Khi cùng Melina đi nghỉ xuân, tôi khuyên cô ấy mang theo quyển sách viết về loài người của Yuval Noah Harari: tam dịch: “Lược sử loài người”). Tôi vừa mới đọc xong cuốn sách và muốn thảo luận với cô ấy chết đi được bởi nó quá kích thích và gợi ra quá nhiều nghi vấn về lịch sử loài người, nên tôi đoán chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận tuyệt vời tại bàn ăn tối. Và cuốn sách đã không làm tôi thất vọng. Thực tế, trong vài tuần sau khi trở về từ kì nghỉ, chúng tôi vẫn còn thảo luận về cuốn sách.
>> Xem thêm: Giới thiệu cuốn sách "Sapiens" - Tại sao loài người thống trị trái đất
Harari, một sử gia người Israel, đảm nhiệm một thử thách khó nhằn: kể lại toàn bộ lịch sử của loài người chỉ trong 400 trang giấy. Tôi luôn hâm mộ những nhà văn nỗ lực kết nối những chấm nhỏ và làm sáng tỏ những góc khuất của lịch sử. Dường như không ai có thể làm việc này giỏi hơn David Christian với bài diễn thuyết Lịch sử Vĩ đại, cô đọng 13,7 tỉ năm lịch sử, từ thời điểm vụ nổ Big Bang đến những khuôn mẫu sắp xếp trải dài từ sinh học, vật lý, nhân học rồi khoa học tự nhiên. Dù Harari tự giới hạn mình trong khoảng thời gian nhỏ hơn, chỉ 70,000 năm trở lại đây trong lịch sử loài người, thì công việc của ông cũng không dễ dàng hơn. Ông đang cố gắng giải thích lý do tại sao chúng ta, Homo sapiens (tiếng Latin, nghĩa là “người tinh khôn”), đến thống trị Trái Đất này và điều gì đang đợi loài người trong tương lai.
Phần lớn loài người đều tự cho rằng chúng ta luôn là giống loài làm chủ, là bá chủ của những loài khác. Nhưng Harari nhắc nhở rằng rất lâu trước khi chúng ta xây được kim tự tháp, viết được những bản nhạc giao hưởng, đi bộ trên mặt trăng, thì ta chẳng có gì đặc biệt cả. “Phần hiểu biết quan trọng nhất về người tiền sử”, Harari viết, “là họ từng là một loài vật tầm thường không hề gây bất kì ảnh hưởng nào đến môi trường quanh họ, không hơn những chú gorillas, đàn đom đóm, hay lũ sứa.”
Một trăm ngàn năm trước, Người hiện đại chỉ là một trong nhiều giống người khác nhau, tất cả đều tham gia cuộc chiến tranh giành ưu thế. Giống việc ngày nay chúng ta vẫn thấy những chủng gấu hoặc lợn đa dạng, hồi đó cũng có nhiều giống người khác nhau. Trong khi giống loài tổ tiên của ta hầu hết đều sống ở Đông Phi, họ hàng Homo Neanderthalensis, thường được biết đến là người Neanderthals, lại đang sinh sống Châu Âu. Một loài khác, Homo Erectus, sống phổ biến ở Châu Á, còn quần đảo Java là ngôi nhà của loài Homo Soloensis.
Mỗi loài đều thích nghi với môi trường riêng của mình. Một số với kích thước to lớn là những kẻ đi săn đáng sợ, trong khi những loài thấp lùn khác sống bằng việc hái lượm. Dù có sự khác biệt giữa các loài này thì vẫn có những bằng chứng rõ ràng chứng minh việc giao phối giữa chúng. Các nhà khoa học đã lập bản đồ gen của người Neanderthal, và phát hiện ra rằng tổ tiên người châu Âu ngày nay có tỉ lệ rất nhỏ gen lưu lại từ tổ tiên Neanderthal của họ. (Điều này sẽ tạo ra rất nhiều nhánh thú vị trên gia phả của nhiều gia đình!) Dĩ nhiên thì ngày nay chỉ còn lại một giống người vẫn đang tồn tại.
Những giống khác cũng có kích thước não bộ lớn, nhưng điều khiến Người hiện đại thành công là ở chỗ chúng ta có khả năng hợp tác theo quy mô rộng. Ta biết cách tự tổ chức thành các quốc gia, công ty, tín ngưỡng cho chúng ta sức mạnh hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp. Khái niệm “cách mạng nhận thức” của Harari nhắc tôi về khái niệm “học hỏi tập thể” của David Christian trong cuốn Big History (Tạm dịch: Lịch sử Vĩ đại), làm cách nào để kỹ năng chia sẻ, lưu trữ và xây dựng dữ liệu thực sự chứng tỏ chúng ta là loài người và cho phép ta phát triển.
Điều đặc biệt về những ghi chép của Harari là việc ông tập trung vào sức mạnh của những câu chuyện và truyền thuyết để kết nối mọi người với nhau. Dĩ nhiên là khỉ đầu chó, chó sói và những loài vật khác cũng được biết đến về khả năng tập hợp thành bầy đàn, nhưng những đàn này được xác định bởi các mối quan hệ xã hội chặt chẽ, giới hạn đàn lại một con số rất nhỏ. Còn người tinh khôn thì có khả năng đặc biệt trong việc đoàn kết hàng triệu kẻ xa lạ xung quanh một thần thoại thông thường. Những ý tưởng như sự tự do, quyền con người, Chúa, pháp luật và chủ nghĩa tư bản tồn tại trong tưởng tượng của ta, chúng có thể đoàn kết ta thành một khối và thúc đẩy mọi người hợp tác trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Dù rất thích cuốn sách, tôi vẫn phải nói về nhiều điểm bất đồng xuất hiện ở đây. Ví dụ như khi Harari tìm cách chứng minh rằng cuộc cách mạng nông nghiệp là một trong những sai lầm lớn nhất của lịch sử loài người. Đúng thế, nó giúp cho các nền văn minh phát triển, nhưng xét trên một khía cạnh riêng biệt, ông viêt, chúng ta sống tốt hơn khi còn là loài săn bắn-hái lượm. Là một nông dân, con người phải làm việc vất vả hơn, đổi lại, họ có được bữa ăn tệ hơn hồi còn là loài tàn phá. Xã hội nông nghiệp còn tạo ra giai cấp xã hội, trong đó phần lớn phải làm việc vất vả để làm thỏa mãn một bộ phận thống trị.Đây rõ ràng là một luận điểm thú vị, nhưng vẫn chưa thuyết phục được tôi. Trước tiên, việc tranh luận rằng săn bắn hái lượm thì hạnh phúc hơn làm nông nghiệp tạo ra nhiều hơn một lựa chọn. Con người không thể quay ngược thời gian để bắt đầu lại từ vị thế của những kẻ săn bắn hái lượm, và ta cũng không thể tiến hành thí nghiệm để chứng minh cuộc sống theo cách này tốt hơn cách kia.
Tiếp theo, tôi nghĩ rằng Harari đã đánh giá thấp những nguy cơ của việc săn bắn hái lượm. Ông giả thuyết rằng cái chết và tỉ lệ bạo lực trong thời săn bắn hái lượm thấp hơn nhiều so với thời gian từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng nguyên nhân thực tế khiến bạo lực gia tăng là việc tranh giành các nguồn tài nguyên. Xã hội nông nghiệp có thể giúp nhiều người cùng sống trong một đơn vị diện tích hơn xã hội săn bắn hái lượm. Để giữ cho mật độ dân số luôn ở mức thấp, xung đột chắc chắn sẽ xảy ra giữa các nhóm sắn bắn hái lượm. Cuối cùng là việc gọi quá trình chuyển biến sang nông nghiệp là một “lỗi lầm” mà không đề cập đến một sự thật là xã hội nông nghiệp có khả năng chuyên môn hóa, dẫn đến chữ viết, các công nghệ mới, và nghệ thuật – tất cả những điều ta coi trọng ngày nay.
Tuy thế, tôi vẫn sẽ giới thiệu quyển sách này tới những ai hứng thú với một cái nhìn vui nhộn, thú vị vào lịch sử loài người. Giống như cuốn Lịch sử Vĩ đại, nó để lại cho tôi một cấu trúc lịch sử quá ư hại não mà tôi có thể tiếp tục xây dựng khi hiểu biết nhiều hơn. Cùng với đó, Harari kể câu chuyện lịch sử của chúng ta bằng một cách dễ tiếp cận, khiến bạn rất khó để bỏ nó xuống một khi đã cầm lên. Ông sử dụng thứ ngôn ngữ sinh động, những bức ảnh, biểu đồ để minh họa cho quan điểm của mình. Ông cũng là một nhà văn nhanh nhạy, khéo léo dệt nên câu chuyện lịch sử thú vị như tầm quan trọng của món dưa bắp cải trong việc thăm dò biển, tại sao những chữ viết sớm nhất mà ta biết (xuất hiện từ 5,000 năm trước) lại có phần kém hấp dẫn như vậy.
Tôi cho rằng nhiều độc giả sẽ thấy phần cuối cuốn sách này đặc biệt cuốn hút. Sau khi kết nối hàng ngàn năm lịch sử, Harari trở nên triết lý hơn khi viết về giống loài chúng ta ngày nay và chúng ta có thể sống như thế nào trong tương lai. Ông thắc mắc rằng trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật di truyền và những công nghệ khác sẽ thay đổi cuộc sống chúng ta như thế nào.
Yuval Noah Harari đã đặt ra một số vấn đề cơ bản về hạnh phúc. Trong khoảng thời gian tiến hóa thành người tinh khôn, lúc nào con người hạnh phúc nhất: khi đi săn voi ma-mút hay khi đi cày ruộng? Có lẽ việc tôn kính Chúa cũng giống như nỗi sợ trong thời Trung cổ? Cơ bản hơn là câu hỏi: Về mặt giống loài, chúng ta là gì? Chúng ta rồi sẽ đi đến đâu?
Những câu hỏi lớn này cũng lâu đời như lịch sử loài chúng ta. Sau khi kết thúc quyển sách, tôi không nghi ngờ gì rằng bạn cũng sẽ như tôi, tìm đến một vài người tinh khôn để cùng tìm cách trả lời những câu hỏi này.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Gatesnotes