Phật và Phật giáo
Phật và Phật giáo
Trích cuốn sách Yoga: Alpha và Omega (tập 10).
Yoga: Alpha và Omega
(2 lượt)
Tất nhiên, điều tối thượng trong sáng suốt sẽ được cần. Bạn sẽ phải nhận biết – nhiều tới mức ham muốn rất, rất sâu sắc này của việc trở nên tự do với mọi khổ, của việc trở nên tự do với mọi tù túng, ngay cả ham muốn này cũng không nảy sinh. Nhận biết của bạn là hoàn hảo tới mức thậm chí không một góc nhỏ nào bị bỏ lại trong bóng tối bên trong bản thể bạn. Bạn đầy ánh sáng, được chiếu sáng bằng nhận biết.

 

Đó là lí do tại sao khi Phật được hỏi đi hỏi lại, “Điều gì xảy ra cho người trở nên được chứng ngộ?” ông ấy vẫn còn im lặng. Ông ấy không bao giờ trả lời. Lặp đi lặp lại ông ấy được hỏi, “Sao thầy không trả lời?” Ông ấy nói, “Nếu ta trả lời, ông sẽ tạo ra ham muốn về nó, và điều đó sẽ trở thành rào chắn. Để ta giữ yên tĩnh. Để ta vẫn còn im lặng cho nên ta không cho ông đối thể mới để ham muốn. Nếu ta nói, ‘Nó là sat-chit-ananda: nó là chân lí, nó là tâm thức, nó là phúc lạc,’ ngay lập tức một ham muốn sẽ nảy sinh trong ông.

Nó là sat-chit-ananda: Chân lý - Nhận thức tuyệt đối - Ananda

Nếu ta nói về trạng thái cực lạc đó của việc ở trong Thượng đế, ngay lập tức tham của ông nắm lấy nó. Đột nhiên, một ham muốn bắt đầu nảy sinh trong ông. Tâm trí ông bắt đầu nói, ‘Vâng, mình phải tìm nó, mình phải tìm ra nó. Điều này phải được tìm kiếm. Dù với bất kì giá nào, nhưng mình phải trở nên phúc lạc.'” Phật nói, “Ta không nói cái gì về điều đó cả, bởi vì bất kì cái gì ta nói, tâm trí ông sẽ nhảy lên nó và làm ra ham muốn về nó, và điều đó sẽ trở thành nguyên nhân, và ông sẽ không bao giờ có thể đạt tới nó.”

Phật nhấn mạnh rằng không có moksha. Ông ấy nhấn mạnh rằng khi một người trở nên nhận biết, người đó đơn giản biến mất. Người đó biến mất như khi bạn thổi tắt đèn và ánh sáng biến mất. Từ ‘niết bàn’ đơn giản nghĩa là thổi tắt ngọn đèn. Thế thì bạn không hỏi ngọn lửa đã đi đâu, cái gì đã xảy ra cho ngọn lửa, nó đơn giản biến mất – bị triệt tiêu. Phật nhấn mạnh rằng chẳng cái gì còn lại, khi bạn đã trở nên chứng ngộ mọi thứ biến mất, như ngọn lửa của chiếc đèn bị tắt. Tại sao? – có vẻ rất tiêu cực – nhưng ông ấy không muốn cho bạn một đối thể của ham muốn. Thế rồi mọi người bắt đầu hỏi, “Thế thì sao chúng tôi phải cố gắng vì trạng thái như vậy? Tốt hơn cả là cứ ở trong thế giới. Ít nhất chúng tôi còn có, dù khổ sở – nhưng ít nhất chúng tôi còn có, trong phiền não – nhưng chúng tôi có. Và trạng thái của thầy về cái không chẳng hấp dẫn gì chúng tôi.”

Khi một người trở nên nhận biết, người đó đơn giản biến mất

Ở Ấn Độ, Phật giáo đã biến mất, ở Trung Quốc, ở Miến Điện, ở Ceylon, ở Nhật Bản, nó tái xuất hiện, nhưng nó không bao giờ xuất hiện trong sự thuần khiết của nó lần nữa bởi vì các Phật tử đã học được một bài học: rằng con đường sống là qua ham muốn. Nếu họ khăng khăng rằng chẳng có gì bên ngoài chứng ngộ và mọi thứ đều biến mất, thế thì mọi người sẽ không theo họ. Thế thì mọi thứ sẽ vẫn còn như nó vậy, chỉ tôn giáo của họ sẽ biến mất.

Cho nên họ đã học được một thủ đoạn, và ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, ở Ceylon, ở Miến Điện, họ bắt đầu nói về những trạng thái đẹp sau chứng ngộ. Họ đã phản bội Phật. Sự thuần khiết bị mất, thế thì tôn giáo lan toả. Phật giáo trở thành một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Họ đã học được chính trị của tâm trí con người. Họ đã đáp ứng ham muốn của bạn. Họ nói, “Vâng… Mảnh đất của cái đẹp vô cùng, đất phật, đất cõi trời nơi phúc lạc vĩnh hằng ngự trị.” Họ bắt đầu nói theo thuật ngữ tích cực. Lần nữa cái tham của mọi người bị bắt lửa, ham muốn nảy sinh. Mọi người bắt đầu theo Phật giáo, nhưng Phật giáo đã mất đi cái đẹp của nó. Cái đẹp của nó là trong nhấn mạnh của nó rằng nó sẽ không cho bạn bất kì đối thể nào cho ham muốn.

Trích Yoga: Alpha và Omega – Tập 10

Theo Nghiên cứu Tôn giáo

Tags: