PHẦN LỚN các bài viết sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nghĩ hay cảm nhận theo cách tác giả muốn. Bài viết bạn đang đọc cũng không ngoại lệ. Chúng tôi muốn bạn nghĩ về những thứ nhất định theo một cách xác định.
Nhưng còn có một loại ảnh hưởng khác, không phổ biến trong việc viết, mà với một lĩnh vực khác hẳn. Trong lĩnh vực đó, bạn không cố gắng khiến người ta nghĩ hoặc cảm nhận theo một cách nào đó. Thay vào đó, bạn cố gắng để họ được là họ.
Ví dụ, với tư cách là phụ huynh, chúng ta cổ vũ con trẻ khám phá chúng sẽ cần làm gì, trong nghề nghiệp hoặc trong một mối quan hệ. Mặc dù chúng ta có thể hi vọng rằng đối tượng hôn nhân có thể thế này thế kia, chúng ta cũng biết tình yêu cao thượng nhất là để một người được sống đúng với con người thật của mình.
Liệu một nhà văn có tạo ra ảnh hưởng gián tiếp kiểu như vậy, khiến độc giả nghĩ về họ? Chúng ta tin rằng câu trả lời là Có.
Trên thực tế, trong một số nghiên cứu vài năm gần đây, chúng tôi đã tìm ra những bằng chứng chứng minh sự ảnh hưởng này là đặc điểm của văn học.
Trong một thí nghiệm được công bố năm 2009 trên The Creativity Research Journal, chúng tôi và nhà tâm lí học Sara Zoeterman và Jorđan B. Peterson xếp ngẫu nhiên các tình nguyện viên vào một trong hai nhóm sau: một nhóm sẽ đọc “The Lady with the Dog”, một truyện ngắn của Anton Chekhov viết về chủ đề ngoại tình, và một nhóm khác sẽ đọc phiên bản “phi hư cấu” của tác phẩm này, viết dưới dạng biên bản của một phiên tòa xử li dị.
Phiên bản phi hư cấu có cùng độ dài và cũng dễ đọc như câu chuyện của Chekhov. Trong đó có những thông tin tương tự bản gốc, bao gồm những đoạn hội thoại. (Đáng chú ý là dù người đọc nhóm thứ hai cảm thấy hàm lượng nghệ thuật trong biên bản ít hơn khi so với cảm nhận của độc giả đọc bản gốc nhưng họ vẫn thấy rất thú vị).
Trước khi họ bắt đầu đọc, mỗi tình nguyện viên đã làm một bài kiểm tra về năm nét tính cách nổi bật: Hướng ngoại, Nhạy cảm, Cởi mở, Dễ tính và Tận tâm. Người tham gia sẽ phải đánh giá họ cảm thấy như thế nào về 10 cảm xúc khác nhau theo thang điểm từ 0 đến 10. Sau đó, họ đọc văn bản được chỉ định rồi sẽ lại làm lại bài kiểm tra tính cách và cho điểm các cảm xúc.
Điểm tính cách của những người đọc văn bản phi hư cấu gần như không đổi. Tuy nhiên, số điểm của những người đọc truyện ngắn lại có sự dao động. Thay đổi không quá lớn nhưng cũng rất đáng kể, tương quan với mức độ cảm xúc họ trải qua khi đọc truyện.
Truyện ngắn của Chekhov dường như khiến con người nghĩ về những nét tính cách của họ - về bản thân họ - theo một cách mới mẻ.
Trong một thí nghiệm khác được công bố năm 2012 trên tạp chí Scientific Study of Literature, chúng tôi không còn giới hạn trong phạm vi một truyện ngắn. Chúng tôi và một sinh viên tâm lí học đã tốt nghiệp, Matthew Carlan yêu cầu người tham gia nghiên cứu đọc một trong tám truyện ngắn hoặc một trong tám bài tiểu luận. Trong 8 câu chuyện có “My Oedipus Complex” (Mặc cảm Oedipus của tôi) của Frank O’Connor and “Night Club” (Câu lạc bộ đêm) của Jean Stafford. Bài luận bao gồm “Tại sao chúng ta lại cười?” của Henri Bergson và “Đông và Tây” của Rabindranath Tagore. Chúng tôi thay đổi bài luận một chút để chúng dài vừa phải, dễ đọc và gợi hứng thú cho người đọc tương đương với mức độ của những câu chuyện.
Như trong thí nghiệm trước, chúng tôi kiểm tra những nét tính cách và cảm xúc của tình nguyện viên trước và sau khi đọc. Chúng tôi kì vọng rằng những người đọc truyện hư cấu sẽ có sự dao động lớn trong điểm tính cách, nhưng chúng tôi đã không thấy được điều đó trong kết quả.
Thể loại văn bản – hư cấu hay phi hư cấu – không quan trọng lắm, điều quan trọng là mức độ nhận thức nghệ thuật.
Những người đọc một câu chuyện hoặc bài luận mà họ đánh giá là có tính nghệ thuật thay đổi điểm tính cách nhiều hơn đáng kể so với những người đánh giá những gì họ đọc không có tính nghệ thuật cho lắm.
Gần đây, trong một bài báo được công bố trên tạp chí Psychology of Aesthetics, Creativity and the Arts, chúng tôi rút ra từ những nghiên cứu trên cũng như từ những nghiên cứu so sánh thiên kiến của các tiểu thuyết gia nổi tiếng với thiên kiến của những nhà vật lí học danh giá để đưa ra một quan niệm tâm lí về tính nghệ thuật trong văn chương không dựa trên nền tảng thuyết phục hay hướng dẫn người đọc mà là giao tiếp gián tiếp.
Rất nhiều người đã viết về nghệ thuật, nhưng chỉ đến gần đây, các nghiên cứu mới nói đến những gì sẽ xảy ra trong tâm trí và trong não bộ chúng ta khi ta đọc văn chương.
Ngoài những mối quan hệ tình ái và một vài dạng trị liệu bằng tâm lí, quan điểm cho rằng giao tiếp là một hình thức trị liệu dù chưa đủ sức thuyết phục nhưng tạo ra sự thay đổi tích cực vẫn chưa được chú trọng. Chúng tôi hi vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ khuyến khích những nhà nghiên cứu khác đào sâu hơn về tầm ảnh hưởng quan trọng này.
Trạm Đọc
Theo NYTimes