Thủ phạm hàng đầu của các vụ chia tay: Kì vọng ảo từ phim Hàn
Thủ phạm hàng đầu của các vụ chia tay: Kì vọng ảo từ phim Hàn
Chủ nghĩa lãng mạn là ánh trăng lừa dối đã tạo ra những quan niệm sai lầm chết người về tình yêu.

Yêu là một quá trình riêng tư và tự phát, nên thật lạ lùng và có phần nhạo báng khi nói rằng chúng ta chỉ đang bắt chước lại cái gọi là tình yêu mà tiểu thuyết và các bộ phim vẽ ra. Tuy nhiên, những khác biệt trong cách người ta đã yêu xuyên suốt lịch sử chỉ ra rằng cách yêu của chúng ta được quyết định phần lớn bởi môi trường hiện tại. Có những thời đại người ta ngất ngây khi nhìn thấy mắt cá chân của người yêu, ở những lúc, chúng ta lạnh lùng hy sinh chủ nghĩa lãng mạn cho lợi ích của thực tế và các mối quan tâm thời đại. Chúng ta học yêu bằng cách mô phỏng một loạt các tín hiệu tinh tế mà văn hóa tạo ra. Hoặc như theo nhà quan sát vĩ đại về các nhược điểm của con người, François de La Rochefoucauld:

Có những người sẽ không bao giờ yêu nếu họ không biết tình yêu tồn tại.

Yếu tố quan trọng nhất định hình cách chúng ta yêu hàng thế kỉ qua chính là nghệ thuật. Nó xuất hiện trong thi ca, âm nhạc và gần đây là những bộ phim. Chúng ta tiếp nhận sắc thái muôn màu muôn vẻ của cảm xúc và hiểu được nơi nào nên là điểm dừng của cảm hứng mãnh liệt trong tim. Đây chính là điều bất hạnh.

Nghệ thuật không có lỗi, chỉ là những đại diện của tình yêu trong văn hóa đã gây ra hiểu nhầm nghiêm trọng tâm lý học. Việc chúng ta yêu quá kém - các số liệu về sự đổ vỡ của các mối quan hệ cũng khẳng định điều này - chính là một vấn đề mà văn hóa tạo ra. Điều ngăn cản mối quan hệ trở nên tốt hơn có lẽ là chất lượng của nghệ thuật.

Ảnh từ phim Before Sunrise (1995)

Tìm được “nghệ thuật tốt hơn” không có nghĩa là nghệ thuật phải sống động, màu mè hay kích thích hơn. Nghệ thuật về tình yêu đã bao gồm tất cả những điều đó rồi. Cái đang thiếu chính là những nhân tố thiết yếu: khôn ngoan, thực tế và chín chắn. Những câu chuyện tình kích thích chúng ta mong chờ tình yêu bất khả thi và không thực tế. Nghệ thuật kể chuyện trong truyền thống lãng mạn - các tác phẩm đến từ thi ca của Keats cho đến các bộ phim Trước Lúc Bình Minh (Before Sunrise,1995) và Lạc Lối Ở Tokyo (Lost In Translation, 2003) - đã vô tình tạo ra một khuôn mẫu tàn nhẫn của kỳ vọng về tình yêu, tình yêu phải như thế nào, bởi ta thường bất mãn về tình yêu của bản thân. Nếu tiếp xúc với những thể loại truyện tình yêu sai lệch, chúng ta có thể chia tay với người bạn đời hoặc cảm thấy ám ảnh bởi sự lãng mạn không tồn tại.

Trong nền văn học châu Âu, cuốn sách khám phá sâu rộng nhất về cách các câu chuyện tình ảnh hưởng đến những mối quan hệ như thế nào là Bà Bovary (1856) của Gustave Flaubert. Ngay ở những chương đầu, chúng ta thấy Emma Bovary đã dành cả tuổi thơ đắm chìm trong những cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Tất nhiên hậu quả là, nàng mong đợi một người chồng trác tuyệt, người hoàn toàn hiểu được tâm hồn mình, có trí tuệ ưu tú và đời sống tình dục thú vị.

Emma cuối cùng cũng lấy chồng, chồng nàng là Charles - người đàn ông tốt bụng, chu đáo nhưng tầm thường, vô vị. Emma nhanh chóng chán việc thường nhật của đời sống hôn nhân. Nàng không hứng thú làm việc nhà, chuẩn bị cho bữa tối, sắp xếp tủ bát đĩa và có những đêm im lặng với hôn phu của mình. Sự bất mãn của nàng thậm chí trở nên tệ hơn khi đứa con đầu tiên ra đời. Nàng bị thuyết phục bởi ý nghĩ rằng cuộc đời đang đi sai hướng bởi một lí do xuyên suốt: hôn nhân khác xa với những gì tiểu thuyết nàng đọc.

Ảnh từ phim "Quý bà Bovary"

Trong nỗ lực vụng về để mang nghệ thuật mà nàng say đắm vào thực tại, Emma Bovary đã dấn thân vào một loạt những bi kịch sai lầm với những con số mập mờ, tiêu xài hoang phí, xao nhãng con mình và cuối cùng phải tự tử - trong phá sản và nhục nhã. Flaubert đổ lỗi tiểu thuyết lãng mạn đã hại chết của Emma Bovary. Ông viết chính cuốn tiểu thuyết mà nữ chính của mình nên đọc để học đươc cách vị tha với hiện thực của hôn nhân.

Tất cả chúng ta vào một lúc nào đó đều bị lừa gạt như Emma Bovary bởi nghệ thuật mà ta tôn thờ tràn ngập những thiếu sót. Ví dụ như, ở nhiều câu chuyện lãng mạn, sự nghiệp hiếm khi được cho rằng có liên quan đến sự bền vững của mối quan hệ. Nhưng đương nhiên, trong thực tế thì một phần lý do các mối quan hệ tồn tại là chúng giúp hai người kết hợp trở thành đơn vị kinh tế bền vững để nuôi dạy thế hệ sau. Chuyện này không hề tầm thường. Tuy nhiên, việc này không được nhắc đến nhiều trong nghệ thuật.

Một trong những tác phẩm trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn là “Nỗi Đau Của Chàng Werther” - cuốn sách nổi tiếng hơn bất kỳ cuốn nào dạy con người yêu theo hướng mới, được viết bởi nhà thơ và nhà triết học người Đức Goethe vào năm 1774 khi ông mới ở giữa tuổi đôi mươi. Cuốn sách ngay lập tức trở thành “bestseller” liên tục tại Đức, Anh và Pháp; Napoleon thậm chí đã đọc nó tới bảy lần. Tiểu thuyết kể về câu chuyện về một sinh viên, Werther  và tình yêu cam chịu của anh ta dành cho một phụ nữ trẻ đã hứa hôn Charlotte. Giọng văn rất mãnh liệt và bùng cháy. Tuy vậy, quan trọng là khi tình yêu của Werther dành cho Charlotte lớn dần lên, anh không bị phân tâm bởi nhu cầu chiếm hữu. Tình yêu lãng mạn thực quả là một trải nghiệm thư nhàn.

Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tư bản là hai ý tưởng thống trị thời đại của chúng ta, định hướng cách nghĩ và cảm nhận về hai điều quan trọng nhất trong cuộc sống: các mối quan hệ và công việc. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn và tư bản theo cách chúng ta thực sự mong đợi có thể trở nên nặng nề thái quá. Đó là cuộc xung đột lịch sử không mấy vui vẻ. Chúng ta sống dưới hai hệ thống quyền lực nhưng lại không tương thích. Nghê thuật không giúp gì được. Triết học về tình yêu lãng mạn trong nghệ thuật - với sự nhấn mạnh vào sự thân mật và cởi mở, như dành những ngày dài không lo nghĩ bên nhau (đi trốn với thiên nhiên, dạo chơi quanh các mỏm đá và thác nước) không hề phù hợp với lịch trình công việc lấp đầy trong đầu chúng ta hiện tại. Cách nghĩ này còn làm ta càng muốn những kỳ nghỉ dài hơn và khiến chúng ta cảm thấy không an toàn về vị trí của mình trong môi trường đầy tính cạnh tranh.

Trong bộ phim đầy cám dỗ của Richard Linklater, Before Sunrise (Trước Lúc Bình Minh), hai người trẻ gặp nhau trên một chuyến tàu, phải lòng và dành hàng tiếng đồng hồ nói về cảm xúc của họ khi đi dạo quanh thành Vienna vào buổi tối. Cũng như rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật lãng mạn khác, bộ phim cho rằng những người đang yêu sẽ chia sẻ thân mật về gần như mọi thứ về họ. Nhưng mức độ cởi mở của việc đó có vẻ khá kì quặc với thực thế cuộc sống ngày nay.

Sau một ngày hay một tuần mệt mỏi, tâm trí con người có dấu hiệu lãnh đạm với âu lo và trách nhiệm. Chúng ta có thể không cảm nhận đượcgì nhiều khi ngồi im lặng, nhìn chằm chằm vào căn bếp, hay xử lý một tập các tình huống bi hài và khủng hoảng trong công việc.

Mối bận tâm như vậy không hề dễ chịu. Nó có thể trở thành những triệu chứng đáng ghét khiến bạn trở nên hay càu nhàu, trầm ngâm im lặng và dễ dàng nổi đóa khi bị làm phiền. Những câu chuyện khó khiến bạn mở lời cũng như những câu hỏi thăm vô thưởng vô phạt có thể châm ngòi cho một sự nổ tung giận dữ. Không ai trong ta lường trước được điều đó nếu chỉ quen với các câu chuyện ở các kịch bản lãng mạn.

Khi các tiểu thuyết gia lãng mạn phát hiện ra vấn đề của các mối quan hệ trong tác phẩm của mình, họ có xu hướng chuyển sự chú ý sang các vấn đề quan trọng nhưng hạn chế hơn. Thi hào Nga vĩ đại Alexander Pushkin miêu tả những thử thách phải đối mặt bởi những con người kiên định và lí trí trong việc tiết lộ đam mê thực sự của mình trong tác phẩm Eugene Onegin (1825 - 32). Jane Austen cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về việc khác biệt ở địa vị xã hội có thể gây trở ngại chocơ hội nên duyên như thế nào. Tại Italy, tiểu thuyết nối tiếng nhất thế kỉ 19 - The Betrothed của Alessandro Manzoni bàn về việc các bê bối chính trị có thống trịthế tình yêu. Tất cả những nhà văn lớnđều quan tâm sâu sắc đến những trở ngại trong việc duy trì một mối quan hệ.

Tuy nhiên, vẫn có thứ gì đó cốt lõi còn thiếu. Chưa từng có ai thật sự quan tâm về những thử thách tình yêu trong cuộc sống gia đình. Khi những người yêu nhau trở thành một nhà, họ sẽ phải quan tâm, đến những việc tủn mủn như sẽ đi thăm ai vào cuối tuần, lúc nào đi ngủ và liệu khăn tắm có nên treo trong phòng tắm hay không.

Nhìn từ quan điểm lãng mạn, những điều đó không thể được coi như vấn đề nghiêm trọng Mối quan hệ thường được tạo nên hay đổ vỡ bởi những vấn đề to tát hay kịch tính như: trung thành và phản bội, can đảm để đối diện với xã hội, vỡ mộng bởi những khác biệt và sự đối lập về chính trị. Những điều vụn vặt hằng ngày tưởng chừng như tầm phào khi so sánh với những vấn đề trên.

Trong Rừng Na Uy, tiểu thuyết kinh điển của Haruki Murakami năm 1987, chúng ta trải qua mọi sắc thái trong cảm xúc của tình yêu cam chịu và không được đáp lại. Cái luôn bị lờ đi trong nghệ thuật chính là mối bận tâm chia sẻ cuộc sống với ai đó chưa từng kết hôn, xa lạ và đang chết dần chết mòn hoặc không thể chạm đến. Chúng ta thường nghĩ các câu chuyện tình yêu có xu hướng chỉ gồm những trở ngại khi câu chuyện tình khởi đầu. Một khi mối quan hệ thực sự bắt đầu, phim truyện và tiểu thuyết kết thúc.

Do đó, những câu chuyện tình đời thường, thực tế và hay ho xuất hiện đáng chú ý hơn cả. Có thể kể đến danh mục cuộc sống hằng ngày của Karl Ove Knausgaard hay lựa chọn môt tác phẩm ở giữa thế kỉ 20, Mrs. Bridge của Evan Connell. Tác phẩm của Evan chỉ ra được sự thiếu hạnh phúc đời thường trong cuộc sống hôn nhân. Ở lĩnh vực điện ảnh, chúng ta có phim của Erich Rohmer ở Pháp hay Joanna Hong tại Anh, các bộ phim Mĩ như Before Midnight (Trước Lúc Nửa Đêm) của Richard Linklater (2013), tiếp nối những lãng mạn thưở ban đầu trong Before Sunrise (Trước Lúc Bình Minh) là những mệt mỏi tuổi trung niên nhưng với một tình yêu không còn cuồng si mà đã thấu hiểu và già dặn. Tác phẩm như một sự sửa sai từ quan điểm chủ nghĩa lãng mạn ảnh trước đó, về cơ bản vẫn không thay đổi quan điểm của chúng ta về tình yêu nhưng chúng đưara một lời cảnh tỉnh cho mộng mơ trong tâm trí của mỗi người.

 

Cho đến khi nghệ thuật thay đổi hoàn toàn, chúng ta sẽ không nhận thức được sự quan trọng của các vấn đề đời thường trong tình yêu. Chúng ta sẽ không biết nó đóng vai trò quan trọng như thế nào cho đến khi phải giải quyết các vấn đề một cách chín chắn.

 

Các bộ phim như When Harry Met Sally (Khi Harry Gặp Sally,1989) và Four Weddings and a Funeral (Bốn Đám Cưới và một Đám Ma, 1994) tiêu biểu cho việc tập trung vào hành động khi bắt đầu một mối quan hệ. Đối với phần lớn chúng ta, vấn đề không phải tìm một người bạn đời (nó chỉ là một giai đoạn quan trọng và kịch tính trong đời). Nó là sự khoan dung với người cuối cùng sẽ ở bên bạn và bạn cũng sẽ được bao dung. Một nền văn hóa thông minh hơn của chúng ta sẽ nhận ra khởi đầu của tình yêu không phải cao trào mà nghệ thuật lãng mạn đã giả định; nó chỉ là bước đầu tiên cho một chặng đường dài lâu hơn và có nhiều mâu thuẫn hơn. Tuy vậy, đó là hành trình thầm lặng nhưng quả cảm mà qua đó chúng ta sẽ thông minh và thấu hiểu hơn.

Có một điều còn thiếu trong các tác phẩm nghệ thuật về tình yêu lãng mạn: con cái. Trong bộ phim như Amélie (2001), trẻ em là dấu hiệu ngọt ngào của tình yêu, chúng nghịch ngơm theo cách rất dễ thương. Chúng rất ít khi khóc, không tốn thời gian và thường rất thông minh. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy nhiều mối quan hệ được định hướng cơ bản bởi việc có con và sinh con, bởi trẻ con có thể đặt các cặp đôi dưới áp lực nặng nề. Chúng có thể giết chết niềm đam mê các cặp đôi dành cho nhau. Cuộc sống sẽ đẩy ta từ ảo tưởng cao cả trongnghệ thuật yêu trở lại với những điều vụn vặt tầm thường. Đó là những đồ chơi trong phòng khách, những miếng thịt gà dở trên sàn nhà, những năm tháng của tuổi nổi loạn, không còn thời gian trò chuyện cùng nhau... Tất cả mọi người đều mệt mỏi. Nó không giống với những gì mà Shelley hay Baudelaire kể với chúng ta nhưng nó lại là tình yêu - hiểu theo nghĩa trần trụi nhất.

Nền văn hóa của chúng ta tràn ngập những miêu tả hão huyền về tình yêu. Chúng ta học cách đánh giá con người và hy vọng của mình theo kỳ vọng mà nghệ thuật lừa dối tạo ra. Theo chuẩn mực nghệ thuật, tình yêu của chúng ta hầu như đều đầy bất mãn và đáng bỏ đi. Thảo nào việc ly thân và ly dị thường xuyên trở nên hiển nhiên. Chuyện không nên như vậy. Chúng ra cần kể những câu câu chuyện chuẩn xác hơn về tình yêu - không làm quá vấn đề và chỉ ra những điều hữu ích và sáng suốt.

 Trạm Đọc (Read Station)

Theo Financial Times