Những tác giả nổi tiếng nói gì về tình yêu đọc sách?
Những tác giả nổi tiếng nói gì về tình yêu đọc sách?
Nhà văn cũng là những độc giả. Hầu hết mọi nhà văn đều giải thích chi tiết về cách việc đọc đã thay đổi cuộc đời họ như thế nào và họ không thể viết nếu không đọc. Đọc là một “công cụ” cực kỳ quan trọng của việc viết. Dưới đây là những suy nghĩ của những nhà văn nổi tiếng khi nói về việc đọc.

1/ Francis Bacon

"Some books are to be tasted, others to be swallowed and some few to be chewed and digested; that is, some books are to be read only in parts; others to be read, but not curiously; and some few to be read wholly, and with diligence and attention."

Tạm dịch: "Một số cuốn sách để nếm thử, một số khác để nuốt chửng và một số ít để nhai và nghiền ngẫm; nghĩa là, một số cuốn sách chỉ nên đọc một phần nào đó, những cuốn khác có thể đọc nhưng không tò mò, và một số ít phải được đọc toàn bộ với sự siêng năng và chú ý."

 

2/ Marcel Proust

“Reading, unlike conversation, consists for each of us in receiving the communication of another thought while remaining alone, or in other words, while continuing to bring into play the mental powers we have in solitude and which conversation immediately puts to flight; while remaining open to inspiration, the soul still hard at its fruitful labours upon itself."

Tạm dịch: Đọc, không giống như trò chuyện, giúp mỗi chúng ta tiếp nhận sự giao tiếp của một ý nghĩ khác khi ở một mình, hay nói cách khác, chúng ta phát huy sức mạnh tinh thần mà mà chúng ta có trong cô độc trong khi vẫn cởi mở đón nhận cảm hứng, tâm hồn vẫn chăm chỉ lao động.”

 

3/ William Faulkner

"Read everything--trash, classics, good and bad, and see how they do it. Just like a carpenter who works as an apprentice and studies the master. Read! You'll absorb it. Then write. If it is good, you'll find out."

Tạm dịch: Đọc mọi thứ - rác rưởi, kinh điển, hay và dở, và xem họ viết chúng thế nào. Giống như người thợ mộc học nghề và nâng cao tay nghề. Hãy đọc đi! Bạn sẽ hấp thụ nó. Sau đó viết. Bạn sẽ tìm ra cách.”

 

4/ Kurt Vonnegut

“I believe that reading and writing are the most nourishing forms of meditation anyone has so far found. By reading the writings of the most interesting minds in history, we meditate with our own minds and theirs as well. This to me is a miracle.”

Tạm dịch: Tôi tin rằng đọc và viết là những hình thức thiền bổ ích nhất mà bất cứ ai cũng từng tìm thấy cho đến nay. Bằng cách đọc những gì mà những bộ óc thú vị nhất trong lịch sử viết, chúng ta thiền định với chính tâm trí của mình và của họ. Đối với tôi, đây là một điều kỳ diệu.”

 

5/ Haruki Murakami

"I think the first task for the aspiring novelist is to read tons of novels. Sorry to start with such a commonplace observation, but no training is more crucial. To write a novel, you must first understand at a physical level how one is put together...It is especially important to plow through as many novels as you can while you are still young. Everything you can get your hands on—great novels, not-so-great novels, crappy novels, it doesn’t matter (at all!) as long as you keep reading. Absorb as many stories as you physically can. Introduce yourself to lots of great writing. To lots of mediocre writing too. This is your most important task."

Tạm dịch: "Tôi nghĩ nhiệm vụ đầu tiên của một tiểu thuyết gia đầy tham vọng là đọc hàng tấn tiểu thuyết. Xin lỗi vì đã bắt đầu với một quan sát thông thường như vậy, nhưng không có việc thực hành nào quan trọng hơn thế. Để viết một cuốn tiểu thuyết, trước tiên bạn phải hiểu ở mức độ vật lý cách chúng được ghép lại với nhau… Điều đặc biệt quan trọng là bạn phải đọc hết càng nhiều tiểu thuyết càng tốt khi còn trẻ. Mọi thứ bạn có thể có trong tay, tiểu thuyết hay dở gì cũng không thành vấn đề, miễn là bạn tiếp tục đọc. Tiếp thu càng nhiều câu chuyện càng tốt. Tự giới thiệu với chính mình những câu chuyện hay, cả những câu chuyện tầm thường nữa. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn.

 

6/ Stephen King

"The real importance of reading is that it creates an ease and intimacy with the process of writing; one comes to the country of the writer with one's papers and identification pretty much in order. Constant reading will pull you into a place (a mind-set, if you like the phrase) where you can write eagerly and without self-consciousness. It also offers you a constantly growing knowledge of what has been done and what hasn't, what is trite and what is fresh, what works and what just lies there dying (or dead) on the page. The more you read, the less apt you are to make a fool of yourself with your pen or word processor. . . . "Read a lot, write a lot' is the great commandment."

Tạm dịch: "Tầm quan trọng thực sự của việc đọc là nó tạo ra sự thoải mái và gần gũi với quá trình viết. Việc đọc sẽ đưa bạn đến một nơi (tư duy, nếu bạn thích gọi như vậy) mà bạn có thể viết một cách háo hức và không hề tự ti. Nó cũng cung cấp cho bạn ngày càng nhiều kiến thức về những gì đã được thực hiện và những gì chưa, điều gì là sáo rỗng và điều gì là mới mẻ, điều gì hiệu quả và điều gì chỉ nằm đó hấp hối (hoặc đã chết) trên trang giấy. Càng đọc nhiều bạn càng không có khả năng tự biến mình thành kẻ ngốc, kể cả khi viết bằng bút hay đánh máy… ‘Đọc nhiều, viết nhiều’ chính là lời răn vĩ đại nhất.”

 

7/ Jorge Luis Borges

"A book is more than a verbal structure or series of verbal structures; it is the dialogue it establishes with its reader and the intonation it imposes upon his voice and the changing and durable images it leaves in his memory. A book is not an isolated being: it is a relationship, an axis of innumerable relationships."

Tạm dịch: “Một cuốn sách không chỉ là một cấu trúc ngôn từ hay một loạt cấu trúc ngôn từ; nó là cuộc đối thoại với người đọc, là tiếng nói của người đọc và những hình ảnh đa dạng và lâu bền mà nó để lại trong trí nhớ của người đó. Một cuốn sách không phải là một thực thể biệt lập: nó là một mối quan hệ, một trục của vô số mối quan hệ.”

 

8/ Ray Bradbury

“The magic is only in what books say, how they stitched the patches of the universe together into one garment for us.” and "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."​

Tạm dịch: “Điều kỳ diệu chỉ nằm ở những gì sách nói, cách chúng ghép các mảnh vũ trụ lại với nhau thành một bộ quần áo cho chúng ta.”

“Bạn không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần khiến mọi người ngừng đọc chúng."​

 

9/ J.D. Salinger

“What really knocks me out is a book that, when you're all done reading it, you wish the author that wrote it was a terrific friend of yours and you could call him up on the phone whenever you felt like it. That doesn't happen much, though.”

Tạm dịch: “Điều thực sự làm tôi tiếc nuối là một cuốn sách mà khi đọc xong, bạn ước gì tác giả đã viết nó là một người bạn tuyệt vời của bạn và bạn có thể gọi điện cho anh ấy bất cứ khi nào bạn muốn. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra nhiều.”

 

10/ Harper Lee

“Until I feared I would lose it, I never loved to read. One does not love breathing.”

Tạm dịch: “Tôi chưa bao giờ thích đọc sách cho đến khi tôi sợ sẽ đánh mất nó. Đọc sách cũng giống như hít thở.

 

11/ Mortimer J. Adler

“In the case of good books, the point is not to see how many of them you can get through, but rather how many can get through to you.”

Tạm dịch: “Đối với những cuốn sách hay, vấn đề không phải là xem bạn đọc được bao nhiêu cuốn, mà đúng hơn là có bao nhiêu cuốn có thể đến được với bạn.”

 

12/ David Foster Wallace

"I had a teacher I liked who used to say good fiction’s job was to comfort the disturbed and disturb the comfortable. I guess a big part of serious fiction’s purpose is to give the reader, who like all of us is sort of marooned in her own skull, to give her imaginative access to other selves. Since an ineluctable part of being a human self is suffering, part of what we humans come to art for is an experience of suffering, necessarily a vicarious experience, more like a sort of “generalization” of suffering. Does this make sense? We all suffer alone in the real world; true empathy’s impossible. But if a piece of fiction can allow us imaginatively to identify with a character’s pain, we might then also more easily conceive of others identifying with our own. This is nourishing, redemptive; we become less alone inside. It might just be that simple. But now realize that TV and popular film and most kinds of “low” art—which just means art whose primary aim is to make money—is lucrative precisely because it recognizes that audiences prefer 100 percent pleasure to the reality that tends to be 49 percent pleasure and 51 percent pain. Whereas “serious” art, which is not primarily about getting money out of you, is more apt to make you uncomfortable, or to force you to work hard to access its pleasures, the same way that in real life true pleasure is usually a by-product of hard work and discomfort. So it’s hard for an art audience, especially a young one that’s been raised to expect art to be 100 percent pleasurable and to make that pleasure effortless, to read and appreciate serious fiction. That’s not good. The problem isn’t that today’s readership is “dumb,” I don’t think. Just that TV and the commercial-art culture’s trained it to be sort of lazy and childish in its expectations. But it makes trying to engage today’s readers both imaginatively and intellectually unprecedentedly hard."

Tạm dịch: “Tôi có một người thầy mà tôi rất mến, người thường nói rằng công việc của những cuốn tiểu thuyết hay là an ủi những người bị quấy rầy và làm phiền những người thoải mái. Tôi đoán phần lớn mục đích của những cuốn tiểu thuyết nghiêm túc là mang đến cho người đọc, những người giống như tất cả chúng ta đều bị lãng quên trong chính tâm trí mình, có khả năng tiếp cận trong trí tưởng tượng với những bản thân khác. 

Một phần không thể tránh khỏi của đời người là đau khổ, nên một phần lý do con người chúng ta đến với nghệ thuật là vì trải nghiệm đau khổ, nhất thiết phải là một trải nghiệm gián tiếp, giống như một kiểu “khái quát hóa” về đau khổ. Tất cả chúng ta đều đau khổ một mình trong thế giới thực; sự đồng cảm thực sự là điều không thể. Nhưng nếu một tác phẩm hư cấu có thể cho phép chúng ta đồng cảm với nỗi đau của nhân vật bằng trí tưởng tượng, thì chúng ta cũng có thể dễ dàng hình dung hơn về việc những người khác cũng đồng cảm với nỗi đau của chúng ta. Đây là sự nuôi dưỡng, cứu chuộc; bên trong chúng ta trở nên bớt cô đơn hơn. Nó có thể chỉ đơn giản như vậy. Nhưng bây giờ hãy nhận ra rằng truyền hình, phim bom tấn và hầu hết các loại hình nghệ thuật “chơi chơi” khác - có mục đích kiếm tiền - có khả năng sinh lời vì nó nhận ra rằng khán giả thích niềm vui 100% hơn là thực tế có 49% niềm vui và 51% là nỗi đau. Trong khi nghệ thuật “nghiêm túc”, vốn không có mục đích kiếm tiền từ bạn, lại khiến bạn khó chịu hoặc buộc bạn phải làm việc chăm chỉ để có được niềm vui từ nó, giống như cuộc sống thực, niềm vui đích thực thường là sản phẩm phụ của sự làm việc chăm chỉ và khó chịu. Vì vậy, thật khó để khán giả nghệ thuật, đặc biệt là người trẻ, mong đợi nghệ thuật mang lại niềm vui 100% và khiến niềm vui đó trở nên dễ dàng, để đọc và đánh giá cao tiểu thuyết nghiêm túc. Điều đó không tốt. Tôi không nghĩ vấn đề là lượng độc giả ngày nay “nông cạn”. Chỉ là chiếc TV và nền văn hóa nghệ thuật thương mại đã huấn luyện họ trở nên lười biếng và trẻ con. Điều này khiến việc cố gắng thu hút độc giả ngày nay bằng cả trí tưởng tượng và trí tuệ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.”

 

13/ Paul Auster

“Reading was my escape and my comfort, my consolation, my stimulant of choice: reading for the pure pleasure of it, for the beautiful stillness that surrounds you when you hear an author's words reverberating in your head.”

Tạm dịch: “Đọc sách là lối thoát và sự thoải mái của tôi, niềm an ủi, sự lựa chọn kích thích của tôi: đọc vì niềm vui thuần túy, vì sự tĩnh lặng đẹp đẽ bao quanh bạn khi bạn nghe thấy lời của tác giả vang vọng trong đầu.”

 

14/ John Green

“Sometimes, you read a book and it fills you with this weird evangelical zeal, and you become convinced that the shattered world will never be put back together unless and until all living humans read the book.”

Tạm dịch: “Đôi khi, bạn đọc một cuốn sách và nó truyền cho bạn lòng nhiệt thành kỳ lạ, và bạn bị thuyết phục rằng thế giới tan vỡ sẽ không bao giờ được gắn kết lại trừ khi và cho đến khi tất cả con người còn sống đọc sách ấy.”

 

15/ Joyce Carol Oates

“Reading is the sole means by which we slip, involuntarily, often helplessly, into another's skin, another's voice, another's soul.”

Tạm dịch: “Đọc là phương tiện duy nhất khiến chúng ta vô tình khám phá làn da của người khác, giọng nói của người khác, tâm hồn của người khác.”

 

- Trạm Đọc sưu tầm

 

Tags: