Tại sao mùa thu lại đem đến cho ta cảm giác của một sự khởi đầu mới?
Tại sao mùa thu lại đem đến cho ta cảm giác của một sự khởi đầu mới?
Mùa thu tới, các em học sinh, sinh viên lại cắp sách đến trường…, cảnh tượng đó lại mang đến cho mỗi người chúng ta cảm giác của một sự khởi đầu mới. Điều này xuất phát từ những lý do sinh học và sự hoài niệm.
Gần đây, tôi đang sắp xếp lại các cuốn sách của mình bởi vì cuối cùng sau 4 năm chung sống, vợ chồng tôi đã mua thêm những giá sách mới. Liệu chúng tôi có cần đến hai bản cuốn Gatsby vĩ đại hay không? Có lẽ là không, tôi nghĩ như vậy bởi vì tôi đã đọc đến “nát” cả cuốn sách đó từ hồi còn ngồi trên ghế phổ thông.

 

Một phần là vì tôi đã nghĩ về những mùa tựu trường, điều này khiến tôi phải dành vài giây để tìm những câu văn Jordan đã nói với Daisy trong chương 7 như sau: “Cuộc sống lại bắt đầu khi trời bước sang thu”.

Vậy tại sao mùa thu, khoảng thời gian được xem là những ngày đen tối trước khi mùa đông tới lại đem đến cho con người ta cảm giác về cái gì đó đang bắt đầu? Và liệu hình ảnh những em học sinh, sinh viên ngồi học bên cửa sổ có khiến chúng ta có cảm giác như một năm mới đã đến – ngay cả khi chúng ta đã rời ghế nhà trường từ cách đây nhiều năm?

Ở quê nhà Ann Arbor của tôi, sinh viên tại trường Đại học Michigan đang nô nức kéo nhau về Nhà hát lớn giống như bầy chim nhạn bay về Capistrano. Dép xỏ ngón của tôi sẽ phải nhanh chóng nhường đường cho các đôi giày thể thao và sau đó là giày cao cổ tới cả đầu gối. Như nhân vật do Tom Hank thủ vai trong bộ phim You’re Got Mail, mùa thu khiến tôi muốn chạy đến các cửa hàng văn phòng phẩm để mua đồ dùng học tập.

Mối thâm giao của tôi đối với khoảng thời gian trong năm này một phần liên quan đến những thứ tôi làm để kiếm sống. Là một phóng viên phụ trách chuyên mục giáo dục, lịch làm việc của tôi tập trung vào những tháng học sinh, sinh viên đến trường.

Cha mẹ của chúng cũng nghĩ rằng, mùa thu là khoảng thời gian cho sự khởi đầu của những điều mới mẻ, Jack Schneider, một nhà sử học chuyên nghiên cứu về giáo dục đồng thời là Phó Giáo sư tại Trường Đại học Holy Cross ở Worcester, bang Masachusetts, cho hay. Nhiều người trưởng thành đã dành 13 đến 17 năm để theo học tại hệ thống giáo dục chính thống và vì vậy, sau khoảng thời gian ra trường 5 đến 10 năm, mọi việc dường như lại lặp lại với những đứa con của họ. Chúng sẽ lại đi theo một vòng quay mới, cũng kéo dài 13-17 năm tương tự như bố mẹ của chúng.

John B. King, người từng giữ chức Thư ký Giáo dục Mỹ vào năm cuối trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama, không sao quên được cảm giác cuộc sống cá nhân và công việc của ông luôn bị xáo trộn bởi lịch đi học. Giống như nhiều nhà giáo khác, ông có những cảm xúc lẫn lộn trước thềm năm học mới. Ông cũng cảm thấy vui sướng khi nhìn thấy hai đứa con gái của mình bắt đầu vào lớp 6 và lớp 9 ở các trường công lập tại địa phương. Tuy nhiên, ở ngoài kia, nhiều cộng đồng trường học đang phải vật lộn với những tổn thất do các cơn bão gây ra, bạo lực ở Charlottesville, tương lai bấp bênh khi không có giấy tờ tuỳ thân của một số người nhập cư.

“Thêm vào đó, người ta còn nhận thấy nỗi lo âu, sự bất an của một bộ phận học sinh, gia đình và thầy cô giáo”, ông King, người đang giữ chức Chủ tịch và Giám đốc điều hành tại The Education Trust, một tổ chức vận động quốc gia tập trung vào các nỗ lực chấm dứt khoảng cách giữa thành tích và cơ hội cho hay.

Mặc dù vậy, ông ấy hiểu tại sao tháng 9 vẫn gây ra cảm giác lạc quan. Ông nói: “Đó là một khởi đầu mới cho mọi người. Không ai hối hận khi bước vào năm học mới. Tất cả đều mới và cơ hội đều dành cho mọi người”.

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho thời điểm bắt đầu năm mới. Việc này sẽ phụ thuộc vào nền văn hoá mà bạn được nuôi dưỡng, tôn giáo và các nghi lễ tâm linh mà bạn đang theo đuổi. Phóng viên, nhà giáo dục, tổng biên tập của EarthSky.org, Deborah Byrd giải thích rằng: “Không có sự kiện tự nhiên nào chỉ ra điểm khởi đầu của một năm mới”.

 

Theo quan niệm truyền thống ở phương Tây, năm mới luôn bắt đầu vào ngày 1 tháng 1. Quan niệm này bắt nguồn từ lễ hội đầu năm của người La Mã cổ đại, được dành để tôn vinh vị thần có hai khuôn mặt, Janus. Một mặt ngài nhìn về quá khứ trong khi khuôn mặt kia lại tập trung vào những điều sẽ tới trong tương lai. Ngày 22 tháng 9 hàng năm là thời điểm ngày và đêm ở hai bán cầu dài bằng nhau. Vì thế, người ta thường gọi ngày đầu tiên này là ngày lập thu. Như Byrd giải thích, đó cũng chỉ là một truyền thống mà thôi.

Điểm khởi đầu của mùa thu, một cú hích cho những tháng mùa đông lạnh hơn, dường như giống với quãng thời gian kỳ lạ cho dịp năm mới. Đối với những người bị rối loạn theo mùa, mùa thu đến vào khoảng thời gian họ phải đấu tranh với cơn trầm cam và tình trạng buồn chán.

Sự chuyển dịch từ mùa hè sang mùa thu có thể là một trong những thay đổi đáng kể về cả môi trường vật chất và cách chúng ta tiêu tốn thời gian, Batcho nói.

 

Ngay cả khi công nghệ đã giúp chúng ta cảm thấy mát mẻ hơn vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông thì một số dấu hiệu từ môi trường bên ngoài như lá chuyển màu hay cảm giác heo may vào mỗi buổi sáng vẫn khiến chúng ta cảm nhận được rằng môi trường xung quanh đang thay đổi. Không những vậy, mùa thu đến cũng khiến cơ thể chúng ta xảy ra các phản ứng sinh học và làm cảm xúc mỗi người thay đổi. Hiện tượng này có thể đi kèm với những kỷ niệm trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè. Những người Mỹ có thể cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết và ảnh hưởng của thời điểm giao mùa từ hè sang thu rõ rệt hơn so các nơi khác. Đồng thời, cô nói, “điều kiện truyền thống”, chẳng hạn như các tuyến xe bus màu vàng đến đón học sinh, luôn là chỉ dấu báohiệu cho sự bắt đầu của một năm học mới. Tất cả những điều đó có thể tạo ra nhiều cảm xúc bởi vì đó chính những phản ứng có điều kiện khi thời điểm giao mùa tới, Batcho nói.

 

Ai cũng cảm thấy dễ chịu khi trò chuyện cùng với Batcho. Trong vòng vài phút, tôi đã chia sẻ với cô về cách tôi có thể ghi nhớ các hình ảnh về ngày tựu trường hàng năm – bầu trời trong xanh và sự phát triển từ một đứa trẻ mẫu giáo đến một thành niên vụng về. Bức ảnh chụp cảnh tôi vào học lớp một có lẽ là hình ảnh rõ ràng nhất trong tâm trí tôi. Khi đó, tôi khoác trên mình chiếc áo sơ mi trắng cao cổ, tết tóc gọn gàng và đeo trên tai những chiếc khuyên xinh xắn. Tôi nhớ chú thợ chụp ảnh đã giúp tôi chỉnh lại chiếc túi sách khi tôi ngồi trên chiếc ghế cao.

Cảm giác đó chính là nỗi nhớ, Batcho nói với tôi. Trong hơn 20 năm qua, nghiên cứu của Batch luôn tập trung vào nỗi nhớ, một từ ngữ được phát minh vào thế kỷ 17 nhằm miêu tả nỗi buồn mà ai đó đang chịu đựng khi họ mong muốn về nhà. Batch cho rằng, ý tưởng này đã chuyển thành những ký ức buồn bã. (Việc này không giống với cách nghĩ về quá khứ “thông qua những chiếc cốc màu hoa hồng” và ao ước về “những ngày xưa tốt đẹp”, một hiện tượng tâm lý của chính mình, cô nói).

Batch nói, nỗi nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao mùa thu lại giống như năm mới đối với quá nhiều người trong chúng ta và rằng đó có thể là cách thú vị khi đón lần chuyển giao mùa sắp tới.

Đối với các sinh viên ngày nay, Batcho nói rằng, cô lo lắng rằng, trong cái hối hả và nhộn nhịp của những nhóm học sinh đến trường, “chúng ta có thể đã bỏ lỡ vai trò không thể thiếu của khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa” từ một mùa hè tràn đầy niềm vui với các trò chơi và chuyến du lịch sang mùa thu với các hoạt động học tập, đi học theo thời khoá biểu. Đây có thể là một sự chuyển giao về cảm xúc đối với mọi người – người lớn và trẻ nhỏ đều như vậy. Các kỳ vọng của các nhà giáo dục và ngay cả với học sinh thường tăng dần theo thời gian. Mặc dù một số học sinh có thể cảm thấy buồn rầu khi mùa hè kết thúc, những học sinh khác lại cảm thấy căng thẳng khi gặp một thầy hoặc cô giáo mới hoặc hào hứng khi đã vào cấp ba. Nếu cuộc sống gia đình của học sinh không ổn định, cảm giác giao mùa có thể khó khăn hơn, Batcho nói. Giúp đỡ những người trẻ tuổi giải quyết những cảm xúc lẫn lộn đó nên được xem là một phần của chương trình quay trở lại trường học, cô nói.

Vì vậy, hiểu được cảm xúc mà mùa thu mang đến cho chúng ta không phải là điều gì đó kỳ quặc. Tôi quyết định đặt trên giá sách của mình hai cuốn Gatsby vĩ đại – có lẽ đó là nơi để đánh dấu một năm nữa đã trôi qua.

Theo The Atlantic

Minh Phương

Tags: