Sao cứ phải tranh cãi về lòng tốt? Hãy cứ sống tử tế
Sao cứ phải tranh cãi về lòng tốt? Hãy cứ sống tử tế
Dường như việc tranh luận luôn dễ dàng hơn hành động. Ta ngồi triết lý thay vì sống thông thái. Trong một xã hội nghiện nội dung, sự xúc phạm và những điều kịch tính như hiện nay, mọi người càng dễ bị lạc vào những chuỗi tranh luận về những điều “tốt hơn”

Một trong những điều tồi tệ nhất của văn hóa thời nay là chúng ta cứ liên tục chú ý vào hành vi của người khác thay vì của chính mình. Liệu Donald Trump có nên phát ngôn “Nước Mỹ trên hết”? Sao MC Phan Anh lại đi làm từ thiện? Tại sao tất cả những nhà nữ quyền cứ luôn làm những việc này? Tại sao những tập đoàn độc ác luôn hại người tiêu dùng? Tại sao hắn ta thật đạo đức giả? Tại sao [điền tên một đứa bạn ghét vào đây] lại đáng ghét đến thế?

Đây chẳng phải một điều mới. Từ thời tiền sử, con người đã đàm tiếu về những người khác và phần còn lại của xã hội. Điều mới là giờ đây chuyện này đã bị phóng đại gấp nhiều lần, xuất hiện mọi nơi, kiếm ra tiền từ lượt xem, được tán tưởng bằng những nút likes trên các phương tiện truyền thông.

Tại sao họ có thể làm việc này?

Tại sao không làm thế kia?

Tại sao không làm điều này thay cho điều kia?

Họ nên…?

Liệu họ có….?

Họ có thể….?

Trong khi câu hỏi thật sự nên hỏi là: Bạn đã bao giờ chấp nhận để cho người khác giám sát hành vi của mình như cách bạn đang phán xét thế giới?

Tôi biết mình không thể. Có lẽ, tôi sẽ bị áp lực này nghiền nát.

Trong giới khoa học tồn tại một luận điểm nổi tiếng cho rằng cuộc sống này không thật sự tồn tại, chúng ta đều đang tồn tại trong thế giới được máy tính mô phỏng. Tôi không đủ thông tuệ để biết được liệu điều này có đúng hay không, nhưng tôi biết nếu chúng ta định dành toàn bộ thời gian của mình bình phẩm về người khác, nếu ta định nghiêm túc sử dụng những thuật ngữ như “quan sát” và “tường thuật” để tra xét hành động của người khác, thì việc ta có sống trong máy tính hay không có nghĩa lý gì? Chúng ta đã từ bỏ thực tế rồi. Chúng ta đã từ bỏ quyền làm chủ chính mình và nói:

 

“Tôi muốn tập trung vào mọi thứ ngoài tầm kiểm soát của tôi, thay vì vào thứ duy nhất tôi làm chủ: chính bản thân mình.”

 

Đây là lý do tôi thích một câu nói của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, được viết cách đây gần hai thiên niên kỷ. Tôi thích đến mức đã thuê một nghệ sĩ vẽ nó để có thể treo lên tường nhà mình.

“Đừng phí thời gian tranh cãi về những gì một người tử tế nên làm. Hãy sống tử tế.”

Tại Rome, cũng như Mỹ, trong một diễn đàn tương tự như Facebook, việc tranh luận luôn hấp dẫn hơn hành động. Ta ngồi triết lý thay vì sống thông thái. Trong một xã hội nghiện nội dung, sự xúc phạm và những điều kịch tính như hiện nay, mọi người càng dễ bị lạc vào những chuỗi tranh luận về những điều “tốt hơn”. Chúng ta nói chuyện không ngừng nghỉ về điều đúng và sai. Chúng ta nên làm gì trong một tình huống giả định thế này hoặc thế khác? Chúng ta có thể khích lệ người khác sống tốt hơn như thế nào (Thậm chí ta có thể hùng biện về ý nghĩa của câu nói “Con người là gì? Định nghĩa của sự tử tế là gì? Vai trò của phụ nữ?”) Tất nhiên, đó đều là mẩu chuyện đánh lạc hướng mọi người.

Tệ hơn nữa, đây là một căn bệnh, một dạng ám ảnh cưỡng chế, không phải loại được tô vẽ trên các chương trình TV trong đó bệnh nhân luôn cố gắng giữ gìn mọi thứ sạch sẽ ngăn nắp, mà là một dạng gây tê liệt bởi chủ nghĩa hoàn hảo gần như không thể chạm tới. Chúng ta đều đã thấy những ví dụ về việc này trong thực tế, thậm chí kể cả khi không nhận ra nó ngay lập tức. Tôi biết tôi cũng mắc bệnh này. Cuối cùng, toàn bộ sự nông cạn tập trung lại, trở nên quá nặng nề đến mức nó không thể tồn tại được lâu hơn, và sụp đổ dưới sức nặng của chính mình. Nạn nhân bị bỏ lại trong đống đổ nát.

Đó là văn hóa của chúng ta ngày nay. Chuỗi tranh cãi đổ sập vì không thể chịu sức nặng của chính nó. Sự ám ảnh của không ngừng của chúng ta về lý tưởng của Plato về vạn vật đã khiến ta cố tình lờ đi thực tế của một điều rất đỗi cơ bản và đơn giản: cuộc đời của chính mình. Và rồi chúng ta trở nên bất lực, kẹt trong đống đổ nát, phải đợi đống bụi bay đi mới thấy rõ hậu quả nghiêm trọng đến mức nào.

Ngoại trừ một điều chúng ta không vô dụng.

Chúng ta có thể trở thành loại người mình đòi hỏi người khác trở thành, có thể mang những ý tưởng đó vào thực tế bằng khả năng của mình. Chắc chắn điều này tốn công sức và sẽ khó khăn. Viết một bài blog về việc sống tử tế tốn ít công sức hơn (và ít ý nghĩa hơn nhiều), vì vậy cũng dễ dàng thu hút chúng ta. Nhưng rồi ta sẽ đi về đâu?

Mở một trang báo bất kỳ và bạn sẽ thấy hàng chục thứ để tranh luận sẽ không có câu trả lời đúng hoặc sai. Trong khi đó, khi kê khai thuế: Bạn có khai thật hay sẽ khai gian phần thuế mình cần đóng? Mở Facebook lên và bạn sẽ thấy không thiếu người thất vọng về những con số đáng báo động về việc ngôn ngữ bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều. Bạn có thể chọn tham gia vào hội cư dân mạng than thở, hoặc tỉnh táo cố gắng sống tử tế hơn từ ngay những gì mình đang làm, với những người mình gặp – để đào lối thoát khỏi đống đổ nát của từ việc tranh cãi bằng chính đôi tay mình. 

Sáng nay tôi đọc một tít báo “Tại sao việc nhận ra bộ phim Moonlight bị cướp mất giây phút đăng quang lại quan trọng?”. Tôi không nói đến việc những nhà làm phim tài năng ấy bị lấy đi giây thời khắc đăng quang, nhưng muốn nhấn mạnh về việc “nó có quan trọng hay không?”. Thậm chí liệu việc này có liên quan gì đến chúng ta không? Không hề. Đó chỉ là một buổi trao giải, và họ đã chiến thắng. Chúng ta còn nói về chuyện này làm gì? Tại sao cứ luôn ám ảnh bởi những điều “đúng” và “tuyệt nhất” thay vì bản thân câu chuyện ấy? Tại sao tôi lại có ý kiến về quan điểm của người viết về một khoảnh khắc trong chương trình truyền hình?

Tôi cũng chẳng biết nữa, nhưng tôi biết mình có thể cảm nhận được mảnh gạch từ đống đổ nát của những tranh luận đâm vào xương sườn. Tôi biết tôi vừa nổi giận với một người khác về một điều vặt vãnh lúc sáng và ước rằng mình không làm vậy. Có lẽ nếu tôi có những ưu tiên tốt hơn, nếu tôi không phí phạm quá nhiều thời gian trên mạng, chuyện sẽ khác.

Chúng ta đang tự giết mình. Chúng ta có thể nói về việc cách định kiến đang sụp đổ và mọi người ngày càng xấu tính hơn, và thế giới đang vận hành sai cách. Hoặc chúng ta có thể tạo ra những quy chuẩn của chính mình, sống tử tế hơn và hành động vì gia đình, vì hàng xóm và công ty của mình. Chúng ta có thể xây dựng lại, và khiến mọi thứ tốt đẹp hơn.

Nếu bạn muốn cố gắng xây dựng thế giới, có rất nhiều việc có thể làm. Nhưng chỉ một điều đảm bảo sự ảnh hưởng: Tránh xa sự mô phỏng, tránh xa việc tranh cãi. Thoát ra khỏi đống đổ nát. Đừng phí phạm thơi gian suy nghĩ về cách mọi thứ nên, có thể, hay sẽ xảy ra.

Hãy cứ hành động theo những gì bạn nghĩ mình nên làm.

Trạm Đọc 

Theo Thought Catalog