Những câu mở đầu tiểu thuyết ấn tượng nhất
Những câu mở đầu tiểu thuyết ấn tượng nhất
Những câu mở đầu của một cuốn sách là rất cốt yếu trong việc khơi gợi sự hứng thú của người đọc. Nó có thể để lại cho bạn một ấn tượng kéo dài xuyên suốt quá trình đọc và đọng lại với bạn lâu sau khi gấp cuốn sách lại.
Những câu mở đầu của một cuốn sách là rất cốt yếu trong việc khơi gợi sự hứng thú của người đọc. Nó có thể để lại cho bạn một ấn tượng kéo dài xuyên suốt quá trình đọc và đọng lại với bạn lâu sau khi gấp cuốn sách lại. Trong bài viết này Read Station tổng hợp những dòng mở đầu tốt nhất, hoàn thành chính xác những gì những câu chữ này cần làm: làm cho bạn muốn đọc phần còn lại.
 
 

1/ Jane Austen: Kiêu hãnh và Định kiến (1813)

 
Đó là một sự thật phổ quát mà ai cũng biết, rằng một người đàn ông độc thân có tài sản khá thì hẳn sẽ muốn có một người vợ.
 
Dòng đầu tiên viết bằng sự mỉa mai, phong cách châm biếm tạo nên sự khác biệt của Jane Austen. Ẩn dưới sự dí dỏm và lãng mạn, cuốn tiểu thuyết mang những ý tưởng sâu sắc, chỉ trích định kiến của xã hội đối với việc lập gia đình vào thời đó. Một mở đầu khéo léo và xuất sắc.
 

 

2/ Leo Tolstoy: Anna Karenina (1878)

 
Tất cả những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo cách riêng của nó.
 
 
Một nhận định sâu sắc của Leo Tolstoy, mở ra một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của mọi thời đại.
 
 

3/ J.D Salinger: Bắt trẻ đồng xanh (1951)

 
Nếu bạn thực tình muốn nghe câu chuyện tôi sắp kể, hẳn bạn sẽ muốn biết tôi sinh ra ở đâu, tuổi nhỏ thơ dại của tôi diễn ra thế nào… Tóm lại, là toàn bộ cái mớ lai lịch vớ vẩn kiểu như của David Coperfield, đúng thế không? Nhưng nói thực, tôi chẳng thích bới những thứ ấy ra.
 
Câu mở đầu ở ngôi thứ nhất này đã ngay lập tức cho ta những ấn tượng mạnh mẽ về tính cách của Holden Caulfield. Một trong những nét tính cách mà rất nhiều người trẻ đã từng trải qua và thấu hiểu.
 
 

4/ J.M. Barrie: Peter Pan (1911)

 
Tất cả trẻ con, chỉ trừ một, đều lớn lên.
 
J.M. Barrie: Peter Pan (1911) Trẻ con rồi sẽ phải trở thành người lớn, đó là điều tất yếu. Câu mở đầu của tác phẩm đầy súc tích thể hiện tài năng của J.M. Barrie, khi ông ngay lập tức tạo dựng nên ấn tượng của tất cả mọi người về Peter Pan - cậu bé trẻ con bất tử đã chối bỏ quy luật ấy.
 
 

5/ Albert Camus: Người lạ (1946)

 
 Mẹ tôi mất hôm nay. Hoặc có lẽ, là hôm qua; tôi không biết chắc được.
 
 
Một mở đầu ngắn gọn, kì lạ và gây tò mò. Văn phong của Camus sẽ kéo bạn đi từ câu này sang câu khác cho đến tận cùng của tác phẩm.
 

 

6/ F. Scott Fitzgerald: Gatsby vĩ đại (1925)

 
Trong những năm thiếu thời và còn hay dễ bị tổn thương, cha tôi đã cho tôi một vài lời khuyên đã làm thay đổi tâm trí tôi đến tận bây giờ. "Khi nào con cảm thấy muốn phê phán một ai đó, hãy nhớ rằng không phải ai trên thế giới này cũng có những thuận lợi trong cuộc sống mà con có được."
 
 
Một nhận định bao quát thể hiện cái nhìn đầy nhân văn của Fitgerald trong tiểu thuyết vĩ đại của nước Mĩ.
 
Trạm đọc (Read Station) - dịch và tổng hợp
 
Tags: