Một người trong số chúng ta gần đây đã phải đối mặt với sự lựa chọn này, giáo sư Hershfield. Ông được mời đến giảng dạy một buổi nghiên cứu chuyên đề vào cuối tuần. Nhưng ông có một cô con gái nhỏ mới được 12 tuần tuổi ở nhà. Mức lương họ đề nghị cũng đã bao gồm khoản chi phí chăm sóc trẻ, nhưng công việc này yêu cầu ông không chơi đùa với cô bé.
Giá trị của số tiền rất dễ để đong đếm. Nhưng thật khó để đo được giá trị khoảng thời gian đánh mất bên gia đình.
Vị giáo sư tính toán rằng chỉ còn 222 tuần trước khi con ông vào nhà trẻ, trong khi đó, một phần thời gian gia đình sẽ được tính vào bể bơi và đến thăm nhà bạn bè họ.
Điều gì dẫn đến hạnh phúc lớn lao hơn? Thời gian hay tiền bạc?
Trong một dự án nghiên cứu, chúng tôi đặt ra câu hỏi này cho hơn 4000 người Mỹ ở những độ tuổi, mức thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân khác nhau. Trong một bài báo mục Tâm lý xã hội và Khoa học tính cách, chúng tôi đã là, việc với một sinh viên Uri Barnea, và phát hiện ra rằng hầu hết mọi người đều coi trọng tiền bạc hơn thời gian. 64% trong số 4415 người tham gia khảo sát chọn tiền bạc.
Liệu tiền có phải là một lựa chọn đúng đắn? Chúng tôi đã hỏi những ứng viên tham gia khảo sát về mức độ hạnh phúc và hài lòng trong cuộc sống. Nhờ đó, chúng tôi phát hiện ra rằng những người chọn thời gian mặt bằng chung thì hạnh phúc hơn, thỏa mãn hơn so với những người chọn tiền.
Vậy hóa ra tiền lại là một lựa chọn sai lầm (?!)
Nhưng cũng có thể kết quả này chỉ đơn giản chỉ ra rằng những người chọn tiền đang phải vật lộn trong cuộc sống, vậy nên họ kém hạnh phúc hơn. Để kiểm tra điều này, chúng tôi cũng hỏi những người tham gia cho biết thêm thu nhập hộ gia đình hàng năm cũng như số giờ họ làm việc mỗi tuần (việc này để đo xem họ có bao nhiêu thời gian).
Chúng tôi phát hiện ra rằng kể cả khi biết được số thời gian rảnh rỗi và số tiền họ kiếm được (cũng như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân) thì những người chọn thời gian cũng vẫn hạnh phúc hơn. Vậy nên nếu giữa hai người có hoàn cảnh giống hệt nhau, chỉ khác nhau về sự lựa chọn thì những người chọn thời gian đều hạnh phúc hơn.
Nhưng cuộc nghiên cứu của chúng tôi không cho rằng có nhiều hơn một trong hai nguồn lực hơn cũng sẽ tốt hơn hay tệ hơn cho việc có được hạnh phúc. Có những nghiên cứu khác kiểm tra mối quan hệ giữa tài sản và hạnh phúc chỉ ra rằng thu nhập càng liên quan tích cực đến hạnh phúc, lên đến một mức nhất định (ở Mỹ là $75,000) thì sự thỏa mãn vẫn còn tiếp tục tăng cùng với thu nhập vượt trên cả mức tiền đó.
Nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy giá trị mỗi cá nhân đặt vào những nguồn lực đó tương đối ngang nhau chính là dự đoán về hạnh phúc.
Tại sao? Những người trong khảo sát của chúng tôi chọn thời gian đều suy nghĩ khác nhau về nguồn lực này cũng như có ý định khác nhau về việc tiêu xài thời gian hay tiền bạc kiếm được. Không giống như kẻ chọn tiền bạc, thường chỉ có một số tiền nhất định hoặc không đủ thỏa mãn, người chọn thời gian sẽ tập trung vào việc sử dụng quỹ thời gian như thế nào, các dự tính tiêu xài nó vào mong muốn hơn nhu cầu, vào người khác hơn chính họ. Hai khoản chi tiêu đều đã từng có mối liên kết với mức độ hạnh phúc.
Khi trả lời các câu hỏi của chúng tôi, nếu bạn chọn tiền thì cũng đừng lo lắng. Chúng tôi đưa ra lựa chọn này để phản ánh mức độ ưu tiên, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó. Khi hỏi lại những người đã từng tham gia vào một năm sau, khoảng 25% số người đã thay đổi quyết định của mình.
Hơn thế nữa, khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm hỏi những người tập trung vào giá trị của thời gian (bằng cách liệt kê những lý do họ muốn có thêm thời gian), họ đều cảm thấy hạnh phúc hơn những người chăm chăm vào tiền bạc (lý do họ muốn có thêm tiền).
Với mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, chúng ta không ngừng phải đối mặt với những quyết định lớn nhỏ buộc chúng ta phải tiêu tốn thời gian hơn là tiền bạc. Dĩ nhiên, nhiều lúc nó cũng chẳng phải chọn gì cả, mà là phải làm thêm giờ chỉ vì nuôi sống bản thân. Nhưng nếu nó thực sự là chọn lựa, khả năng chọn thời gian thay vì tiền bạc cũng chính là dấu hiệu tốt của việc bạn đang tận hưởng hạnh phúc mình đang tìm kiếm, cho dù số đông có xu hướng chọn ngược lại.
Vậy cuối cùng, Giáo sư Hershfield có chấp nhận lời mời với mức lương cao ngất đó không? Ông ấy cũng nhận thấy được lợi ích qua cuộc nghiên cứu của chúng tôi, vậy nên ông đã chọn ở nhà với cô con gái nhỏ.