Nếu nhìn vào những thiên tài vĩ đại nhất lịch sử, sẽ có hết giai thoại này đến giai thoại khác về việc họ luôn làm những việc điên rồ. Igor Stravinsky tin rằng ông chỉ có thể có cảm hứng viết nhạc nếu thực hiện động tác trồng cây chuối. Trong những ngày đầu của Apple, Steve Jobs được cho là đã ngâm chân trong nhà vệ sinh phòng tắm để giải tỏa tâm trí trước các cuộc họp. Vincent Van Gogh đã cãi nhau với người bạn cùng phòng của mình, tự cắt bỏ tai mình và - không muốn nó bị lãng phí - đã quấn tai lại, sau đó tặng nó cho cô gái mình yêu thích như một vật kỷ niệm.
Vậy nên, “nhàm chán” chính là từ cuối cùng mà bạn chọn khi mô tả các thiên tài sáng tạo của thế giới.
Nhưng thực ra, quá trình sáng tạo lại khá nhàm chán. Và bởi vì nhàm chán nên sự sáng tạo có thể lặp lại. Sự nhàm chán, lịch sử và khoa học đã dạy chúng ra rằng quá trình tạo ra một điều gì đó tuyệt vời… là hoàn toàn nhàm chán.
Vậy sự sáng tạo là gì?
Sáng tạo là điệu nhảy tinh tế giữa sự mới lạ và giá trị. Để một cái gì đó được cho là sáng tạo, nó phải mới mẻ và cũng hữu ích theo một cách nào đó.
Mặc dù chúng ta nghĩ về sự sáng tạo là tạo ra một cái gì đó độc đáo, nhưng hầu hết thì không phải như vậy. Trên thực tế, đa phần những gì chúng ta trải nghiệm là “mới” chỉ đơn giản là lấy những thứ cũ rồi trộn lại theo những cách mới mẻ hoặc bất ngờ.
Ví dụ, sự tiến triển hợp âm của “Canon in D” của nhà soạn nhạc thế kỷ 17 Johann Pachelbel đã được tân trang lại bằng các nhạc cụ hiện đại hàng trăm lần để tạo ra hàng chục bài hát hit chỉ trong vài thập kỷ qua.
Hầu hết các bộ phim hoặc sách sáng tạo đều lấy những điểm cốt truyện cũ của thể loại nào đó, sau đó thêm một số cú ngoặt mới. Ví dụ, một trong những lý do vì sao chương trình Breaking Bad rất thành công là vì nó lấy một câu chuyện chung chung về buôn bán ma túy và thay thế nhân vật chính bằng một anh chàng da trắng trung lưu. Chỉ cần thay đổi một yếu tố này đã tạo ra một câu chuyện dường như hoàn toàn mới và mới lạ.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là “suy nghĩ khác biệt”, và đó là một trong những yếu tố dự đoán tốt nhất về khả năng sáng tạo có thể đo lường được cũng như một trong những kỹ năng tốt nhất cần học nếu bạn muốn trở nên sáng tạo hơn. Thay vì tự hỏi, “Làm thế nào để tôi tạo ra một cái gì đó mới?”, hãy tự hỏi, “Làm thế nào tôi có thể thay đổi một cái gì đó cũ để làm cho nó mới hơn?”
Yếu tố thứ hai để đánh giá về sự sáng tạo: giá trị. Một công việc được cho là sáng tạo không phải chỉ vì nó “mới”, mà nó phải tạo thêm một số loại giá trị cho thế giới.
Đối với những thứ làm tăng giá trị nhưng không mới, chúng ta thường coi đó là sự tách rời của thứ gì đó hoặc người khác. Hãy nghĩ về những bộ phim Hollywood được làm lại cả chục lần nhưng bạn vẫn trả tiền để đi xem chúng, mặc dù bạn biết có thể không có gì sáng tạo hoặc độc đáo. Mặt khác, những thứ mới lạ nhưng không tạo ra giá trị, chúng ta sẽ thấy đó là sự thô thiển, vô vị và non nớt.
Đóng đinh sự kết hợp giữa mới lạ và giá trị là điều rất khó khăn. Nó đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm và sai sót. Nó đòi hỏi phải nhận được phản hồi từ mọi người. Nó đòi hỏi bạn phải hiểu khán giả của bạn và giá trị của họ. Nó đòi hỏi mài giũa và hoàn thiện tay nghề của bạn qua nhiều năm thực hành.
Và đây là lúc phần khó khăn của sự sáng tạo xuất hiện. Đối với mỗi bản giao hưởng thiên tài hoặc thiết bị công nghệ làm tan chảy tâm trí, đã có hàng chục, hàng trăm ý tưởng thất bại.
Đối với mỗi bản hit, bạn nhạc đó có lẽ có nửa tá album mà chưa ai nghe nói tới. Đối với mỗi đột phá khoa học, đã có hàng trăm lý thuyết đã được chứng minh là sai.
Sáng tạo, trong thực tế, là công việc khó khăn. Và giống như tất cả các công việc khó khăn, sự sáng tạo tối ưu đòi hỏi một số mức độ thường xuyên và lặp lại. Đó là lý do vì sao sự sáng tạo hơi nhàm chán.
Hóa ra sáng tạo là một kỹ năng. Và như bất cứ kỹ năng nào, bạn có thể thực hành và ngày một tốt hơn. Trên thực tế, chỉ cần tìm hiểu về sự sáng tạo và cách thức hoạt động của nó cũng có thể giúp ích.
Vì vậy, đây là một số điều không-thú-vị-nhưng-cũng-thực-sự-quan-trọng mà bạn có thể làm để sáng tạo hơn trong cuộc sống của chính mình.
5 cách nhàm chán để trở nên sáng tạo hơn
1/ Tập trung vào “thực hiện”, chứ không phải là làm theo cảm hứng
Lý thuyết chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin đã được xuất bản cách đây hơn 160 năm và vẫn được coi là một trong những ý tưởng sáng tạo nhất trong lịch sử khoa học.
Nhưng Darwin chưa bao giờ thực sự có một khoảnh khắc "aha" về chọn lọc tự nhiên.
Sự thật khá nhàm chán: Darwin đã nghiên cứu hàng ngàn loài thực vật và động vật khác nhau trên nhiều lục địa trong nhiều thập kỷ. Ông ghi chép, vẽ tranh, đi du lịch xung quanh, nói chuyện với người dân địa phương và các nhà khoa học khác, sau đó ông viết trong nhật ký của mình về những gì ông nhìn thấy.
Ông đã đưa ra lý thuyết chọn lọc tự nhiên từng mảnh một trong nhiều năm nghiên cứu thầm lặng. Ngay cả khi có một lý thuyết gần như đã được hình thành hết, ông vẫn ngồi đó và suy nghĩ thấu đáo về nó. Ông đã trao đổi thư từ với các nhà khoa học khác để nhận phản hồi của họ. Sau đó, ông bắt đầu xuất bản lý thuyết của mình, dành nhiều năm để viết tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, “Về nguồn gốc các loài”.
Tổng cộng, Darwin đã dành hơn 20 năm cuộc đời để đưa ra chọn lọc tự nhiên.
Sau đó, như thường thấy, nhiều người đã cố gắng gán sự chọn lọc tự nhiên là một “cú đánh thiên tài” của Darwin. Nhưng điều này đã làm phiền nhà khoa học già. Ông đã dành phần lớn đời mình để thu thập dữ liệu và cố gắng hiểu ý nghĩa của chúng, nhưng mọi người lại cho rằng ông đã bịa ra lý thuyết của mình trong khi ông liên tục nhấn mạnh số lượng công việc mà mình đã làm.
Thái độ "im lặng và bắt tay vào làm việc" này dường như được hầu hết những người vĩ đại sáng tạo ủng hộ. Bí quyết thành công văn học của Stephen King, theo cách nói của ông, chỉ đơn giản là viết 3.000 từ mỗi ngày, bất kể điều gì, và sau đó xóa bớt những từ không hay (phần lớn trong số đó).
Trước khi họ đạt được thành công lớn, The Beatles đã chơi năm hoặc sáu giờ mỗi đêm, mỗi đêm, trong gần hai năm với tư cách là một ban nhạc quán bar vô danh trong các câu lạc bộ đêm của Đức.
Việc cho rằng sự sáng tạo xảy ra do một số tia sét của cảm hứng là một huyền thoại. Cảm hứng xảy ra trong quá trình làm việc, không phải trước nó.
Những người sáng tạo không "tìm thấy thời gian" để sáng tạo – họ dành thời gian để sáng tạo.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bạn nhìn vào các thiên tài sáng tạo trong suốt lịch sử để tìm ra những điểm chung, điều rõ ràng nhất là họ chỉ đơn giản là làm việc nhiều hơn hầu hết mọi người, và lâu hơn hầu hết mọi người.
Gần như có một mối tương quan trực tiếp giữa số lượng ai đó tạo ra và tác phẩm của họ nguyên bản như thế nào.
Hóa ra bí mật của những “người vĩ đại” sáng tạo trong suốt lịch sử không phải là họ là những thiên tài sáng tạo, mà hơn thế, họ là những thiên tài có đạo đức làm việc.
Bản chất của lịch sử và ký ức con người là chúng ta nhớ những gì tuyệt vời và quên đi phần còn lại. Thật dễ dàng để giả định rằng một người như Twain hay Picasso chỉ đơn giản là tạo ra một vài tác phẩm xuất sắc, trong khi thực tế là họ đã làm việc với nghề của mình trong nhiều thập kỷ để kết thúc với một số tác phẩm kinh điển mà chúng ta tôn kính ngày nay.
2/ Làm những việc “bình thường”
Những thiên tài sáng tạo thường bị rập khuôn là lập dị, không bình thường (như phần đầu bài viết). Đôi khi, họ như thế thật. Nhưng thông thường, họ không phải vậy.
Ernest Hemingway có lẽ là một trong những tác giả Mỹ nổi tiếng nhất trong thế kỷ qua. Phong cách viết của ông đã được mọi người, từ giáo viên tiếng Anh trung học đến các tiểu thuyết gia đầy tham vọng hay các copywriter quảng cáo noi theo. Mọi người thích hình dung Hemingway “mổ cò” một chiếc máy đánh chữ trong một ngôi nhà gỗ tối tăm ở Cuba vào giữa đêm và bên cạnh là một chai rượu rum. Trong khi thực tế những gì ông đã làm trong những năm cuối đời, và phần lớn cuộc đời là: đi bộ.
Ông phải bỏ công việc viết lách với tư cách là một phóng viên báo chí ở Thành phố Kansas trước khi rời mặt trận Ý trong Thế chiến thứ nhất để làm tài xế xe cứu thương. Sau chiến tranh, ông là phóng viên nước ngoài cho một số ấn phẩm tin tức khác nhau, việc này hỗ trợ ông viết một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình.
Nói cách khác, ông đã có một “công việc toàn thời gian” trong phần lớn sự nghiệp văn chương của mình.
Điều này phổ biến hơn hầu hết mọi người nghĩ. Salman Rushdie là một copywriter cho một công ty quảng cáo lớn ở New York, viết một số chiến dịch kinh điển nhất của ngành vào ban ngày và viết tiểu thuyết vào ban đêm.
Andy Warhol làm việc trong bộ phận quảng cáo của một tạp chí và là nhà thiết kế cho một nhà sản xuất giày. Chính trong những công việc này, ông đã thử nghiệm nhiều kỹ thuật mà sau này sẽ xác định phong cách thiết kế nổi tiếng hiện nay của ông.
Phần lớn những nội dung trên internet sẽ khiến bạn tin rằng những công việc nhàm chán, ổn định bằng cách nào đó giết chết sự sáng tạo. Nhưng trong nhiều trường hợp, cuộc sống công ty nhàm chán thực sự cho phép những người này đặt thức ăn lên bàn và trau dồi nghề thủ công của họ cùng một lúc.
3/ Buồn chán, nhưng đừng bị phân tâm
Có lẽ những cách nhàm chán nhất để bớt nhàm chán và sáng tạo hơn là... bản thân sự nhàm chán.
Hãy nhìn chằm chằm vào trang trống khi bạn muốn nhìn chằm chằm vào điện thoại của mình, ngồi trước khung vẽ thay vì ngồi trước TV.
Plato đã viết rằng sự nhàm chán là mẹ của tất cả các phát minh. Tâm trí của chúng ta trở nên sáng tạo bởi vì nó giúp chúng ta tránh được sự lo lắng vốn có của sự tồn tại của chính chúng ta.
Khi bạn cảm thấy buồn chán với việc không có gì khác để làm, bạn phải đối mặt với nhận thức rằng bạn có quyền tự quyết để chọn cuộc sống của bạn sẽ như thế nào trong thời điểm đó. Và suy nghĩ đó có vẻ mạnh mẽ như thế nào, nó cũng thực sự đáng sợ.
Mình có nên thử một cái gì đó mới không? Một cái gì đó có thể giúp mình nhưng có thể không? Một cái gì đó mình có thể giỏi ... hay hoàn toàn thất bại? Mình chỉ ngồi ở đây thôi sao? ÔI TRỜI ƠI, HÃY LÀM CHO NÓ DỪNG LẠI. ĐIỆN THOẠI CỦA MÌNH Ở ĐÂU???
Xã hội hiện đại đã thực sự giỏi trong việc đánh lạc hướng chúng ta khỏi sự nhàm chán và lo lắng này.
Nhưng trong môi trường phù hợp, chính sự nhàm chán và lo lắng đó đã thúc đẩy những người sáng tạo. Thay vì quay lưng lại với nỗi sợ hãi hiện hữu mà sự nhàm chán gây ra cho họ bằng những thứ khiến họ mất tập trung, họ sử dụng nó để tạo ra thứ gì đó.
Khi được tận dụng vào hành động, sự lo lắng có thể là một nguồn sáng tạo tuyệt vời nếu bạn nhìn thẳng vào nó.
Hai năm trước, khi tôi đang viết Everything is F*cked: A Book About Hope, tôi đã đăng ký một không gian làm việc chung gần căn hộ của mình. Điều này có vẻ ngu ngốc, nhưng có quá nhiều phiền nhiễu ở nhà. Mỗi ngày tôi đến không gian làm việc chung, để điện thoại ở nhà. Tôi thiết lập máy tính xách tay của mình để chặn tất cả các phương tiện truyền thông xã hội gây phiền nhiễu. Sau đó, khi ở nơi làm việc chung này, tôi sẽ ngồi trong tình trạng tê liệt đau đớn kéo dài từ vài phút đến vài giờ cho đến khi tôi bắt đầu viết.
Từ đó có thể rút ra: Không có sự khác biệt giữa cảm hứng và việc tập trung.
4/ Tìm những người sáng tạo nhất trong lĩnh vực của bạn và “ăn cắp” từ họ
Nhiều người mơ ước tạo ra một thứ gì đó nguyên bản và độc đáo đến mức mọi người sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ mọi thứ và há hốc mồm nhìn thiên tài của họ. Họ bị thúc đẩy bởi ý tưởng nghĩ ra một bài hát/thiết kế/sản phẩm/bất cứ thứ gì lớn đến nỗi họ ngồi đó chờ đợi cho đến khi họ tìm thấy thứ khiến họ khác biệt với tất cả những thứ khác. ... Và cuối cùng họ chờ đợi mãi và không làm gì cả.
Picasso có câu nói nổi tiếng: "Nghệ sĩ giỏi biết cách vay mượn, nghệ sĩ vĩ đại biết cách ăn cắp". Ý của ông là không có gì thực sự mới ngoài kia, và các nghệ sĩ vĩ đại hiểu điều đó. Họ hiểu rằng sáng tạo không phải là một phát minh, đó là một sự tái phát minh.
Nghiên cứu cho thấy rằng quá trình sáng tạo bắt đầu đầu tiên bằng việc đắm mình trong lĩnh vực bạn quan tâm. Điều đó có nghĩa là: đầu tiên, bạn phải “nhấc mông” lên và nghiên cứu đi. Trước khi thêm một thứ gì đó mới lạ (và có giá trị!) vào bất kỳ tác phẩm nào, trước tiên bạn phải biết tác phẩm đó là gì và có đủ tốt để ít nhất là bắt chước nó, nếu không muốn nói là vượt qua nó.
Các nhạc sĩ làm điều này khi họ học các bài hát của người khác. Các nhà văn làm điều này khi họ đọc sách của các nhà văn khác và cố gắng viết giống họ hơn. Các họa sĩ làm điều này khi họ cố gắng mô phỏng họa sĩ yêu thích của họ. Các doanh nhân làm điều này khi họ sao chép một mô hình kinh doanh đã thành công và điều chỉnh nó.
Điều này đặt nền tảng cho phần còn lại của quá trình sáng tạo, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm về các yếu tố thương mại có thể kết hợp với nhau để đưa ra tác phẩm sáng tạo mới. Sáng tạo là việc đắm mình trong lĩnh vực bạn đã chọn cũng như đóng góp và thúc đẩy lĩnh vực đó.
Steve Jobs không phát minh ra máy tính cá nhân. Ông không phát minh ra chuột hay giao diện đồ họa. Ông không phát minh ra máy nghe nhạc MP3 hay điện thoại thông minh. Ông không phát minh ra máy tính bảng, máy tính xách tay hay thiết bị đeo. Ông thực sự không phát minh ra gì.
Ông chỉ làm cho những điều đã cũ trở nên tốt hơn.
Hãy tìm những người bạn muốn thi đua và bắt đầu mô phỏng họ. Nhận một công việc hoặc học nghề với một người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, làm mọi thứ họ bảo bạn làm - sau đó tự mình làm nhiều hơn.
Bạn không phát triển phong cách hoặc giọng nói của riêng mình từ hư vô. Bạn phát triển nó bằng cách hiểu phong cách và tiếng nói của người khác trước tiên, sau đó phân biệt bản thân với nó để tạo ra phong cách và giọng nói của riêng bạn.
5/ Đối xử với ý tưởng với tâm thế đầu tư: Mua thấp, bán cao
Thế giới đầu tư chắc chắn không được biết đến như một cái nôi sáng tạo. Stocks, bonds, interest rates, taxes, quarterly reports, annual reports, annuities, financial planners, inflation adjustments…
Tất cả những điều đó có thể khiến bạn chán nản đến mức muốn tự đâm mình bằng một chiếc thìa gỉ, nhưng quy tắc vàng trong đầu tư - mua thấp, bán cao - thực sự có thể dạy chúng ta điều gì đó về sự sáng tạo.
Rõ ràng, khi đầu tư tài chính dưới bất kỳ hình thức nào, mục tiêu của bạn là mua nó ở mức giá thấp nhất bạn có thể nhận được và bán nó với giá cao nhất bạn có thể nhận được, bỏ túi phần chênh lệch.
Để làm được điều này, các nhà đầu tư thông thái thường tìm kiếm các cơ hội đầu tư khi tiềm năng của doanh nghiệp và nhận thức của công chúng không tương xứng với nhau.
Nghĩa là, họ cố gắng mua những công ty có giá trị hơn mức mà hầu hết mọi người tin tưởng, và sau đó bán chúng khi nhận thức của thị trường về công ty trở nên chính xác hơn.
Nghệ thuật có rất nhiều điểm tương đồng với các cổ phiếu bị định giá thấp. Lúc đầu, khi mọi người nghe về một ý tưởng mới lạ, rất nhiều người trong số họ sẽ cười nhạo nó vì cho rằng nó lố bịch, kỳ quặc, không cần thiết hoặc đơn giản là ngớ ngẩn. Chính tại đây, người nghệ sĩ “mua” ý tưởng với giá trị thấp, rồi tìm cách cách tân trang và “đảo ngược tình thế”, biến nó thành một thứ có giá trị cao hơn mà thế giới hiểu và đánh giá cao.
Indie punk là một thể loại ít người biết đến, được gán mác với những thanh thiếu niên nổi loạn cho đến khi Kurt Cobain “biến” nó thành grunge rock chính thống. Máy tính cá nhân được coi là quá đắt và không thực tế cho đến khi Bill Gates tạo ra phần mềm đủ đơn giản và phổ biến để mọi người thấy chúng có giá trị.
Và đây là lý do tại sao cuối cùng tôi đã cười khi nhận được lời chỉ trích, "Bạn đã không nghĩ ra bất kỳ thứ gì trong số này!"
Nhưng bạn có nghĩ đến việc đọc 700 trang triết học Đức và tóm tắt những điểm chính trong một bài viết không? Bạn đã tổng hợp các lập luận hiện sinh về trách nhiệm trong thời đại thông tin? Bạn có tìm thấy những câu chuyện tuyệt vời về những anh hùng điên rồ trong Thế chiến thứ hai mà chưa ai từng nghe đến và kể về họ với sự cân bằng hoàn hảo giữa những lời F-bomb (từ lóng chỉ từ ngữ chửi bậy) và sự kính nể không?\
Tôi không nghĩ vậy. Và đó là bởi vì tôi đang thực hiện công việc nghệ thuật là mua thấp và bán cao.
Sự tương tự có thể buồn tẻ và hủy hoại tâm hồn, nhưng đó là sự thật. Hiểu thị trường của bạn. Học cách phát hiện những ý tưởng và tài sản bị định giá thấp. Phát triển kỹ năng tái sử dụng chúng thành thứ mà mọi người thích thú và đánh giá cao.
Thì đấy! Đó là sự sáng tạo.
Bài viết được biên dịch từ trang web Markmanson.com. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây!