Một câu chuyện hay có thể được ghi nhớ gấp 22 lần so với dữ kiện thông thường!
Một câu chuyện hay có thể được ghi nhớ gấp 22 lần so với dữ kiện thông thường!
Ngay từ thuở ấu thơ, bà và mẹ đã kể cho chúng ta nghe bao câu chuyện. Và sau bao nhieu năm, chúng ta vẫn còn nhớ như in truyện Thỏ và rùa, Cô bé quàng khăn đỏ, Tấm Cám. Thậm chí chúng ta còn có thể kể lại vanh vách các câu chuyện đó. Nhưng bạn có nhớ bài thuyết trình nào mà bạn đã được nghe vài năm trước không?
Nghệ Thuật Thuyết Trình Bằng Câu Chuyện
(4 lượt)

Tại sao một câu chuyện lại có khả năng ghi nhớ lâu như vậy?

 

1/ Câu chuyện tạo kết nối mạnh mẽ đến nhiều vùng ghi nhớ của não bộ

 

Câu chuyện dành riêng cho cộng đồng LGBT qua giọng hát của Trúc Nhân trong MV “Sáng mắt chưa?” đã thu hút 90 triệu lượt xem. MV này nhanh chóng trở thành hiện tượng, được mọi người “đua nhau” hát theo. Và trong MV, hình ảnh thương hiệu Tiki được xuất hiện rất khéo léo. 

Hình ảnh của nhân viên Tiki xuất hiện rất nhanh nhưng rất chỉn chu “ đập vào mắt” khán giả ngay tại thời khắc cao trào của câu chuyện. Chiếc ti vi là tình tiết mở nút thắt của câu chuyện và đẩy mọi người lên cảm giác hồi hộp đỉnh điểm. Một sự lồng ghép hết sức tự nhiên, ý nghĩa và dễ thương như chính giai điệu của ca khúc vậy. Video cũng để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả về thông điệp cuộc sống. 

Và rồi, mỗi lần khán giả nhớ về câu chuyện của chàng ca sĩ Trúc Nhân trong MV này, họ sẽ còn nhớ cả Tiki. Đó là một ca khúc nhiều ý nghĩa. Và đó có phải là cách Tiki để lại dấu ấn trong lòng mọi người không?

Chiến dịch quảng cáo của nhãn hàng Phô mai Con Bò Cười truyền cảm hứng cho chúng ta cười nhiều hơn và sống tích cực hơn mỗi ngày. Với thông điệp tiếng cười là liệu pháp giúp ta khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần, Phô mai Con Bò Cười lan tỏa sự lạc quan và truyền cảm hứng tích cực đến với mọi người trong thời điểm có nhiều biến chuyển. Một thông điệp ý nghĩa để giúp chúng ta mạnh mẽ hơn trong mùa Covid 2020. Chiến dịch nhận được vô số những phản hồi tích cực của mọi người. Tôi chắc chắn là bạn sẽ cười khi xem video này. Bạn biết lúc đó điều gì xảy ra trong não bộ của mình không? Endorphins được tiết ra nhiều hơn, giúp bạn thích thú và ghi nhớ câu chuyện lâu hơn.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy câu chuyện có khả năng tạo tác động kích thích lên bảy vùng của não bộ. Khi não bộ càng vận động nhiều thì khả năng tập trung và lưu giữ thông tin càng hiệu quả. 

Khi chúng ta lắng nghe một câu chuyện, các vùng xử lý dữ liệu của vỏ não bộ tiếp nhận thông tin, tạo cảm giác trải nghiệm thực tế cho người nghe. Khi nghe câu chuyện, nhiều người có thể ngay lập tức cười hoặc khóc và đôi khi hồi hộp như bản thân đang trong chính câu chuyện đó. Nghệ thuật kể chuyện sẽ tạo ra hàng loạt đường dẫn truyền thông tin, kích thích các chuỗi phản ứng hóa học giúp tạo ra những hormone có lợi cho não bộ, tăng cường khả năng kết nối, tập trung, ghi nhớ và lưu trữ thông tin. 

Các loại hormone chính có lợi sẽ được tạo thành trong não bộ là:

  • Cortisol: Đây là một loại chất hóa học báo hiệu cho não bộ chúng ta một điều gì đó xứng đáng được chú ý đến. Nó gây nên phản ứng căng thẳng cấp tính làm tăng thêm sự tập trung, chú ý của chúng ta. 
  • Dopamine: Tác động đến trí nhớ, quá trình học tập và lưu trữ thông tin. Khi chúng ta hứng thú với một điều gì đó thì lượng Dopamine sẽ tăng lên giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ hơn. 
  • Oxytocin: Đây là chất hóa học liên quan đến sự kết nối giữa con người. Nó ảnh hưởng đến kỹ năng tương tác xã hội và mức độ thân thiết của chúng ta đối với mọi người xung quanh. 
  • Endorphin: Tạo ra cảm giác hưng phấn, vui vẻ trong não bộ của chúng ta. Nó giúp chúng ta tránh khỏi buồn phiền và lo lắng. Endorphin được tạo khi chúng ta mỉm cười và tìm kiếm những điều thích thú. 

 

2/ Câu chuyện giúp tăng khả năng thuyết phục

 

Các câu chuyện thường đến từ những trải nghiệm thật của người thuyết trình hoặc nhân vật có thật nào đó. Việc chia sẻ những trải nghiệm thật sự của bản thân, giúp khán giả có lòng tin hơn và từ đó giúp diễn giả tăng khả năng thuyết phục. 

Khi nghe những câu chuyện khởi nghiệp đầy gian khó nhưng đã thành công của những người đi trước sẽ thuyết phục các bạn trẻ tự tin khởi nghiệp hơn. Họ chứng kiến những hình mẫu trước đó và họ tự tin đi theo. Tôi tin là trong cuộc sống, bạn vẫn hay kể những câu chuyện này để thuyết phục ai đó. Bạn có đang kể chuyện về trải nghiệm của bản thân để thuyết phục ai đó rằng: học bơi sẽ không khó như bạn nghĩ, leo núi sẽ thú vị thế nào, nấu ăn sẽ dễ dàng ra sao. Và thậm chí bạn còn kể cho người khác nghe việc bạn đã đi học ở đâu, khóa học đó có tốt không? Sản phẩm này bạn đã sử dụng như thế nào?

 

3/ Các câu chuyện tạo sự đồng cảm và truyền cảm hứng

 

Nhật Bản cử những người kể chuyện giỏi nhất để giành quyền đăng cai tổ chức Olympic. 

“Niềm đam mê trong bài thuyết trình của Nhật Bản đã giúp Tokyo giành quyền đăng cai Thế vận hội 2020” tờ Guardian của London đưa tin. 

Trái với những bài thuyết trình mang hình thức trang trọng kiểu Nhật trước đây, bài phát biểu giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic 2020 lại được thuyết trình theo phương pháp kể chuyện. 

45 phút thuyết trình là cả một câu chuyện dài được viết ra để khai thác tối đa cảm xúc của khán giả, mang lại cho họ thành công vang dội. Và nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện đã mang đến cho họ điều đó.

Điểm nhấn trong bài phát biểu được bắt đầu bằng câu chuyện đầy cảm hứng của vận động viên Sato. Một cô gái đam mê thể thao đã phải cưa chân vì căn bệnh ung thư. Thất vọng cùng cực, chán nản vô bờ, và những tưởng không vượt qua khỏi… Thế nhưng, một lần nữa, thể thao lại “cứu rỗi” cô, cho cô niềm hy vọng to lớn hơn. Những nỗ lực luyện tập chăm chỉ không ngừng nghỉ mang cho cô cơ hội đại diện quốc gia thi đấu trên những sàn đấu quốc tế quan trọng tại Athen, Bắc Kinh và London. 

Những tưởng mọi thứ dừng lại ở đó, nhưng đợt sóng thần năm 2011 đã phá hủy tất cả, trong đó có ngôi làng của gia đình cô. Sato và nhóm hơn 200 vận động viên đã cùng nhau tham gia vào trận chiến “sau sóng thần”. Hơn 1.000 chuyến viếng thăm đến khu vực sóng thần, mang hàng cứu trợ, thăm hỏi, động viên và đem đến hy vọng cho bao người. Và điều may mắn là gia đình cô vẫn sống sót qua thảm họa. 

“Chỉ khi đó, tôi mới thấy được sức mạnh thật sự của thể thao. Thể thao mang cho tôi những giấc mơ và nụ cười”, cô chia sẻ. 

Niềm đam mê thể thao của Sato và niềm đam mê trong bài thuyết trình bằng câu chuyện của Nhật Bản là phần quan trọng giúp họ giành quyền đăng cai Thế vận hội 2020. 

—---------

Tác giả Bùi Thị Ngọc Thu và cuốn sách "Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện"

Cuốn sách “Story Telling: Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện” của tác giả Bùi Thị Ngọc Thu là sự kết hợp đầy tương phản nhưng lại bổ sung mạnh mẽ cho nhau giữa tư duy lý trí và khoa học xúc cảm. Cuốn sách đã mở ra những quan điểm mới mẻ về thuyết trình bằng câu chuyện - phương pháp thuyết trình tối ưu nhất. 

Dù bạn là CEO, lãnh đạo doanh nghiệp; Startup muốn thuyết phục nhà đầu tư, khách hàng; những nhà quản lý doanh nghiệp; nhà đào tạo, diễn giả; người làm truyền thông hay chỉ đơn giản là bạn muốn phát triển bản thân, “Story Telling: Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện” sẽ giúp bạn tìm được giải pháp cho các vấn đề: 

  • Làm thế nào để trình bày thuyết phục trước cấp trên, đối tác và khách hàng?
  • Làm thế nào để tạo động lực và thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên?
  • Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng cho chính công việc kinh doanh của bạn?
  • Làm thế nào để lan tỏa ý tưởng?
  • Làm thế nào để tạo những thông điệp kết dính?

Với “Story Telling: Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện”, bạn sẽ biết cách thuyết phục cả thế giới theo cách riêng của mình.

Tags: