chứng minh rằng chiều cao tăng 1 inch thì thu nhập cũng theo đó mà tăng đáng kể, và những người đàn ông trắng trẻo với chiều cao trên mức tủng bình luôn nắm giữ hầu hết các vị trí lãnh đạo cấp cao.

Trưởng hợp của Warren Harding là một bằng chứng cho thấy việc đánh đồng những đặc điểm chung bên ngoài với những khả năng nhất định có thể là một sự sai lầm khủng khiếp. Harding được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ nhất bởi vì những người bầu cho ông nghĩ đơn giản rằng ông “trông có vẻ Tổng thống”. Ông ta không hề có khả năng hay thành tích nào để chứng tỏ bản thân mình, và ngày nay, ông được công chúng đánh giá như một trong những vị Tổng thống tồi nhất trong lịch sử.

 

 SÁU: Sự căng thẳng có thể khiến chúng ta bị tự kỉ tạm thời và dẫn chúng ta đến những phán đoán sai lầm.

 

Nếu tôi nói bạn có khả năng giao tiếp bằng ngoại cảm, bạn có tin không? Trong thực tế, chúng ta đều có khả năng đọc được những suy nghĩ. Tất cả chúng ta cần làm là nhìn vào khuôn mặt của một người: những biểu cảm sẽ bộc lộ chính xác những gì người đó đang nghĩ trong đầu

Điều quan trọng hơn là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng biểu cảm là một hiện tượng phổ thông. Mọi người trên thế giới này đều có thể nhận ra một sự biểu cảm hạnh phúc, tức giận hay buồn bã trên khuôn mặt.

Tuy nhiên, có những người – giống như những người mắc chứng tự kỷ - những người không nhận biết được các dấu hiệu không lời: họ chỉ có thể hiểu trực tiếp những thông tin được chuyển tải và không thể đọc được những ý nghĩ biểu lộ trên khuôn mặt của người khác.

Nhưng trong thực tế, kể cả những người không mắc chứng tự kỷ cũng có thể bị tự kỷ tạm thời bởi những tình huống căng thẳng và áp lực thời gian. Khi bị căng thẳng, chúng ta có xu hướng lờ đi những dấu hiệu trực tiếp như các biểu cảm trên khuôn mặt và dễ rơi vào trạng thái phiến diện, chỉ chăm chăm vào “mối đe dọa” dễ xảy đến nhất, cho rằng đó là thông tin quan trọng nhất. Ví dụ, sự phiến diện này đôi lúc có thể làm cho cảnh sát nổ súng vào những người vô tội bởi vì họ đã chủ đích tập trung vào những mối nguy hiểm có thể xảy ra bởi các vũ khí đến mức mà họ cảm nhận một chiếc ví đen dường như cũng là một mối đe dọa.

Nếu bạn muốn tránh gặp phải tình trạng tự kỷ tạm thời này, bạn cần phải bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng trong môi trường sống và làm việc. Càng căng thẳng, bạn càng có khả năng mắc phải chứng tự kỷ tạm thời. Và khi vượt ra ngoài một mức căng thẳng cho phép, quá trình suy nghĩ logic sẽ dừng hoàn toàn và lúc đó rất khó lường trước được những gì con người có thể gây ra.

 

 BẢY: Nghiên cứu thị trường không phải lúc nào cũng là một bản đánh giá tốt về hành động thực sự của người tiêu dùng.

 

Công việc của một chuyên gia nghiên cứu thị trường là xác định xem hàng hóa nào sẽ bán chạy trên thị trường và hàng hóa nào sẽ thất bại. Mặc dù vậy, các chuyên gia nghiên cứu này thường thất bại trong việc phỏng đoán hành vi người tiêu dùng.

Ví dụ, cách đây nhiều thập kỷ, Coca Cola đã thực hiện hàng loạt cuộc khảo sát mùi vị và miễn cưỡng đi đến kết luận rằng Pepsi – đối thủ của họ - đạt được điểm cao hơn nhiều so với Coke. Hậu quả của việc này là công ty sau đó đã đổi công thức và tung ra thị trường một dòng sản phẩm mới của Coke, mang tên New Coke. Tất cả các khảo sát mùi vị đều dự đoán rằng New Coke sẽ thành công vang dội.

Kết quả thực tế thì sao?

New Coke là một trong những sản phẩm thất bại nhất mọi thời đại và cuối cùng đã bị rút khỏi thị trường.

Tại sao những cuộc khảo sát mùi vị này lại có kết quả khác xa so với thực tế như vậy?

Bởi vì chúng đơn giản đã sai ngay trong các điều kiện tiêu chuẩn khi tiến hành: Những người khảo sát mùi vị đã phải đánh giá sản phẩm dựa trên cơ sở của việc nếm thử mỗi mặt hàng một ngụm trong khi vẫn nhận biết được nhãn hiệu của sản phẩm ấy, ví dụ như màu sắc của chiếc vỏ lon đang bị ẩn giấu chẳng hạn. Bạn đã bao nhiêu lần uống Cola theo kiểu này?

Những điều kiện không thực tế như vậy đã dẫn tới một sự đánh giá không ăn khớp với hành vi mua của khách hàng sau này. Để đưa ra một phán đoán chớp nhoáng thực sự mang tính đại diện, những người nếm thử cần được đặt vào một điều kiện chuẩn xác hơn: họ chỉ nên quan tâm tới cái vỏ lon khi ở nhà, chứ không nên mang tâm trí đã thiên vị ấy vào cuộc khảo sát mùi vị thực sự.

Cuối cùng, công tác nghiên cứu thị trường cũng cần xem xét việc người tiêu dùng, nhìn chung, có xu hướng đánh giá những sản phẩm cải tiến một cách tiêu cực trong những bài kiểm tra đầu tiên. Sự thật là, khách hàng phải quen với những sản phẩm mới lạ trước khi họ bắt đầu thích nó.

 

 TÁM: Để loại bỏ những định kiến, hãy ra ngoài và trải nghiệm những thứ mới mẻ.

 

Bạn có cho rằng con người ngày nay vẫn còn những định kiến về chủng tộc không?

Thông qua việc sử dụng những thử nghiệm liên tưởng đơn giản, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng những thành kiến chủng tộc thực ra đã ăn sâu vào mỗi con người. Ví dụ, các khảo sát đã chứng minh rằng nhiều công dân Mỹ cảm thấy khó hơn khi phải liên tưởng những phẩm chất tích cực với từ “đen” khi so sánh với từ “trắng”. Điều khó tin là, chính những người da đen cũng mang những thành kiến vô thức này.

Các chuyên gia lý giải hiện tượng này thông qua một thực tế xảy ra rằng bộ não vô thức học hỏi thông qua quan sát. Ví dụ, tầng lớp cai trị của Hoa Kỳ gần như toàn bộ là người da trắng; do đó, các công dân Mỹ dần hình thành một sự liên tưởng vô thức giữa màu da trắng và những thuộc tính tích cực, như quyền lực chẳng hạn.

Điều đau đớn nhất về vấn đề này là những thành kiến ấy lại thực sự ảnh hưởng đến cách hành xử thường ngày của chúng ta. Màu da, giới tính hay chiều cao đều góp phần hình thành nên cách chúng ta nhận thức về một người, ví dụ như trong quá trình xin việc chẳng hạn.

Nếu bạn không muốn bị ảnh hưởng bởi những thành kiến như vậy, bạn phải tìm cách thay đổi những quan điểm vô thức này, và cách duy nhất để thực hiện điều này là gặp những người bạn mới và trải nghiệm những điều mới.

Ví dụ, trong suốt một thử nghiệm liên tưởng về tâm lý khác, một sinh viên có thể tạm thời kiềm chế thiên kiến của mình về người da đen bằng cách xem những sự kiện thể thao điền kinh nơi mà những người đại diện trong đội hình của Mỹ chủ yếu là các vận động viên da đen. Cảm giác của việc cổ vũ cho đội thi đấu này sẽ xóa mờ đi ấn tượng về màu da của các vận động viên trong tâm trí anh ấy.

 

 CHÍN: Nếu bạn muốn tránh những sai lầm trong phán xét chớp nhoáng, hãy phớt lờ tất cả những thông tin không liên quan.

 

 
 

Cho đến thời điểm này, bạn đã thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ những định kiến và những những suy nghĩ dập khuôn vô thức lên quyết định của bạn. Nếu bạn muốn tránh mắc phải sai lầm, bạn cần phải loại bỏ một cách có ý thức những thông tin có khả năng đánh lạc hướng.

Ví dụ, trong suốt nhiều năm, những tư tưởng thịnh hành trong thế giới âm nhạc là chỉ có đàn ông mới có thể trở thành những nhạc sĩ chuyên nghiệp như các người chơi vĩ cầm hay chơi trống bass. Dù có tài năng đến đâu, phụ nữ cũng không hề được coi là những ứng viên khả thi cho công việc này. Nói một cách đơn giản thì họ là những nạn nhân của lối suy nghĩ dập khuôn và định kiến.

Để giải quyết vấn đề này, ngành âm nhạc bắt đầu sử dụng các màn hình trong vòng giấu mặt để giấu đi giới tính của người nhạc sĩ nhằm mục đích để họ chỉ được giá duy nhất dựa trên màn trình diễn của họ.

Nhờ có sự cách tân này, ngày nay có rất nhiều các nữ nhạc sĩ tài năng phi thường trong các ban nhạc trên khắp thế giới.

Ví dụ này đã chỉ ra rằng, đôi khi cách để loại bỏ những sai lầm trong các quyết định chớp nhoáng của chúng ta chỉ đơn giản là hãy cố tình lờ đi những thông tin không thích đáng.

 

 MƯỜI: Lời kết

 

 

Thông điệp chính của cuốn sách này:

B não con ngưi có th đưa ra nhng phán xét chp nhoáng ch trong nháy mt. Trong nhng tình hung nht đnh, nhng phán xét này còn hu dng hơn nhiu so vi nhng phân tích có ý thc, nhưng đng thi đôi khi chúng cũng có th dn đến nhng la chn sai lm và nhng đánh giá thiếu công bng v ngưi khác.

Bài hc rút ra:

Nếu bn đang tung ra mt sn phm mi, hãy chc chn rng bn nhn đưc phn hi trong nhng điu kin thc tế.

Nếu công ty của bạn hay ông chủ của bạn đang chạy thử một sản phẩm mới và bạn muốn nghiên cứu thị trường trước về sản phẩm, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đưa ra được hoàn cảnh giống hệt như hoàn cảnh sẽ xảy ra khi khách hàng thực sự sử dụng sản phẩm. Nếu không thì những phản hồi bạn thu được sẽ hoàn toàn không đáng tin cậy.

 

Trạm Đọc (Read Station)