Reading Slump: Chứng 'chán đọc' và những giải pháp để tìm lại sự hứng thú với sách
Reading Slump: Chứng 'chán đọc' và những giải pháp để tìm lại sự hứng thú với sách
Có thể không có gì gây rắc rối cho một Mọt sách bằng chứng “reading slump” - ‘chán đọc’. Và không một Mọt nào có thể miễn nhiễm với chứng bệnh này.

 

Vậy reading slump là gì?

 

Cũng như cảm lạnh, chứng ‘chán đọc’ – giai đoạn không còn hứng thú với sách - có thể là một trải nghiệm giảm phát và kéo dài. 

Mỗi người sẽ có định nghĩa riêng về chứng ‘chán đọc’, nhưng có thể hiểu đơn giản rằng bạn sẽ có một giai đoạn mà tất cả những cuốn sách dường như bạn mất đi hứng thú đối với việc đọc sách, ngay cả đối với những người ham đọc nhất.

Khi ấy, các cuốn sách mới ra lò dường như mất đi sức hấp dẫn. Những bí ẩn, những câu chuyện tình yêu trong các cuốn tiểu thuyết dường như cũng đã cũ. Hồi ký của người nổi tiếng cũng không đủ sức lôi cuốn bạn. 

Trong giai đoạn này, bạn dường như rơi vào vòng xoáy thích xem tivi và phim ảnh hơn là đọc sách. Bạn vẫn thích đọc, nhưng vì lý do nào đó, bạn không có động lực để làm điều đó. 

 

Nguyên nhân của chứng chán đọc

 

Victoria Wood, người sáng lập bản tin văn học BiblioLifestyle và là người dẫn chương trình podcast "Reader's Couch", xác định một số lý do khiến mọi người có thể gặp phải chứng chán đọc.

1/ Đọc nhiều sách cùng một lúc.

2/ Đọc những cuốn sách ‘nặng đô’ (ví dụ như “Don Quixote” hoặc “Đi tìm thời gian đã mất”) nhưng không phải lúc nào cũng thấy chúng thú vị. 

3/ Cố gắng đọc một cuốn sách mà mình không thích.

4/ Những thay đổi lớn của cuộc sống như công việc mới, có con, chuyển nhà.

5/ Có quá nhiều cuốn sách cùng thể loại. 

Wood nhấn mạnh rằng chứng chán đọc không phải là dấu hiệu cho thấy bạn là ‘người đọc siêng năng’, hay ‘tốt’, hay ‘dở’.

 

Làm thế nào để vượt qua chứng chán đọc?

 

Sau đây là một số mẹo cho các Mọt đang gặp phải chứng chán đọc;

- Chọn những cuốn sách ngắn. Bạn nên tìm những cuốn sách ngắn, hấp dẫn mà bạn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn hơn. Điều này làm cho việc hoàn thành một cuốn sách trở nên bớt đáng sợ và choáng ngợp hơn, đồng lại mang lại cho bạn động lực cần thiết để quay lại với việc đọc sách. 

- Chọn những cuốn sách có nhiều khoảng trắng hơn. Có thể một khối chữ đơn thuần là quá sức với bạn vào lúc này. Hãy chuyển sách có thêm nhiều khoảng trắng trên trang, chẳng hạn như đọc những tập thơ, tiểu thuyết bằng thơ.

- Hãy thử một cuốn sách nói. Nếu không thể tập trung khi đọc thì bạn hãy thử nghe sách xem sao. Sách nói có thể là bước khởi đầu mà bạn cần để hình thành thói quen đọc sách. 

- Đọc lại những cuốn sách cũ yêu thích. Việc đọc lại những cuốn sách yêu thích của bạn sẽ mang lại cho bạn thêm động lực bởi nó sẽ khiến bạn nhắc nhở bản thân về lý do tại sao mình lại thích đọc sách đến thế. 

- Đi đến thư viện. Nếu giá sách của bạn đã đầy ắp và không còn chỗ cho sách mới thì hãy đi đến thư viện, việc này còn giúp bạn tiết kiệm rất nhiều ngân sách. Nếu không thể trực tiếp đến thư viện công cộng, bạn có thể tìm đến những thư viện số.

- Đắm mình trong những câu chuyện. Cuối cùng, nếu bạn vẫn không hứng thú với việc đọc sách, bạn nên tìm kiếm những câu chuyện. Ngay cả khi những câu chuyện tồn tại bên ngoài sách, bất kể bằng phương tiện nào. Bạn có thể nghe podcast, xem TV, chúng vẫn sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm về câu chuyện. Và đây cũng là một cách để tìm lại hứng thú với những câu chuyện trong sách. 

- Theo: Today.com

 

Tags: