Lời khuyên hay nhất về việc đọc tôi từng nghe đến từ một nhà sản xuất phim kín tiếng kiêm nhà quản trị tài năng đã bán hơn 100 triệu album và kiếm được một tỷ đô la doanh thu phòng vé.
Một ngày anh ấy nói với tôi: “Ryan, nếu anh chỉ đọc nhiều thôi thì chưa đủ. Để làm nên thành tựu, anh phải đọc để lãnh đạo.”
Ý anh ấy là trong thời đại đa số mọi người không đọc sách, nếu bạn nghĩ hành động đơn giản như cầm một quyển sách lên mang tính cách mạng thì cũng có thể bỏ qua.
Đọc để lãnh đạo có nghĩa là ép mình đọc những quyển sách “quá tầm”. Tóm lại, bạn biết những quyển sách câu từ rối mù và bạn không hiểu được chuyện gì đang xảy ra chứ? Chính những quyển sách đó là sách một người lãnh đạo cần phải đọc. Đọc để lãnh đạo hay học hỏi đều đòi hỏi bạn coi não bộ giống như những búi cơ phải căng ra để nâng vật nặng.
Đối với tôi, như thế có nghĩa là đâm đầu vào những lĩnh vực bạn không quen thuộc và vật lộn với chúng cho đến khi bạn không buồn ngó ngàng những thứ dễ như ăn kẹo. Vậy tức là bạn đọc tài liệu tham khảo thay vì sách kinh doanh, đọc văn học kinh điển thay vì văn học hiện đại.
Cũng vì thế mà tôi thấy băn khoăn: Hồi 19 tuổi, tôi làm quản lí bên Hollywood, hồi 21 tuổi tôi là giám đốc marketing, hồi 24 tuổi tôi góp sức cho 5 đầu sách bán chạy nhất và bán tác phẩm của mình cho nhà xuất bản lớn nhất thế giới.
Tôi có thể đã bỏ học đại học nhưng tôi đã có những giáo viên tốt nhất quả đất: những cuốn sách khó nhằn. Căn hộ của tôi chất đầy những quyển sách mà tôi lẽ ra không bao giờ có thể hiểu được. Muốn hiểu cũng không phải là việc dễ dàng gì nhưng nhờ những bí quyết bên dưới tôi đã làm được. Khi quá trình bắt đầu trước khi bạn sờ vào gáy sách.
TRƯỚC KHI ĐỌC
Những bài kiểm tra làm ngắt quãng quá trình bạn học cách đọc trong trường học. Kiểm tra thường không mấy tác dụng trong việc đánh giá xem bạn hiểu về môn học bao nhiêu mà chứng minh bạn dành bao nhiêu thời gian để đọc tài liệu. Cách dễ nhất là hãy che một phần của đoạn văn bản và yêu cầu bản thân: “Gọi tên đoạn văn này” “Những nhân vật chính trong chương 4 là ai?” Những thói quen luôn theo ta mọi lúc mọi nơi. Hãy nhớ: Giờ bạn đọc là để cho mình.
Ví dụ bạn đang đọc quyển Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesian. Cuộc xung đột này giữa ai và ai không quan trọng, địa điểm, những cái tên, ngày tháng… đều không quan trọng! Cái quan trọng là bài học ta rút ra được từ đó.
Chúng ta không có thời gian rảnh mà nghe chuyện gì đã xảy ra với các nhân vật khi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Thế nên hãy quên hết đi, chỉ nhớ thông điệp chính và làm sao áp dụng thông điệp đó vào cuộc sống.
Khi tôi bắt đầu đọc một quyển sách, tôi hầu như luôn lên Wikipedia xem (hoặc Amazon hoặc hỏi một người bạn) để biết trước cái kết. Ai quan tâm chứ? Mục đích đọc của bạn là để hiểu tại sao chuyện này chuyện kia diễn ra, còn ai, cái gì chỉ là thứ yếu.
Bạn nên tìm đọc kết thúc – hoặc tìm đọc những nhận định cơ bản về cuốn sách – vì nó cho phép bạn tập trung vào hai nhiệm vụ quan trọng nhất:
1) Quyển sách nói về điều gì?
2) Bạn có đồng ý với điều đó?
Bạn không nên khám phá 50 trang đầu tiên của sách, bạn không nên lãng phí thời gian xem tác giả nói gì về quyển sách. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian sức lực để xem xem sách nói đúng không và làm sao bạn hưởng lợi từ điều đó. Thêm nữa, nếu bạn đã biết tình tiết, bạn có thể nhận ra các điềm báo và manh mối trong lần đọc đầu tiên.
Tìm đọc những nhận xét của những người đọc trước, xem họ cảm nhận như thế nào rất quan trọng. Hãy đọc các bài cảm nhận từ Amazon cho đến New York Times để suy ra ý nghĩa văn hóa của tác phẩm – và sách có ý nghĩa như thế nào với người khác.
Mách nhỏ: Nếu bạn đồng ý với những đánh giá, cứ đọc và chôm nó ngay khi bạn đọc xong. Bạn không thể giữ bản quyền một ý kiến – đời mà, có phải trường học đâu.
BẮT ĐẦU ĐỌC
Tôi biết, tôi biết mà. Tôi thường cáu điên khi nhìn vào những cuốn sách tầm 200 trang nhưng lại có khoảng 80 trang là giới thiệu của dịch giả, cái này thì có vấn đề đây. Mỗi khi tôi lướt lướt qua, tôi thường phải lộn lại và bắt đầu đọc lần nữa. Tôi đọc phần giới thiệu, đọc những phần trước nội dung chính của sách – thậm chí là phần chú thích của biên tập viên ở chân trang.
Việc này giúp hình thành quá trình và giúp bạn hiểu hơn về quyển sách.
Nhớ này: bạn cần mọi lợi thế để có thể đọc sách trên tầm của mình. Đừng bỏ qua những phần cố ý thêm thắt họa tiết và màu sắc.
Nếu bạn đang đọc để lãnh đạo, bạn sẽ gặp phải những khái niệm hay từ ngữ bạn không rành. Đừng vờ như bạn hiểu rồi, hãy tra cứu cẩn thận. Tôi thích sử dụng Definr hoặc sử dụng điện thoại để tra Wikipedia. Với sách lịch sử quân đội, bạn cần hiểu kiến thức về chiến trường. Wikipedia là một nguồn tài nguyên phong phú để tìm hiểu về bản đồ và địa hình. Tôi từng có lần ráng đọc vài quyển sách về nội chiến Mỹ mà nuốt không trôi. 10 tiếng đồng hồ xem phim tài liệu đã khiến quyển sách đó dễ đọc hơn nhiều.
Nói như thế tức là đừng sa đà vào những cái tên địa danh, cách viết, bạn chỉ cần hiểu được những luận điểm là đủ.
Tôi yêu những mẩu giấy nhớ. Tôi đánh dấu mọi đoạn văn tôi khoái, tôi cảm thấy việc đó rất quan trọng. Khi tôi không có gì để làm dấu, tôi chỉ cần gập mép sách cuối trang đó lại. Nếu có chỗ nào cần phải tra cứu, tôi gập đầu trang và sẽ quay trở lại sau. Tôi luôn mang bút bên người và ghi lại bất cứ suy nghĩ, cảm xúc, liên kết tôi có với mỗi đoạn văn. Đánh dấu luôn và ngay thì sẽ tốt hơn là hi sinh nguồn cảm hứng tức thời. Đừng ngại xé những trang sách có những khái niệm bạn cần – sách cũng rẻ mà. Thêm nữa là làm vậy sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn đấy.
SAU KHI ĐỌC XONG
Tôi có một cái thời gian biểu chung cho mọi quyển sách. Sau khoảng thời gian chờ bắt buộc kéo dài 1 – 2 tuần sau khi đọc xong sách, tôi sẽ đọc lại quyển sách với một chồng thẻ ghi nhớ cỡ 4x6. Trong thẻ này, tôi viết tay tất cả những đoạn văn tôi đã ghi chú là quan trọng. Nghe thì lạ nhưng đây là một mẹo xưa như trái đất rồi. Mỗi thẻ sẽ mang một chủ đề và dần làm đầy hộp thẻ của tôi.
Sau 4 – 5 năm đọc sách thì hộp thẻ đó sẽ như thế nào? Sẽ là hàng ngàn chiếc thẻ thuộc hàng tá chủ đề khác nhau. Tôi quay lại với những chiếc thẻ thông thái này khi tôi viết lách, khi tôi cần sự trợ giúp, khi tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề kinh doanh. Hẳn là một nguồn tài nguyên phong phú.
Đây là một nguyên tắc nhỏ tôi cố giữ. Tôi tìm cuốn sách tiếp theo để đọc từ chú thích chân trang hoặc phần tham khảo trong mọi cuốn sách tôi đọc. Đó là cách bạn xây dựng nền tảng kiến thức về một lĩnh vực, đó là cách bạn đào sâu vấn đề đến tận gốc. Tháng rồi tôi đọc một quyển về tâm lí học tiến hóa và phát hiện ra rằng tôi đã đọc gần như 80% tài liệu tham khảo của cuốn sách vì tôi đã nghiền ngẫm gần hết khi đọc cuốn sách trước đó.
Bạn đánh dấu đoạn văn vì lí do nào đó. Tại sao phải viết lại những trích dẫn nếu bạn không định nhớ và sử dụng chúng? Hãy đưa vào hội thoại hàng ngày. Đưa vào trong văn bản, trong email, trong thư từ, và trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể trông chờ mình tiếp thu được chúng bằng cách nào khác?
Thử thêm một dòng trong bản báo cáo đang làm, để những trích dẫn an ủi bạn những lúc khó khăn hoặc thêm chúng vào trang Wikipedia của bạn.
Hãy làm gì đó đi.
Lời khuyên của tôi là như thế nào: những lời ta nghe từ các triết gia, những câu ta đọc từ tác phẩm của họ nên được áp dụng vào quá trình đeo đuổi một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta nên tìm kiếm những bài giảng hữu ích và những câu nói truyền động lực. Có thể ngay lập tức áp dụng chứ không phải những cách diễn đạt gượng gạo, cổ kính hoặc nói quá, ẩn dụ….
Hãy nhớ chúng ta đọc những bài học đạo đức và thực tế. Quan trọng là để làm lãnh đạo, chúng ta cần phải đọc và biến những lí thuyết suông thành thực tế.
Kết luận: Tất cả phụ thuộc vào bạn
Đương nhiên là những điều trên không dễ dàng gì. Người ta luôn hỏi tôi nếu quyển sách tôi mang theo là dành cho trường học vì chúng đầy các ghi chú, gắn cờ, gấp mép trang – tại sao bất cứ ai cũng rất chăm chỉ khi làm việc một mình?
Vì tôi rất thích, vì sách là thứ duy nhất tôi không ngó lơ. Có những bí quyết cho phép tôi trưởng thành sớm hơn bạn bè.
Đó là cách bạn nổi bật và làm mình mạnh mẽ hơn thay vì để cho các huấn luyện viên chỉ ra bạn có thể và không thể nâng tạ ở mức nào. Sách cũng rất đắt, khi tôi đã mua hàng ngàn cuốn sách và đầu tư hàng giờ đồng hồ nghiên cứu. Nhưng đắt sao bằng đi học MBA? Hoặc tham gia một buổi diễn thuyết của TED? Tôi nghĩ sẽ khôn ngoan hơn khi đầu tư vào những cuốn sách bất hủ hơn là một hai cuộc hội thảo – nếu bạn đọc đúng cách và biết cách tự động viên mình.
Thử đi: Nghiên cứu, đọc siêng năng nhưng không sa đà vào chi tiết, và tìm cách kết nối, ứng dụng và thực hành. Đó là công việc của một lãnh đạo. Tôi nghĩ bạn sẽ ngộ ra rằng bạn có thể đọc những quyển sách hơn trình mình bây giờ và rằng người ta sẽ bắt chước bạn. Nếu bạn làm được điều đó, thì sách sẽ đền đáp bạn xứng đáng:
“Sách mang niềm vui vào tận cốt tủy. Sách trò chuyện, chỉ giáo ta và vun đắp mối quan hệ thân thiết với ta.”
Hãy tận hưởng cuộc hành trình.
Trạm Đọc
Theo Thought Catalog